- Về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: Tổ chức góp ý, thẩm định hơn 123 văn bản do các bộ, ngành trung ương, Đoàn đại biểu quốc hội Thành phố và các sở, ngành, quận, huyện, các cơ quan đơn vị trên địa bàn Thành phố soạn thảo; lấy ý kiến, ban hành 23 văn bản quy phạm pháp luật; tự kiểm tra 23 quyết định là văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân Thành phố; tiếp nhận và thực hiện kiểm tra 41 văn bản quy phạm pháp luật được Ủy ban nhân dân các quận, huyện gửi đến.
- Về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật: Tổ chức 2.345 hội nghị tuyên truyền pháp luật trực tuyến và trực tiếp cho hơn 290.267 lượt người tham dự; tổ chức 19 cuộc thi thu hút 72.120 lượt người dự thi; biên soạn, phát hành 1.729.271 tài liệu tuyên truyền pháp luật (trong đó có 6.518 tài liệu đăng tải trên internet).
- Về đánh giá tiêu chí công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Đối Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, có 30/30 quận, huyện, thị xã tổ chức tự đánh giá, chấm điểm đánh giá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong đó, 29/30 quận, huyện, thị xã xếp loại Xuất sắc đạt tỷ lệ 96,67%; 01/30 quận, huyện, thị xã xếp loại Tốt đạt tỷ lệ 3,33%.
- Về công tác hòa giải ở cơ sở: Toàn Thành phố có 4.951 tổ hòa giải với tổng số 32.234 hòa giải viên. Trong 06 tháng đầu năm, Thành phố đã tiếp nhận tổng số 1.949 vụ việc, số vụ hòa giải thành là 1.460 vụ, đạt tỷ lệ 81%, số vụ việc chưa giải quyết xong là 158 vụ.
- Kết quả thực hiện các quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật: Thành phố hiện có 557/579 xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đạt tỷ lệ 96,2%. Trong đó, nhiều quận, huyện có số phường, xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đạt tỷ lệ 100%.
- Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính: Để triển khai đồng bộ, hiệu quả công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn Thành phố năm 2022, Thành phố đã tổ chức tập huấn kỹ năng xử phạt vi phạm hành chính cho hơn 1.000 cán bộ, công chức là chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và cán bộ, công chức được phân công thiết lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn Thành phố. Tiến hành kiểm tra thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực trật tự xây dựng tại Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã: Thanh Xuân, Tây Hồ, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, thị xã Sơn Tây.
- Công tác theo dõi thi hành pháp luật: Năm 2022, Thành phố đã lựa chọn ba lĩnh vực trọng tâm gồm: Thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động trong bối cảnh dịch Covid-19; về lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước; về quản lý, sử dụng nhà chung cư. Tiến hành điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật về quản lý, sử dụng nhà chung cư tại các đơn vị: Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân các quận: Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hoàng Mai, Hà Đông.
- Việc tổng kết thi hành Luật Thủ đô và đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi): Xây dựng xong báo cáo Tổng kết thi hành Luật Thủ đô và đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) trên cơ sở tích hợp hai dự thảo Báo cáo tổng kết thi hành Luật Thủ đô và Báo cáo tổng hợp đề xuất chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi). Báo cáo đã đánh giá toàn diện tình hình tổ chức thi hành Luật Thủ đô, những khó khăn, vướng mắc về thực tiễn và những tồn tại, hạn chế về thể chế, pháp luật trong tổ chức thi hành Luật. Báo cáo cũng đã đề xuất 16 nội dung trên các lĩnh vực để đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô với nhiều giải pháp, chính sách có tính chất đặc thù, đột phá để xây dựng, phát triển Thủ đô. Hoàn thành Báo cáo đánh giá tác động của chính sách Luật Thủ đô (sửa đổi), Đề cương dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) gửi Bộ Tư pháp.
- Tình hình thực hiện nhiệm vụ về cải thiện điểm số và duy trì thứ hạng chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật (chỉ số B1): Từ ngày 01/01/2022 đến 31/5/2022, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành ba văn bản liên quan trực tiếp đến đầu tư kinh doanh; 15 quyết định công bố thủ tục hành chính, 05 quyết định công bố quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính; Trong đó đáng chú ý có Quyết định số 1005/QĐ-UBND ngày 24/03/2022 về việc thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giả quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã thông qua đơn giản hóa 22 thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến đầu tư kinh doanh.
- Về công tác hộ tịch: Rà soát, cập nhật thông tin đăng ký khai sinh, xác định quốc tịch của trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài, bảo đảm quyền được đăng ký khai sinh, đăng ký cư trú, quyền cơ bản về học tập, khám chữa bệnh đối với trẻ em; rà soát người không quốc tịch, người chưa xác định được quốc tịch, người không có giấy tờ tùy thân; ghi chú hộ tịch, xóa đăng ký thường trú các trường hợp thôi quốc tịch Việt Nam. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Đề án cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc của Bộ Tư pháp về số hóa sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch; rà soát, thu thập, thống kê các loại Sổ hộ tịch để cập nhật, chuyển đổi vào phần mềm dùng chung của Bộ Tư pháp.
- Về lĩnh vực chứng thực: Ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết triển khai chứng thực bản sao điện tử; triển khai ký số kết quả thủ tục hành chính; tổ chức tập huấn hướng dẫn chứng thực bản sao điện tử, ký số kết quả thủ tục hành chính và sử dụng Cổng dịch vụ công quốc gia; xây dựng 02 video hướng dẫn thực hiện chứng thực bản sao điện tử cho công dân và công chức. Tính đến ngày 16/6/2022 đã có 16/30 quận, huyện triển khai chứng thực bản sao điện tử.
- Công tác nuôi con nuôi, quốc tịch: Tổ chức triển khai thi hành các quy định pháp luật trong việc ghi chép, sử dụng, quản lý và lưu trữ sổ, mẫu giấy tờ, hồ sơ nuôi con nuôi. Thông báo trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp và Trang thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật Thành phố, Chuyên trang Pháp luật và Xã hội - Báo Kinh tế và Đô thị, niêm yết tại trụ sở của Sở Tư pháp 04 trường hợp tìm gia đình thay thế cho trẻ em; trình Ủy ban nhân dân Thành phố 02 hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi và 01 hồ sơ trở lại quốc tịch Việt Nam; hướng dẫn 04 công dân bổ sung hồ sơ quốc tịch.
- Về triển khai Đề án 06 “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn 2030”: Thành phố đã triển khai xây dựng quy trình đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, đăng ký khai tử, quy trình thực hiện thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp trên Cổng dịch vụ công, một cửa điện tử Thành phố, tích hợp, chia sẻ với Cổng dịch vụ công quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư.
- Công tác lý lịch tư pháp: Trong 06 tháng đầu năm 2022, Sở Tư pháp đã tiếp nhận và giải quyết yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp của 31.604 lượt công dân, đã giải quyết xong và cấp được 31.253 phiếu lý lịch tư pháp cho công dân. Số Phiếu Lý lịch tư pháp cấp sớm và đúng thời hạn quy định chiếm tỷ lệ 97%; trong đó: số Phiếu Lý lịch tư pháp cấp sớm hơn thời hạn quy định chiếm 0.2%, số Phiếu Lý lịch tư pháp cấp đúng hạn chiếm tỷ lệ 96.8%. Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính là 6.588 hồ sơ; hồ sơ công dân chuyển kết quả về nhà qua dịch vụ bưu chính: 9.012 hồ sơ.
- Công tác bồi thường nhà nước: Ủy ban nhân dân Thành phố đã triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác bồi thường nhà nước năm 2022; tổ chức tập huấn bồi dưỡng kỹ năng giải quyết bồi thường nhà nước cho hơn 300 cán bộ, công chức được phân công làm công tác bồi thường nhà nước trên địa bàn Thành phố; ban hành và thực hiện kế hoạch kiểm tra công tác bồi thường nhà nước đối với 04 đơn vị; xây dựng dự thảo quy chế phối hợp liên ngành về công tác bồi thường nhà nước.
- Công tác quản lý luật sư: Tổng số tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn Thành phố đến nay là 1.571 tổ chức, với 4.933 luật sư hành nghề. Từ đầu năm 2022 đến nay, đã kết nạp thêm: 109 luật sư; số lượng người tập sự hành nghề luật sư là 3.838 người; thực hiện đăng ký hoạt động cho 44 tổ chức hành nghề luật sư; thay đổi nội dung đăng ký hoạt động cho 80 tổ chức hành nghề luật sư; tiếp nhận 84 trường hợp đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư.
- Công tác quản lý hoạt động công chứng: Trên địa bàn Thành phố hiện có 122 tổ chức hành nghề công chứng (10 Phòng công chứng và 112 Văn phòng công chứng) với 433 công chứng viên. Sở Tư pháp đã đăng tải 708 thông tin ngăn chặn và giải tỏa ngăn chặn theo đề nghị của các cơ quan, đơn vị và giải quyết 51 đơn kiến nghị, đề nghị của công dân liên quan đến việc thông tin ngăn chặn; cấp thẻ công chứng viên cho 23 trường hợp; thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động cho 69 tổ chức; tiếp nhận, đăng ký tập sự 94 trường hợp; thay đổi công chứng viên hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng cho 03 trường hợp; tiếp nhận 56 hồ sơ đăng ký dự thi kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng; xóa đăng ký hành nghề và thu hồi thẻ công chứng viên đối với 59 trường hợp; đề nghị Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên cho 04 trường hợp. Các Phòng công chứng đã công chứng được 23.330 việc, tổng số phí công chứng thu được 17.345.782.000 đồng, nộp ngân sách nhà nước 5.384.515.000 đồng.
- Lĩnh vực đấu giá tài sản: Trên địa bàn Thành phố có 118 tổ chức hành nghề đấu giá với 296 đấu giá viên. Sở Tư pháp đã cấp giấy đăng ký hoạt động cho 01 chi nhánh và 02 doanh nghiệp đấu giá tài sản; thay đổi nội dung đăng ký hoạt động cho 30 tổ chức hành nghề đấu giá tài sản; cấp thẻ đấu giá viên cho 30 trường hợp; cấp lại thẻ đấu giá viên cho 02 trường hợp; ghi tên vào danh sách đăng ký kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá đối với 14 trường hợp; thường xuyên rà soát danh sách các tổ chức hành nghề đấu giá và cập nhật danh sách đấu giá viên hành nghề trên địa bàn Thành phố.
- Công tác trợ giúp pháp lý: Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước đã tiếp 50 lượt người thuộc diện được trợ giúp pháp lý với 39 việc và 11 vụ việc; tổ chức thực hiện 230 cuộc truyền thông về trợ giúp pháp lý và tư vấn pháp luật tại các xã, phường, thị trấn, trường học và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn các quận, huyện thuộc Thành phố Hà Nội, đã thu hút được 16.676 lượt người tham dự, tư vấn trực tiếp cho 2.914 lượt người với 2.914 việc. Cử trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng để bào chữa hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 748 lượt người trong 748 vụ việc tăng 44,9% so với cùng kỳ năm 2021. Số vụ việc tham gia tố tụng kết thúc từ 15/12/2021 đến 14/6/2022 là 422 vụ, đang thực hiện 895 vụ.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng: Tiếp 607 lượt công dân; tiếp nhận 184 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết là 180 đơn đã chuyển đơn và hướng dẫn công dân gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định.
Tiếp tục phát huy những kết quả nổi bật trên, Thành phố đặt ra 04 giải pháp với mục tiêu hoàn thành suất xắc nhiệm vụ năm 2022, cụ thể như sau:
Thứ nhất, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, bám sát chỉ đạo của Bộ Tư pháp và Thành ủy; trong đó chú trọng bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, chủ đề công tác năm: “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” của Thành phố, chỉ đạo quyết liệt thực hiện các kế hoạch công tác; kịp thời chỉ đạo hướng dẫn, giải đáp các kiến nghị, khó khăn, vướng mắc, xử lý những vấn đề phát sinh từ cơ sở. Chú trọng thực hiện tốt công tác giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ công dân, triển khai hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, thực hiện nghiêm công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, qua đó giúp người dân tin tưởng, đồng thuận với các hoạt động, công tác quản lý điều hành của các cơ quan nhà nước.
Thứ hai, tiếp tục quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức; bố trí đội ngũ công chức, viên chức hợp lý, phù hợp vị trí việc làm để phát huy tốt năng lực công tác của từng cá nhân; xây dựng cơ chế huy động và tận dụng mọi nguồn lực ngoài ngành để tham gia vào công tác tư pháp 06 tháng cuối năm 2022 và những năm tiếp theo.
Thứ ba, đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chỉ đạo điều hành, chất lượng công tác trên các lĩnh vực; tập trung xây dựng, hoàn thiện các quy trình công việc, chuẩn hóa, đơn giản hóa các thủ tục hành chính; xây dựng, nâng cao tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; xây dựng cơ sở dữ liệu trong các lĩnh vực công tác của Ngành.
Thứ tư, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đổi mới lề lối làm việc; thực hiện nghiêm công tác đánh giá, xếp loại công chức, viên chức hàng tháng; tiếp tục cắt giảm và kết hợp một cách hợp lý số lượng các cuộc họp, hội nghị; phát huy hiệu quả các công cụ quản lý, kiểm tra, thanh tra; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; xử lý nghiêm các biểu hiện tiêu cực, các vi phạm trong giải quyết yêu cầu của người dân; đề cao, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
- Về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật: Tổ chức 2.345 hội nghị tuyên truyền pháp luật trực tuyến và trực tiếp cho hơn 290.267 lượt người tham dự; tổ chức 19 cuộc thi thu hút 72.120 lượt người dự thi; biên soạn, phát hành 1.729.271 tài liệu tuyên truyền pháp luật (trong đó có 6.518 tài liệu đăng tải trên internet).
- Về đánh giá tiêu chí công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Đối Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, có 30/30 quận, huyện, thị xã tổ chức tự đánh giá, chấm điểm đánh giá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong đó, 29/30 quận, huyện, thị xã xếp loại Xuất sắc đạt tỷ lệ 96,67%; 01/30 quận, huyện, thị xã xếp loại Tốt đạt tỷ lệ 3,33%.
- Về công tác hòa giải ở cơ sở: Toàn Thành phố có 4.951 tổ hòa giải với tổng số 32.234 hòa giải viên. Trong 06 tháng đầu năm, Thành phố đã tiếp nhận tổng số 1.949 vụ việc, số vụ hòa giải thành là 1.460 vụ, đạt tỷ lệ 81%, số vụ việc chưa giải quyết xong là 158 vụ.
- Kết quả thực hiện các quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật: Thành phố hiện có 557/579 xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đạt tỷ lệ 96,2%. Trong đó, nhiều quận, huyện có số phường, xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đạt tỷ lệ 100%.
- Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính: Để triển khai đồng bộ, hiệu quả công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn Thành phố năm 2022, Thành phố đã tổ chức tập huấn kỹ năng xử phạt vi phạm hành chính cho hơn 1.000 cán bộ, công chức là chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và cán bộ, công chức được phân công thiết lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn Thành phố. Tiến hành kiểm tra thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực trật tự xây dựng tại Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã: Thanh Xuân, Tây Hồ, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, thị xã Sơn Tây.
- Công tác theo dõi thi hành pháp luật: Năm 2022, Thành phố đã lựa chọn ba lĩnh vực trọng tâm gồm: Thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động trong bối cảnh dịch Covid-19; về lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước; về quản lý, sử dụng nhà chung cư. Tiến hành điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật về quản lý, sử dụng nhà chung cư tại các đơn vị: Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân các quận: Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hoàng Mai, Hà Đông.
- Việc tổng kết thi hành Luật Thủ đô và đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi): Xây dựng xong báo cáo Tổng kết thi hành Luật Thủ đô và đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) trên cơ sở tích hợp hai dự thảo Báo cáo tổng kết thi hành Luật Thủ đô và Báo cáo tổng hợp đề xuất chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi). Báo cáo đã đánh giá toàn diện tình hình tổ chức thi hành Luật Thủ đô, những khó khăn, vướng mắc về thực tiễn và những tồn tại, hạn chế về thể chế, pháp luật trong tổ chức thi hành Luật. Báo cáo cũng đã đề xuất 16 nội dung trên các lĩnh vực để đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô với nhiều giải pháp, chính sách có tính chất đặc thù, đột phá để xây dựng, phát triển Thủ đô. Hoàn thành Báo cáo đánh giá tác động của chính sách Luật Thủ đô (sửa đổi), Đề cương dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) gửi Bộ Tư pháp.
- Tình hình thực hiện nhiệm vụ về cải thiện điểm số và duy trì thứ hạng chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật (chỉ số B1): Từ ngày 01/01/2022 đến 31/5/2022, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành ba văn bản liên quan trực tiếp đến đầu tư kinh doanh; 15 quyết định công bố thủ tục hành chính, 05 quyết định công bố quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính; Trong đó đáng chú ý có Quyết định số 1005/QĐ-UBND ngày 24/03/2022 về việc thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giả quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã thông qua đơn giản hóa 22 thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến đầu tư kinh doanh.
- Về công tác hộ tịch: Rà soát, cập nhật thông tin đăng ký khai sinh, xác định quốc tịch của trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài, bảo đảm quyền được đăng ký khai sinh, đăng ký cư trú, quyền cơ bản về học tập, khám chữa bệnh đối với trẻ em; rà soát người không quốc tịch, người chưa xác định được quốc tịch, người không có giấy tờ tùy thân; ghi chú hộ tịch, xóa đăng ký thường trú các trường hợp thôi quốc tịch Việt Nam. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Đề án cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc của Bộ Tư pháp về số hóa sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch; rà soát, thu thập, thống kê các loại Sổ hộ tịch để cập nhật, chuyển đổi vào phần mềm dùng chung của Bộ Tư pháp.
- Về lĩnh vực chứng thực: Ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết triển khai chứng thực bản sao điện tử; triển khai ký số kết quả thủ tục hành chính; tổ chức tập huấn hướng dẫn chứng thực bản sao điện tử, ký số kết quả thủ tục hành chính và sử dụng Cổng dịch vụ công quốc gia; xây dựng 02 video hướng dẫn thực hiện chứng thực bản sao điện tử cho công dân và công chức. Tính đến ngày 16/6/2022 đã có 16/30 quận, huyện triển khai chứng thực bản sao điện tử.
- Công tác nuôi con nuôi, quốc tịch: Tổ chức triển khai thi hành các quy định pháp luật trong việc ghi chép, sử dụng, quản lý và lưu trữ sổ, mẫu giấy tờ, hồ sơ nuôi con nuôi. Thông báo trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp và Trang thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật Thành phố, Chuyên trang Pháp luật và Xã hội - Báo Kinh tế và Đô thị, niêm yết tại trụ sở của Sở Tư pháp 04 trường hợp tìm gia đình thay thế cho trẻ em; trình Ủy ban nhân dân Thành phố 02 hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi và 01 hồ sơ trở lại quốc tịch Việt Nam; hướng dẫn 04 công dân bổ sung hồ sơ quốc tịch.
- Về triển khai Đề án 06 “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn 2030”: Thành phố đã triển khai xây dựng quy trình đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, đăng ký khai tử, quy trình thực hiện thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp trên Cổng dịch vụ công, một cửa điện tử Thành phố, tích hợp, chia sẻ với Cổng dịch vụ công quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư.
- Công tác lý lịch tư pháp: Trong 06 tháng đầu năm 2022, Sở Tư pháp đã tiếp nhận và giải quyết yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp của 31.604 lượt công dân, đã giải quyết xong và cấp được 31.253 phiếu lý lịch tư pháp cho công dân. Số Phiếu Lý lịch tư pháp cấp sớm và đúng thời hạn quy định chiếm tỷ lệ 97%; trong đó: số Phiếu Lý lịch tư pháp cấp sớm hơn thời hạn quy định chiếm 0.2%, số Phiếu Lý lịch tư pháp cấp đúng hạn chiếm tỷ lệ 96.8%. Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính là 6.588 hồ sơ; hồ sơ công dân chuyển kết quả về nhà qua dịch vụ bưu chính: 9.012 hồ sơ.
- Công tác bồi thường nhà nước: Ủy ban nhân dân Thành phố đã triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác bồi thường nhà nước năm 2022; tổ chức tập huấn bồi dưỡng kỹ năng giải quyết bồi thường nhà nước cho hơn 300 cán bộ, công chức được phân công làm công tác bồi thường nhà nước trên địa bàn Thành phố; ban hành và thực hiện kế hoạch kiểm tra công tác bồi thường nhà nước đối với 04 đơn vị; xây dựng dự thảo quy chế phối hợp liên ngành về công tác bồi thường nhà nước.
- Công tác quản lý luật sư: Tổng số tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn Thành phố đến nay là 1.571 tổ chức, với 4.933 luật sư hành nghề. Từ đầu năm 2022 đến nay, đã kết nạp thêm: 109 luật sư; số lượng người tập sự hành nghề luật sư là 3.838 người; thực hiện đăng ký hoạt động cho 44 tổ chức hành nghề luật sư; thay đổi nội dung đăng ký hoạt động cho 80 tổ chức hành nghề luật sư; tiếp nhận 84 trường hợp đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư.
- Công tác quản lý hoạt động công chứng: Trên địa bàn Thành phố hiện có 122 tổ chức hành nghề công chứng (10 Phòng công chứng và 112 Văn phòng công chứng) với 433 công chứng viên. Sở Tư pháp đã đăng tải 708 thông tin ngăn chặn và giải tỏa ngăn chặn theo đề nghị của các cơ quan, đơn vị và giải quyết 51 đơn kiến nghị, đề nghị của công dân liên quan đến việc thông tin ngăn chặn; cấp thẻ công chứng viên cho 23 trường hợp; thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động cho 69 tổ chức; tiếp nhận, đăng ký tập sự 94 trường hợp; thay đổi công chứng viên hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng cho 03 trường hợp; tiếp nhận 56 hồ sơ đăng ký dự thi kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng; xóa đăng ký hành nghề và thu hồi thẻ công chứng viên đối với 59 trường hợp; đề nghị Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên cho 04 trường hợp. Các Phòng công chứng đã công chứng được 23.330 việc, tổng số phí công chứng thu được 17.345.782.000 đồng, nộp ngân sách nhà nước 5.384.515.000 đồng.
- Lĩnh vực đấu giá tài sản: Trên địa bàn Thành phố có 118 tổ chức hành nghề đấu giá với 296 đấu giá viên. Sở Tư pháp đã cấp giấy đăng ký hoạt động cho 01 chi nhánh và 02 doanh nghiệp đấu giá tài sản; thay đổi nội dung đăng ký hoạt động cho 30 tổ chức hành nghề đấu giá tài sản; cấp thẻ đấu giá viên cho 30 trường hợp; cấp lại thẻ đấu giá viên cho 02 trường hợp; ghi tên vào danh sách đăng ký kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá đối với 14 trường hợp; thường xuyên rà soát danh sách các tổ chức hành nghề đấu giá và cập nhật danh sách đấu giá viên hành nghề trên địa bàn Thành phố.
- Công tác trợ giúp pháp lý: Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước đã tiếp 50 lượt người thuộc diện được trợ giúp pháp lý với 39 việc và 11 vụ việc; tổ chức thực hiện 230 cuộc truyền thông về trợ giúp pháp lý và tư vấn pháp luật tại các xã, phường, thị trấn, trường học và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn các quận, huyện thuộc Thành phố Hà Nội, đã thu hút được 16.676 lượt người tham dự, tư vấn trực tiếp cho 2.914 lượt người với 2.914 việc. Cử trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng để bào chữa hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 748 lượt người trong 748 vụ việc tăng 44,9% so với cùng kỳ năm 2021. Số vụ việc tham gia tố tụng kết thúc từ 15/12/2021 đến 14/6/2022 là 422 vụ, đang thực hiện 895 vụ.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng: Tiếp 607 lượt công dân; tiếp nhận 184 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết là 180 đơn đã chuyển đơn và hướng dẫn công dân gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định.
Tiếp tục phát huy những kết quả nổi bật trên, Thành phố đặt ra 04 giải pháp với mục tiêu hoàn thành suất xắc nhiệm vụ năm 2022, cụ thể như sau:
Thứ nhất, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, bám sát chỉ đạo của Bộ Tư pháp và Thành ủy; trong đó chú trọng bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, chủ đề công tác năm: “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” của Thành phố, chỉ đạo quyết liệt thực hiện các kế hoạch công tác; kịp thời chỉ đạo hướng dẫn, giải đáp các kiến nghị, khó khăn, vướng mắc, xử lý những vấn đề phát sinh từ cơ sở. Chú trọng thực hiện tốt công tác giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ công dân, triển khai hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, thực hiện nghiêm công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, qua đó giúp người dân tin tưởng, đồng thuận với các hoạt động, công tác quản lý điều hành của các cơ quan nhà nước.
Thứ hai, tiếp tục quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức; bố trí đội ngũ công chức, viên chức hợp lý, phù hợp vị trí việc làm để phát huy tốt năng lực công tác của từng cá nhân; xây dựng cơ chế huy động và tận dụng mọi nguồn lực ngoài ngành để tham gia vào công tác tư pháp 06 tháng cuối năm 2022 và những năm tiếp theo.
Thứ ba, đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chỉ đạo điều hành, chất lượng công tác trên các lĩnh vực; tập trung xây dựng, hoàn thiện các quy trình công việc, chuẩn hóa, đơn giản hóa các thủ tục hành chính; xây dựng, nâng cao tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; xây dựng cơ sở dữ liệu trong các lĩnh vực công tác của Ngành.
Thứ tư, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đổi mới lề lối làm việc; thực hiện nghiêm công tác đánh giá, xếp loại công chức, viên chức hàng tháng; tiếp tục cắt giảm và kết hợp một cách hợp lý số lượng các cuộc họp, hội nghị; phát huy hiệu quả các công cụ quản lý, kiểm tra, thanh tra; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; xử lý nghiêm các biểu hiện tiêu cực, các vi phạm trong giải quyết yêu cầu của người dân; đề cao, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Nguyễn Bích Thủy
Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội
Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội