Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang tập trung đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ. Việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; đề cao quyền của người dân; phát huy dân chủ; tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền cơ bản của công dân theo tinh thần và nội dung Hiến pháp năm 2013 là yêu cầu hết sức quan trọng. Để thực hiện điều đó, cần có nguồn nhân lực vững về chuyên môn, am hiểu pháp luật và có phẩm chất đạo đức tốt. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới là một trong những nhiệm vụ cần đặc biệt quan tâm, bởi cán bộ là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới hiện nay.
Tây Bắc là khu vực có đặc điểm đặc biệt về lịch sử, văn hóa, xã hội và đời sống pháp luật. Tư pháp là cơ quan trọng yếu của chính quyền, góp phần thực hiện pháp chế xã hội chủ nghĩa. Để hoàn thành nhiệm vụ của ngành, việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực tư pháp cơ sở nói riêng cho vùng Tây Bắc cần phải được nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện để xây dựng mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng riêng, sát hợp với đối tượng, nhằm tạo ra nguồn nhân lực vững về pháp luật, giỏi về kỹ năng, tốt về đạo đức.
1. Một số nét cơ bản về Tây Bắc
Tây Bắc Việt Nam được đề cập trong bài viết là không gian địa lý bao gồm địa bàn 04 tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình; nằm ở phía Tây của miền Bắc Việt Nam, diện tích đất tự nhiên là 3.732,4 ha, với nhiều đồng bào thuộc các dân tộc khác nhau cùng sinh sống trên các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn.
1.1. Về văn hóa, xã hội
Tây Bắc là nơi có văn hóa nổi bật và đa dạng do là khu vực có nhiều dân tộc cùng cư trú. Ở đây có sự hiện diện của trên 20 dân tộc thiểu số, chiếm trên 80% dân số toàn vùng và là vùng có tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao nhất so với các vùng khác trên toàn quốc. Người Thái và H’Mông là những nhóm cư dân sinh sống lâu đời, có số lượng lớn nhất trong toàn vùng. Tương ứng với 20 dân tộc, có ngôn ngữ, chữ viết, hệ thống luật tục truyền thống với những nét đặc sắc riêng. Xét một cách tổng thể, đây là khu vực chịu ảnh hưởng đậm nét về các mặt hoạt động kinh tế, quản lý xã hội, sinh hoạt văn hóa của người Thái và người H’Mông. Nếu coi văn hóa Tây Bắc như một ngôi nhà lớn có hai tầng là tầng một (vùng thấp), tầng hai (vùng cao), thì gương mặt văn hóa vùng thấp khoác trên mình tấm áo của văn hóa Thái với một mảnh can Mường khá lớn; còn văn hóa vùng cao khoác trên mình tấm áo của văn hóa H’Mông với mảnh can Dao[1].
1.2. Về kinh tế, an ninh, trật tự
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Bắc, kinh tế vùng Tây Bắc đạt mức tăng trưởng khá, thu nhập bình quân đầu người trên năm đạt 30,75 triệu đồng; đời sống dân cư trong vùng cơ bản ổn định; các chính sách hỗ trợ người nghèo, hỗ trợ sản xuất, miễn giảm học phí, thăm hỏi giúp đỡ nhân dân vùng bị thiên tai, thiếu đói, giáp hạt được cứu trợ kịp thời. An ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội cơ bản ổn định, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững. Hoạt động đối ngoại được tăng cường; hệ thống chính trị tiếp tục được kiện toàn, đổi mới cả về công tác lãnh đạo và phương thức hoạt động[2]. Đến nay, mặc dù đã có nhiều cải thiện về mọi mặt, tuy nhiên, thực tế kinh tế Tây bắc vẫn nằm trong vùng kinh tế đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao, đời sống một bộ phận nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, thu nhập còn tương đối thấp so với bình quân của cả nước; hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều yếu kém, nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi, hạ tầng y tế, giáo dục...
Tình hình an ninh - trật tự còn diễn biến phức tạp, đặc biệt là tình trạng các thế lực thù địch lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một bộ phận nhỏ người dân, lôi kéo, kích động tụ tập đông người gây rối nhằm chống phá khối đại đoàn kết dân tộc; hoạt động của các loại tội phạm, nhất là tội phạm ma túy có vũ trang ngày càng có nhiều thủ đoạn tinh vi, manh động gây bức xúc và lo lắng trong quần chúng nhân dân.
1.3. Về giáo dục, đào tạo
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, toàn khu vực có 1.638 cơ sở đào tạo phổ thông. Tổng số học sinh đi học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông là 919.695 người, trong đó có 713.568 học sinh là người dân tộc thiểu số, chiếm 77,5% tổng số học sinh toàn vùng. Đặc biệt là có hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú được các tỉnh trong khu vực đầu tư, tổ chức đào tạo. Tây Bắc có 01 trường đại học (Trường Đại học Tây Bắc ở Sơn La), 10 trường cao đẳng (Trường Cao đẳng Cộng đồng Điện Biên, Lai Châu; Trường Cao đẳng Sơn La; Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên, Sơn La; Trường Cao đẳng Y tế Điện Biên, Sơn La; Trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật - Du lịch Tây Bắc; Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên, Hòa Bình), 02 trường trung cấp nghề (Trường Trung cấp Văn hóa - Nghệ thuật - Du lịch Sơn La, Trường Trung cấp Luật Tây Bắc). Trường Trung cấp Luật Tây Bắc là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp có chức năng đào tạo, liên kết đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực pháp luật cho khu vực Tây Bắc và nước CHDCND Lào, là chủ thể chính trong đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực pháp luật cho khu vực. Số giáo viên dạy nghề ở Tây Bắc là 1.678 người (Điện Biên: 267 người; Lai Châu: 283 người; Sơn La: 779 người; Hòa Bình: 349 người)[3].
Tây Bắc là vùng có tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết chữ thấp nhất trong toàn quốc. Trong khi tỷ lệ trung bình người trên 15 tuổi biết chữ trên toàn quốc là 95,1% thì tỷ lệ này ở Lai Châu chỉ là 62,5%, ở Sơn La là 76,6%, ở Điện Biên là 76,1% và duy nhất Hòa Bình có tỷ lệ cao hơn bình quân chung cả nước với 97,5%. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo còn rất thấp: Tỷ lệ trung bình chung của cả nước là 21,1% thì ở Tây Bắc: Điện Biên là 14,7%, Sơn La là 14,7%, Lai Châu là 15,2%, Hòa Bình là 16,9%[4].
Mặc dù đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cho giáo dục, cùng với sự nỗ lực cố gắng của các cấp chính quyền địa phương, giáo dục và đào tạo của Tây Bắc những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng, tuy nhiên đến nay về cơ bản thì giáo dục, đào tạo của Tây Bắc vẫn còn rất nhiều hạn chế. Tỷ lệ người chưa biết chữ còn cao so với cả nước, số người được đào tạo chuyên môn tay nghề cao còn rất ít. Điều này đã, đang ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
1.4. Về giao thông
Tây Bắc có 01 đường bay và sân bay trong nước ở Điện Biên. Về đường bộ, có các tuyến quốc lộ số 6 (Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên)[5], số 32 (Hà Nội - Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu), số 279 kết nối các quốc lộ nêu trên theo hướng từ Tây Bắc sang Đông Bắc. Quốc lộ 4D và 12 nối liền cửa khẩu Lào Cai và Tây Trang (Điện Biên). Thời gian gần đây, hệ thống giao thông đã được cải thiện nhiều hơn so với trước, tuy nhiên, việc đi lại, vận chuyển hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn, chi phí cao.
Tình trạng vi phạm luật giao thông còn diễn ra khá phổ biến trong một bộ phận người dân do ý thức pháp luật chưa cao, điển hình là các hành vi như đi xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm; sử dụng phương tiện giao thông quá niên hạn; phóng nhanh, vượt ẩu… Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do nhận thức của người dân nhưng nguyên nhân không kém phần quan trọng là công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa thực hiện tốt vì thiếu nguồn nhân lực pháp luật trong lĩnh vực này.
2. Khái niệm nguồn nhân lực tư pháp cơ sở và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tư pháp cơ sở
2.1. Nguồn nhân lực tư pháp cơ sở
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm “nguồn nhân lực”. Theo Liên Hợp Quốc: “Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế, hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng”[6]. Theo Giáo trình Nguồn nhân lực của tác giả Nguyễn Tiệp: “Nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng lao động, không phân biệt người đó đang được phân bố vào ngành nghề, lĩnh vực, khu vực nào và có thể coi đây là nguồn nhân lực xã hội”[7].
Nguồn nhân lực tư pháp cơ sở trong bài viết này được hiểu là lực lượng được đào tạo, bồi dưỡng để có trình độ, kiến thức pháp luật, năng lực làm việc hoặc tiềm năng tham gia công việc tư pháp ở cơ sở, duy trì và phát triển lĩnh vực này.
2.2. Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tư pháp cơ sở
Hiện nay, các thuật ngữ “đào tạo”, “bồi dưỡng” và “đào tạo - bồi dưỡng” được sử dụng khá rộng rãi. Theo Từ điển tiếng Việt, đào tạo - đó là làm cho trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định, bồi dưỡng - đó là làm cho (i) tăng thêm sức cho cơ thể bằng chất bổ và (ii) tăng thêm năng lực và phẩm chất[8]. Hoặc đào tạo - đó là dạy dỗ, rèn luyện để trở nên người có hiểu biết, có nghề nghiệp; bồi dưỡng là làm cho (i) khỏe thêm, mạnh thêm và (ii) tốt hơn, mạnh hơn[9]. Trong văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta hiện nay, đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học; bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc[10]. Vì vậy, trong bài viết này, khái niệm đào tạo, bồi dưỡng sẽ sử dụng chung không tách rời và sử dụng với tất cả các loại hình đào tạo, bồi dưỡng.
Trên thực tế, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhân lực pháp luật rất khó phân chia thành đào tạo hoặc bồi dưỡng, bởi lẽ, giữa đào tạo nhân lực pháp luật và bồi dưỡng nhân lực pháp luật có sự đan xen và kế thừa lẫn nhau. Tuy thể hiện dưới dạng ngôn từ khác nhau, xong về cơ bản, các quan niệm về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tư pháp đều chỉ quá trình làm tốt hơn, lành mạnh hơn, chuyên nghiệp hơn cho đối tượng đào tạo, bồi dưỡng, có chung mục tiêu là làm cho nguồn nhân lực tư pháp có trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hiện công việc được tốt hơn. Kết quả của quá trình đào tạo, bồi dưỡng là đối tượng học tập có thể đạt được một trình độ kiến thức, chuyên môn, nghề nghiệp nhất định và đồng thời để cho họ sử dụng tốt hơn các khả năng, tiềm năng vốn có để phát huy hết năng lực làm việc của họ. Từ những phân tích trên, có thể định nghĩa: Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tư pháp cơ sở là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp bậc đào tạo, trang bị, cập nhật, rèn luyện để nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề cho những người có trình độ, kiến thức, năng lực làm việc hoặc tiềm năng tham gia công việc tư pháp ở cơ sở, duy trì và phát triển lĩnh vực này.
3. Đặc điểm đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tư pháp cơ sở ở Tây Bắc
Quá trình đào tạo, bồi dưỡng được cấu thành bởi các yếu tố sau: Mục đích đào tạo, bồi dưỡng; chủ thể, đối tượng của đào tạo, bồi dưỡng; nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng. Ở Tây Bắc, quá trình đào tạo, bồi dưỡng cũng bao gồm các thành tố chung như trên, tuy nhiên, để hoạt động đào tạo, bồi dưỡng hiệu quả và sát thực, ở Tây Bắc có những nét riêng, cụ thể là:
3.1. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng
Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng là định hướng cơ bản, xuyên suốt, là cái phải đạt được của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Mục tiêu đó là trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp, góp phần xây dựng nguồn nhân lực chuyên nghiệp trong chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự nghiệp phát triển của đất nước. Ở Tây Bắc thời gian qua, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng còn nhằm mục đích làm chuyển biến trong nhận thức, tạo lập nhận thức, thói quen sử dụng Hiến pháp, pháp luật làm chuẩn mực để giải quyết các công việc của Nhà nước và giải quyết tranh chấp, vi phạm pháp luật, thay vì giải quyết bằng luật tục, lệ luật theo cách mà hàng nghìn năm nay bà con các dân tộc Tây Bắc vẫn thường hành xử.
3.2. Chủ thể đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tư pháp cơ sở
Chủ thể đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tư pháp cơ sở là các cơ quan, tổ chức có chức năng thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Ở Tây Bắc thời gian qua và suốt chiều dài lịch sử, với đặc thù là vùng đa dân tộc sinh sống, đặc biệt là việc đồng bào các dân tộc dùng ngôn ngữ, chữ viết riêng, nên khi pháp luật, chính sách muốn thấm sâu vào đông đảo quần chúng luôn cần thông qua đội ngũ trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng để chuyển tải từ ngôn ngữ phổ thông sang tiếng dân tộc thiểu số, chắt lọc những nội dung cần chuyển tải đến nhân dân một cách ngắn gọn. Đây cũng là đặc điểm đặt ra yêu cầu riêng đối với công chức, viên chức làm việc ở khu vực Tây Bắc phải học thêm tiếng dân tộc thiểu số. Những người có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được sử dụng thay cho chứng chỉ ngoại ngữ khi tham gia thi tuyển, nâng ngạch. Các chủ thể thực hiện hoạt động đào tạo cũng có trách nhiệm thường xuyên học tập phong tục, tập quán, nghiên cứu luật lục các dân tộc để vận dụng vào việc giảng dạy, khai thác các tinh hoa văn hóa trong luật tục, bài trừ mê tín, dị đoan, các quy định trái pháp luật.
3.3. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tư pháp cơ sở
Nội dung kiến thức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tư pháp cơ sở bao gồm: (i) Quy định của Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật khác; (ii) Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế khác; (iii) Hệ thống tri thức chi phối trực tiếp đến ngành nghề đào tạo và công việc của đối tượng đào tạo, bồi dưỡng như nghị quyết của Đảng, kiến thức về quản lý nhà nước, các chính sách an sinh xã hội, phong tục tập quán, kỹ năng giải quyết công việc.
Nội dung đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng gồm: (i) Kỹ năng cứng: Kỹ năng giải quyết các vấn đề về công tác hành chính; xử lý khiếu nại, tố cáo, vi phạm hành chính; phổ biến giáo dục pháp luật; hòa giải tranh chấp; soạn thảo văn bản; lập các biên bản, quyết định của cơ quan hành chính, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án; có khả năng phục vụ ở các cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan tư pháp, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các doanh nghiệp; (ii) Kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc theo nhóm, phát triển tư duy sáng tạo và khả năng độc lập trong giải quyết tình huống, sử dụng cơ bản về tin học, tiếng Anh[11].
Việc biên soạn nội dung, chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng do các chủ thể đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo quy trình được quy định bởi pháp luật. Tùy theo hình thức, trình độ đào tạo, bồi dưỡng, nội dung đào tạo, bồi dưỡng mà có sự khác nhau ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khác nhau. Thời gian đào tạo, khung chương trình được quy định bởi Luật Giáo dục, Luật Đào tạo nghề, nghị định của Chính phủ đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và chịu sự quản lý của các bộ, ngành chuyên môn và chính quyền địa phương. Tuy nhiên, nội dung đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tư pháp cơ sở ở Tây Bắc cần lưu ý bổ sung các vấn đề như luật tục, văn hóa, ngôn ngữ của đồng bào dân tộc; hay kể cả các nội dung theo chuẩn đào tạo, bồi dưỡng chung cũng nên thiết kế cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của đồng bào dân tộc thiểu số.
3.4. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng
Hình thức đào tạo, bồi dưỡng là các dạng hoạt động cụ thể để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng. Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng luật gồm: Đào tạo pháp luật của các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật; bồi dưỡng kiến thức pháp luật thông qua các hoạt động của các chủ thể có chức năng bồi dưỡng pháp luật và chủ thể thực hiện các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động chuyên môn của mình như: Giáo dục, phổ biến pháp luật thông qua phương tiện thông tin đại chúng; các cơ quan, tổ chức có chức năng phổ biến pháp luật trực tiếp; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử... Điểm đặc biệt trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở Tây Bắc là các cơ quan truyền thông các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình có thêm chương trình phát thanh, truyền hình (trong đó có cả chương trình pháp luật) bằng tiếng dân tộc Thái, H’Mông, Dao, Mường. Hàng năm, ngân sách các tỉnh Tây Bắc đều bố trí kinh phí cho công chức, viên chức tham gia các lớp học tiếng dân tộc thiểu số để vận dụng trong công việc.
Ngoài ra, do đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội, trình độ dân trí của người dân, hình thức đào tạo, bồi dưỡng tại Tây Bắc không nhất thiết phải là ở bậc đại học. Các chương trình đào tạo nghề ở bậc trung cấp, cao đẳng cần được chú trọng. Điều đó sẽ phù hợp với cả việc tuyển sinh nguồn đầu vào, khả năng tiếp thu kiến thức của học viên và nhu cầu của xã hội tại khu vực phía Bắc.
4. Một số đề xuất, kiến nghị
Xuất phát từ đặc điểm kinh tế - xã hội, để công tác đào tạo, bồi dưỡng ở khu vực Tây Bắc đạt hiệu quả cao hơn, tác giả có một số đề xuất, kiến nghị sau:
Một là, đa dạng hóa mô hình đào tạo theo hướng chú trọng đào tạo ở bậc trung cấp, cao đẳng, mở rộng đào tạo liên thông đại học để các học viên sau khi học trung cấp, cao đẳng, tùy trình độ chuyên môn, yêu cầu công việc và khả năng tài chính sẽ học tiếp theo dạng vừa học, vừa làm. Như vậy, sẽ giải quyết được vấn đề tài chính còn nhiều khó khăn của con em đồng bào dân tộc, đồng thời gắn kết giữa “học và hành”, đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Hai là, cần phân loại ngay từ đầu vào trên cơ sở kết quả khảo sát và dự báo nhu cầu nguồn nhân lực của vùng để định hướng ngành học cho học viên. Khắc phục tình trạng nhu cầu nhân lực pháp luật thì có nhưng người được đào tạo không phù hợp. Tình trạng thiếu thì vẫn thiếu mà thừa lại vẫn thừa còn khá phổ biến ở khu vực Tây Bắc.
Ba là, cần nghiên cứu đổi mới chương trình đào tạo, chú trọng đào tạo nghề hơn là kiến thức pháp luật chung chung. Đào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảo được yêu cầu học viên sau khi ra trường phải tiếp cận ngay được với công việc theo đúng định hướng nghề nghiệp đã chọn. Nói theo cách thông thường là đào tạo theo cách “cầm tay chỉ việc”.
Bốn là, do đặc thù khu vực Tây Bắc có đông đồng bào dân tộc sinh sống, nhiều trường hợp con em đồng bào dân tộc mới chỉ hoàn thành chương trình trung học cơ sở, điều này sẽ rất khó khăn cho việc tiếp cận các bậc học cao hơn như trung cấp, cao đẳng, đại học. Cần thí điểm mô hình liên kết đào tạo nguồn nhân lực pháp luật theo hướng các cơ sở đào tạo từ trung học phổ thông liên kết với trung cấp, cao đẳng, đại học để định hướng ngành học và xây dựng chương trình học liên thông ngay từ đầu. Điều này khắc phục được tình trạng các trường trung cấp, cao đẳng vừa phải “dạy chữ” vừa phải “dạy nghề” như hiện nay, dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực không cao.
[1]. Hà Dũng Hải (2011), ý thức xã hội vùng Tây Bắc Việt Nam và sự tác động của nó đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng này hiện nay, Luận án Tiến sỹ triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.
[2]. Thanh Sơn (2017), “Ban Chỉ đạo Tây Bắc kết thúc hoạt động vào ngày 31/3/2018”, http://www.nhandan.com.vn, đăng ngày 25/12/2017.
[3]. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê năm 2017, Hà Nội.
[4]. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê năm 2017, Hà Nội.
[5]. Nguyễn Quý Thao, Lê Thông (tái bản lần thứ 5 có chỉnh lý năm 2018), Tập bản đồ địa lý 12, Hà Nội, Nxb. Giáo Dục, tr. 23.
[6]. WB. World Development Indicators. - London: Oxford, 2000.
[7]. Nguyễn Tiệp (2008), Giáo trình Nguồn nhân lực. Nxb. Lao động xã hội, Hà Nội.
[8]. Hoàng Phê (chủ biên) (2010), Từ điển bách khoa, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội.
[9]. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (2018), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.
[10]. Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 về đào tạo, bồi dưỡng công chức.
[11]. Quyết định số 165/QĐ-TCLTB ngày 11/10/2017 của Trường Trung cấp Luật Tây Bắc về ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp nghề của Trường Trung cấp Luật Tây Bắc.
Tây Bắc là khu vực có đặc điểm đặc biệt về lịch sử, văn hóa, xã hội và đời sống pháp luật. Tư pháp là cơ quan trọng yếu của chính quyền, góp phần thực hiện pháp chế xã hội chủ nghĩa. Để hoàn thành nhiệm vụ của ngành, việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực tư pháp cơ sở nói riêng cho vùng Tây Bắc cần phải được nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện để xây dựng mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng riêng, sát hợp với đối tượng, nhằm tạo ra nguồn nhân lực vững về pháp luật, giỏi về kỹ năng, tốt về đạo đức.
1. Một số nét cơ bản về Tây Bắc
Tây Bắc Việt Nam được đề cập trong bài viết là không gian địa lý bao gồm địa bàn 04 tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình; nằm ở phía Tây của miền Bắc Việt Nam, diện tích đất tự nhiên là 3.732,4 ha, với nhiều đồng bào thuộc các dân tộc khác nhau cùng sinh sống trên các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn.
1.1. Về văn hóa, xã hội
Tây Bắc là nơi có văn hóa nổi bật và đa dạng do là khu vực có nhiều dân tộc cùng cư trú. Ở đây có sự hiện diện của trên 20 dân tộc thiểu số, chiếm trên 80% dân số toàn vùng và là vùng có tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao nhất so với các vùng khác trên toàn quốc. Người Thái và H’Mông là những nhóm cư dân sinh sống lâu đời, có số lượng lớn nhất trong toàn vùng. Tương ứng với 20 dân tộc, có ngôn ngữ, chữ viết, hệ thống luật tục truyền thống với những nét đặc sắc riêng. Xét một cách tổng thể, đây là khu vực chịu ảnh hưởng đậm nét về các mặt hoạt động kinh tế, quản lý xã hội, sinh hoạt văn hóa của người Thái và người H’Mông. Nếu coi văn hóa Tây Bắc như một ngôi nhà lớn có hai tầng là tầng một (vùng thấp), tầng hai (vùng cao), thì gương mặt văn hóa vùng thấp khoác trên mình tấm áo của văn hóa Thái với một mảnh can Mường khá lớn; còn văn hóa vùng cao khoác trên mình tấm áo của văn hóa H’Mông với mảnh can Dao[1].
1.2. Về kinh tế, an ninh, trật tự
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Bắc, kinh tế vùng Tây Bắc đạt mức tăng trưởng khá, thu nhập bình quân đầu người trên năm đạt 30,75 triệu đồng; đời sống dân cư trong vùng cơ bản ổn định; các chính sách hỗ trợ người nghèo, hỗ trợ sản xuất, miễn giảm học phí, thăm hỏi giúp đỡ nhân dân vùng bị thiên tai, thiếu đói, giáp hạt được cứu trợ kịp thời. An ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội cơ bản ổn định, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững. Hoạt động đối ngoại được tăng cường; hệ thống chính trị tiếp tục được kiện toàn, đổi mới cả về công tác lãnh đạo và phương thức hoạt động[2]. Đến nay, mặc dù đã có nhiều cải thiện về mọi mặt, tuy nhiên, thực tế kinh tế Tây bắc vẫn nằm trong vùng kinh tế đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao, đời sống một bộ phận nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, thu nhập còn tương đối thấp so với bình quân của cả nước; hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều yếu kém, nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi, hạ tầng y tế, giáo dục...
Tình hình an ninh - trật tự còn diễn biến phức tạp, đặc biệt là tình trạng các thế lực thù địch lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một bộ phận nhỏ người dân, lôi kéo, kích động tụ tập đông người gây rối nhằm chống phá khối đại đoàn kết dân tộc; hoạt động của các loại tội phạm, nhất là tội phạm ma túy có vũ trang ngày càng có nhiều thủ đoạn tinh vi, manh động gây bức xúc và lo lắng trong quần chúng nhân dân.
1.3. Về giáo dục, đào tạo
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, toàn khu vực có 1.638 cơ sở đào tạo phổ thông. Tổng số học sinh đi học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông là 919.695 người, trong đó có 713.568 học sinh là người dân tộc thiểu số, chiếm 77,5% tổng số học sinh toàn vùng. Đặc biệt là có hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú được các tỉnh trong khu vực đầu tư, tổ chức đào tạo. Tây Bắc có 01 trường đại học (Trường Đại học Tây Bắc ở Sơn La), 10 trường cao đẳng (Trường Cao đẳng Cộng đồng Điện Biên, Lai Châu; Trường Cao đẳng Sơn La; Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên, Sơn La; Trường Cao đẳng Y tế Điện Biên, Sơn La; Trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật - Du lịch Tây Bắc; Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên, Hòa Bình), 02 trường trung cấp nghề (Trường Trung cấp Văn hóa - Nghệ thuật - Du lịch Sơn La, Trường Trung cấp Luật Tây Bắc). Trường Trung cấp Luật Tây Bắc là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp có chức năng đào tạo, liên kết đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực pháp luật cho khu vực Tây Bắc và nước CHDCND Lào, là chủ thể chính trong đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực pháp luật cho khu vực. Số giáo viên dạy nghề ở Tây Bắc là 1.678 người (Điện Biên: 267 người; Lai Châu: 283 người; Sơn La: 779 người; Hòa Bình: 349 người)[3].
Tây Bắc là vùng có tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết chữ thấp nhất trong toàn quốc. Trong khi tỷ lệ trung bình người trên 15 tuổi biết chữ trên toàn quốc là 95,1% thì tỷ lệ này ở Lai Châu chỉ là 62,5%, ở Sơn La là 76,6%, ở Điện Biên là 76,1% và duy nhất Hòa Bình có tỷ lệ cao hơn bình quân chung cả nước với 97,5%. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo còn rất thấp: Tỷ lệ trung bình chung của cả nước là 21,1% thì ở Tây Bắc: Điện Biên là 14,7%, Sơn La là 14,7%, Lai Châu là 15,2%, Hòa Bình là 16,9%[4].
Mặc dù đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cho giáo dục, cùng với sự nỗ lực cố gắng của các cấp chính quyền địa phương, giáo dục và đào tạo của Tây Bắc những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng, tuy nhiên đến nay về cơ bản thì giáo dục, đào tạo của Tây Bắc vẫn còn rất nhiều hạn chế. Tỷ lệ người chưa biết chữ còn cao so với cả nước, số người được đào tạo chuyên môn tay nghề cao còn rất ít. Điều này đã, đang ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
1.4. Về giao thông
Tây Bắc có 01 đường bay và sân bay trong nước ở Điện Biên. Về đường bộ, có các tuyến quốc lộ số 6 (Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên)[5], số 32 (Hà Nội - Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu), số 279 kết nối các quốc lộ nêu trên theo hướng từ Tây Bắc sang Đông Bắc. Quốc lộ 4D và 12 nối liền cửa khẩu Lào Cai và Tây Trang (Điện Biên). Thời gian gần đây, hệ thống giao thông đã được cải thiện nhiều hơn so với trước, tuy nhiên, việc đi lại, vận chuyển hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn, chi phí cao.
Tình trạng vi phạm luật giao thông còn diễn ra khá phổ biến trong một bộ phận người dân do ý thức pháp luật chưa cao, điển hình là các hành vi như đi xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm; sử dụng phương tiện giao thông quá niên hạn; phóng nhanh, vượt ẩu… Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do nhận thức của người dân nhưng nguyên nhân không kém phần quan trọng là công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa thực hiện tốt vì thiếu nguồn nhân lực pháp luật trong lĩnh vực này.
2. Khái niệm nguồn nhân lực tư pháp cơ sở và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tư pháp cơ sở
2.1. Nguồn nhân lực tư pháp cơ sở
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm “nguồn nhân lực”. Theo Liên Hợp Quốc: “Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế, hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng”[6]. Theo Giáo trình Nguồn nhân lực của tác giả Nguyễn Tiệp: “Nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng lao động, không phân biệt người đó đang được phân bố vào ngành nghề, lĩnh vực, khu vực nào và có thể coi đây là nguồn nhân lực xã hội”[7].
Nguồn nhân lực tư pháp cơ sở trong bài viết này được hiểu là lực lượng được đào tạo, bồi dưỡng để có trình độ, kiến thức pháp luật, năng lực làm việc hoặc tiềm năng tham gia công việc tư pháp ở cơ sở, duy trì và phát triển lĩnh vực này.
2.2. Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tư pháp cơ sở
Hiện nay, các thuật ngữ “đào tạo”, “bồi dưỡng” và “đào tạo - bồi dưỡng” được sử dụng khá rộng rãi. Theo Từ điển tiếng Việt, đào tạo - đó là làm cho trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định, bồi dưỡng - đó là làm cho (i) tăng thêm sức cho cơ thể bằng chất bổ và (ii) tăng thêm năng lực và phẩm chất[8]. Hoặc đào tạo - đó là dạy dỗ, rèn luyện để trở nên người có hiểu biết, có nghề nghiệp; bồi dưỡng là làm cho (i) khỏe thêm, mạnh thêm và (ii) tốt hơn, mạnh hơn[9]. Trong văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta hiện nay, đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học; bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc[10]. Vì vậy, trong bài viết này, khái niệm đào tạo, bồi dưỡng sẽ sử dụng chung không tách rời và sử dụng với tất cả các loại hình đào tạo, bồi dưỡng.
Trên thực tế, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhân lực pháp luật rất khó phân chia thành đào tạo hoặc bồi dưỡng, bởi lẽ, giữa đào tạo nhân lực pháp luật và bồi dưỡng nhân lực pháp luật có sự đan xen và kế thừa lẫn nhau. Tuy thể hiện dưới dạng ngôn từ khác nhau, xong về cơ bản, các quan niệm về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tư pháp đều chỉ quá trình làm tốt hơn, lành mạnh hơn, chuyên nghiệp hơn cho đối tượng đào tạo, bồi dưỡng, có chung mục tiêu là làm cho nguồn nhân lực tư pháp có trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hiện công việc được tốt hơn. Kết quả của quá trình đào tạo, bồi dưỡng là đối tượng học tập có thể đạt được một trình độ kiến thức, chuyên môn, nghề nghiệp nhất định và đồng thời để cho họ sử dụng tốt hơn các khả năng, tiềm năng vốn có để phát huy hết năng lực làm việc của họ. Từ những phân tích trên, có thể định nghĩa: Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tư pháp cơ sở là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp bậc đào tạo, trang bị, cập nhật, rèn luyện để nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề cho những người có trình độ, kiến thức, năng lực làm việc hoặc tiềm năng tham gia công việc tư pháp ở cơ sở, duy trì và phát triển lĩnh vực này.
3. Đặc điểm đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tư pháp cơ sở ở Tây Bắc
Quá trình đào tạo, bồi dưỡng được cấu thành bởi các yếu tố sau: Mục đích đào tạo, bồi dưỡng; chủ thể, đối tượng của đào tạo, bồi dưỡng; nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng. Ở Tây Bắc, quá trình đào tạo, bồi dưỡng cũng bao gồm các thành tố chung như trên, tuy nhiên, để hoạt động đào tạo, bồi dưỡng hiệu quả và sát thực, ở Tây Bắc có những nét riêng, cụ thể là:
3.1. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng
Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng là định hướng cơ bản, xuyên suốt, là cái phải đạt được của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Mục tiêu đó là trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp, góp phần xây dựng nguồn nhân lực chuyên nghiệp trong chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự nghiệp phát triển của đất nước. Ở Tây Bắc thời gian qua, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng còn nhằm mục đích làm chuyển biến trong nhận thức, tạo lập nhận thức, thói quen sử dụng Hiến pháp, pháp luật làm chuẩn mực để giải quyết các công việc của Nhà nước và giải quyết tranh chấp, vi phạm pháp luật, thay vì giải quyết bằng luật tục, lệ luật theo cách mà hàng nghìn năm nay bà con các dân tộc Tây Bắc vẫn thường hành xử.
3.2. Chủ thể đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tư pháp cơ sở
Chủ thể đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tư pháp cơ sở là các cơ quan, tổ chức có chức năng thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Ở Tây Bắc thời gian qua và suốt chiều dài lịch sử, với đặc thù là vùng đa dân tộc sinh sống, đặc biệt là việc đồng bào các dân tộc dùng ngôn ngữ, chữ viết riêng, nên khi pháp luật, chính sách muốn thấm sâu vào đông đảo quần chúng luôn cần thông qua đội ngũ trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng để chuyển tải từ ngôn ngữ phổ thông sang tiếng dân tộc thiểu số, chắt lọc những nội dung cần chuyển tải đến nhân dân một cách ngắn gọn. Đây cũng là đặc điểm đặt ra yêu cầu riêng đối với công chức, viên chức làm việc ở khu vực Tây Bắc phải học thêm tiếng dân tộc thiểu số. Những người có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được sử dụng thay cho chứng chỉ ngoại ngữ khi tham gia thi tuyển, nâng ngạch. Các chủ thể thực hiện hoạt động đào tạo cũng có trách nhiệm thường xuyên học tập phong tục, tập quán, nghiên cứu luật lục các dân tộc để vận dụng vào việc giảng dạy, khai thác các tinh hoa văn hóa trong luật tục, bài trừ mê tín, dị đoan, các quy định trái pháp luật.
3.3. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tư pháp cơ sở
Nội dung kiến thức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tư pháp cơ sở bao gồm: (i) Quy định của Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật khác; (ii) Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế khác; (iii) Hệ thống tri thức chi phối trực tiếp đến ngành nghề đào tạo và công việc của đối tượng đào tạo, bồi dưỡng như nghị quyết của Đảng, kiến thức về quản lý nhà nước, các chính sách an sinh xã hội, phong tục tập quán, kỹ năng giải quyết công việc.
Nội dung đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng gồm: (i) Kỹ năng cứng: Kỹ năng giải quyết các vấn đề về công tác hành chính; xử lý khiếu nại, tố cáo, vi phạm hành chính; phổ biến giáo dục pháp luật; hòa giải tranh chấp; soạn thảo văn bản; lập các biên bản, quyết định của cơ quan hành chính, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án; có khả năng phục vụ ở các cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan tư pháp, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các doanh nghiệp; (ii) Kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc theo nhóm, phát triển tư duy sáng tạo và khả năng độc lập trong giải quyết tình huống, sử dụng cơ bản về tin học, tiếng Anh[11].
Việc biên soạn nội dung, chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng do các chủ thể đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo quy trình được quy định bởi pháp luật. Tùy theo hình thức, trình độ đào tạo, bồi dưỡng, nội dung đào tạo, bồi dưỡng mà có sự khác nhau ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khác nhau. Thời gian đào tạo, khung chương trình được quy định bởi Luật Giáo dục, Luật Đào tạo nghề, nghị định của Chính phủ đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và chịu sự quản lý của các bộ, ngành chuyên môn và chính quyền địa phương. Tuy nhiên, nội dung đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tư pháp cơ sở ở Tây Bắc cần lưu ý bổ sung các vấn đề như luật tục, văn hóa, ngôn ngữ của đồng bào dân tộc; hay kể cả các nội dung theo chuẩn đào tạo, bồi dưỡng chung cũng nên thiết kế cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của đồng bào dân tộc thiểu số.
3.4. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng
Hình thức đào tạo, bồi dưỡng là các dạng hoạt động cụ thể để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng. Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng luật gồm: Đào tạo pháp luật của các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật; bồi dưỡng kiến thức pháp luật thông qua các hoạt động của các chủ thể có chức năng bồi dưỡng pháp luật và chủ thể thực hiện các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động chuyên môn của mình như: Giáo dục, phổ biến pháp luật thông qua phương tiện thông tin đại chúng; các cơ quan, tổ chức có chức năng phổ biến pháp luật trực tiếp; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử... Điểm đặc biệt trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở Tây Bắc là các cơ quan truyền thông các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình có thêm chương trình phát thanh, truyền hình (trong đó có cả chương trình pháp luật) bằng tiếng dân tộc Thái, H’Mông, Dao, Mường. Hàng năm, ngân sách các tỉnh Tây Bắc đều bố trí kinh phí cho công chức, viên chức tham gia các lớp học tiếng dân tộc thiểu số để vận dụng trong công việc.
Ngoài ra, do đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội, trình độ dân trí của người dân, hình thức đào tạo, bồi dưỡng tại Tây Bắc không nhất thiết phải là ở bậc đại học. Các chương trình đào tạo nghề ở bậc trung cấp, cao đẳng cần được chú trọng. Điều đó sẽ phù hợp với cả việc tuyển sinh nguồn đầu vào, khả năng tiếp thu kiến thức của học viên và nhu cầu của xã hội tại khu vực phía Bắc.
4. Một số đề xuất, kiến nghị
Xuất phát từ đặc điểm kinh tế - xã hội, để công tác đào tạo, bồi dưỡng ở khu vực Tây Bắc đạt hiệu quả cao hơn, tác giả có một số đề xuất, kiến nghị sau:
Một là, đa dạng hóa mô hình đào tạo theo hướng chú trọng đào tạo ở bậc trung cấp, cao đẳng, mở rộng đào tạo liên thông đại học để các học viên sau khi học trung cấp, cao đẳng, tùy trình độ chuyên môn, yêu cầu công việc và khả năng tài chính sẽ học tiếp theo dạng vừa học, vừa làm. Như vậy, sẽ giải quyết được vấn đề tài chính còn nhiều khó khăn của con em đồng bào dân tộc, đồng thời gắn kết giữa “học và hành”, đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Hai là, cần phân loại ngay từ đầu vào trên cơ sở kết quả khảo sát và dự báo nhu cầu nguồn nhân lực của vùng để định hướng ngành học cho học viên. Khắc phục tình trạng nhu cầu nhân lực pháp luật thì có nhưng người được đào tạo không phù hợp. Tình trạng thiếu thì vẫn thiếu mà thừa lại vẫn thừa còn khá phổ biến ở khu vực Tây Bắc.
Ba là, cần nghiên cứu đổi mới chương trình đào tạo, chú trọng đào tạo nghề hơn là kiến thức pháp luật chung chung. Đào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảo được yêu cầu học viên sau khi ra trường phải tiếp cận ngay được với công việc theo đúng định hướng nghề nghiệp đã chọn. Nói theo cách thông thường là đào tạo theo cách “cầm tay chỉ việc”.
Bốn là, do đặc thù khu vực Tây Bắc có đông đồng bào dân tộc sinh sống, nhiều trường hợp con em đồng bào dân tộc mới chỉ hoàn thành chương trình trung học cơ sở, điều này sẽ rất khó khăn cho việc tiếp cận các bậc học cao hơn như trung cấp, cao đẳng, đại học. Cần thí điểm mô hình liên kết đào tạo nguồn nhân lực pháp luật theo hướng các cơ sở đào tạo từ trung học phổ thông liên kết với trung cấp, cao đẳng, đại học để định hướng ngành học và xây dựng chương trình học liên thông ngay từ đầu. Điều này khắc phục được tình trạng các trường trung cấp, cao đẳng vừa phải “dạy chữ” vừa phải “dạy nghề” như hiện nay, dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực không cao.
ThS. Lò Châu Thỏa
Hiệu trưởng Trường Trung cấp Luật Tây Bắc
Hiệu trưởng Trường Trung cấp Luật Tây Bắc
[1]. Hà Dũng Hải (2011), ý thức xã hội vùng Tây Bắc Việt Nam và sự tác động của nó đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng này hiện nay, Luận án Tiến sỹ triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.
[2]. Thanh Sơn (2017), “Ban Chỉ đạo Tây Bắc kết thúc hoạt động vào ngày 31/3/2018”, http://www.nhandan.com.vn, đăng ngày 25/12/2017.
[3]. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê năm 2017, Hà Nội.
[4]. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê năm 2017, Hà Nội.
[5]. Nguyễn Quý Thao, Lê Thông (tái bản lần thứ 5 có chỉnh lý năm 2018), Tập bản đồ địa lý 12, Hà Nội, Nxb. Giáo Dục, tr. 23.
[6]. WB. World Development Indicators. - London: Oxford, 2000.
[7]. Nguyễn Tiệp (2008), Giáo trình Nguồn nhân lực. Nxb. Lao động xã hội, Hà Nội.
[8]. Hoàng Phê (chủ biên) (2010), Từ điển bách khoa, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội.
[9]. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (2018), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.
[10]. Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 về đào tạo, bồi dưỡng công chức.
[11]. Quyết định số 165/QĐ-TCLTB ngày 11/10/2017 của Trường Trung cấp Luật Tây Bắc về ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp nghề của Trường Trung cấp Luật Tây Bắc.