Chủ nhật 15/06/2025 22:18
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Mùa xuân trở lại

Những ngày cuối năm không khí trong nhà tôi không có gì khác lạ. Nếu như những gia đình khác lục đục mua sắm Tết, dọn dẹp nhà cửa để chào đón Xuân mới về, thì gia đình tôi vẫn mỗi người một nơi.

Những ngày cuối năm không khí trong nhà tôi không có gì khác lạ. Nếu như những gia đình khác lục đục mua sắm Tết, dọn dẹp nhà cửa để chào đón Xuân mới về, thì gia đình tôi vẫn mỗi người một nơi. Mẹ tôi làm việc từ sáng đến tối tại một cửa hàng ăn nhỏ, chị em tôi vẫn đang vật lộn với đống bài vở hẹn trả các thầy, cô giáo ngay sau Tết. Còn bố tôi vẫn ở phương xa chưa có lịch hẹn về đoàn tụ cùng mẹ con tôi những ngày Tết sắp tới. Tết là đoàn viên, là sum họp, nhưng với chúng tôi, những ngày Tết như những ngày nghỉ dài, không có gì đặc biệt.

- Năm nay nhà mình mua cành đào, một ít bánh kẹo tết, cũng không cần nhiều các con nhỉ?

Mẹ tôi gón gọn mấy từ đơn giản, vừa ghi chép sổ sách bán hàng, vừa nhắc nhở chúng tôi. Ngày hai mươi bảy Tết, nhà tôi vẫn bình chân như vại. Bởi ngày hai mươi tám, mẹ tôi mới bắt đầu nghỉ công việc ở cửa hàng để chăm lo cho gia đình. Chị em tôi ở nhà giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, cuộc sống đơn giản của ba mẹ con vẫn trôi qua đều đặn như thế kể từ ngày bố tôi đi. Đã có lúc tôi nghĩ, bố tôi đừng bao giờ trở về với cuộc sống bình yên của tổ ấm khuyết này thêm một lần nào nữa. Đã có lúc tôi nghĩ, mẹ con tôi cứ ấp ủ những điều nhỏ nhặt nhất cũng có thể tự mang lại hạnh phúc. Người đàn ông trong gia đình chỉ có ý nghĩa khi trở thành một chỗ dựa đáng tin cậy. Mà điều ấy, bố tôi đã lỡ tay đánh mất từ trong quá khứ.

Tôi mang đống xoong nồi ra cọ rửa, trong đầu hiển hiện lại rõ nét từng chi tiết, từng lời nói của ngày mà bố tôi ra đi. Hôm đó là một buổi chiều muộn mùa Đông, gió lạnh thổi se sắt từng đợt. Mẹ tôi ngồi chở bố tôi và tôi phía sau, bàn tay run rẩy bấu chặt vào tay ga xe máy. Tôi không còn nước mắt để khóc cho những sự việc đau lòng lặp đi, lặp lại. Bố tôi tiếp tục rơi vào những vết xe cũ mà bố từng đi qua, giẫm nát những mầm hy vọng nhỏ nhoi đang cố gắng vươn lên sống trong trái tim khô cằn của mẹ.

- Nếu có thể, bố đừng về nữa! Bố để cho mẹ con con bình yên!

Xe máy chở ba người chúng tôi bị ngã xõng xoài trên đường, mẹ tôi run rẩy với những giọt nước mắt ướt mèm trên mặt, tôi phủi bụi ở vết thương trên đầu gối, nhanh chóng đứng dậy đỡ mẹ, dựng xe và lên trước cầm lái để chở bố mẹ tôi về nhà. Đó là câu nói của tôi trong lúc tức giận, cũng là câu nói cuối cùng tôi nói với bố mình trước khi ông ra đi. Kể cả sau này, mỗi khi thi thoảng, bố tôi gọi điện về nhà hỏi han ba mẹ con, tôi không một lần nào nói chuyện điện thoại cùng ông, hỏi han ông giống như cách mà đứa em trai mình vẫn làm. Tôi biết, vết thương trong tôi ngày một lớn dần, tôi càng cố chấp quay đầu đi, vết thương càng mở miệng rỗng hoác. Những ngày bố tôi đi cũng là những ngày giáp Tết của một năm nào đó. Ông đi đến một nơi đủ xa để làm lại cuộc đời mình, dù muộn màng, dù đau xót, tôi cũng chỉ mong ông có một cuộc sống bình yên và không còn nhiều khổ cực, day dứt nữa.

Hai mươi tám Tết, mẹ tôi cho hai chị em tôi cùng đi chợ. Vốn đã là đứa con gái hai mươi hai tuổi đầu, tôi không quá háo hức cho những bộ quần áo mới, những món bánh kẹo, đồ ăn vặt như ngày còn bé nữa. Tôi có thể đi làm thêm, tự dành dụm được mỗi tháng một ít tiền, có thể tự mua sắm lặt vặt cho bản thân. Mẹ tôi nói, tôi hãy cứ đi chợ cùng em trai, cùng mẹ chọn đồ cho nó. Em trai tôi học lớp tám, là một đứa rất yêu bố nhưng không bao giờ thể hiện ra trước mặt tôi. Nó vẫn nghĩ, tôi ghét bố và nếu nó thể hiện ra, tôi cũng sẽ ghét nó.

- Tết nhất đến nơi mà chẳng đứa nào đòi quần áo mới. Ô hay, mấy đứa nhà này lạ nhỉ?

Mẹ tôi vừa đi vừa nói, bà dắt tay cậu em tôi đi vào thẳng trong chợ. Dù làm lụng một năm vất vả, một mình nuôi nấng và săn sóc hai đứa con tuổi ăn tuổi lớn mà không có chồng bên cạnh, mẹ tôi vẫn chăm chút và lo lắng để chị em tôi không thua thiệt điều gì so với bạn bè cùng trang lứa. Tết đến, mẹ tôi vẫn giữ quan niệm của một người lớn nhưng rất tâm lý, muốn mua cho các con những bộ quần áo mới, muốn cho nhà cửa có chút lộc lá sum xuê. Tôi bằng lòng đi chợ với mẹ, chọn quần áo cho em trai. Lúc nhìn những bộ quần áo ướm trên người em mình không phải là những bộ đồng phục ở trường phổ thông mà nó hay mặc, tôi mới nhận ra rằng, em trai tôi lớn quá rồi. Bây giờ, nó trở thành người đàn ông của gia đình chứ không chỉ là một đứa trẻ út ít được cả nhà chăm bẵm. Tôi nhoẻn cười với nó, vỗ vai khi thấy nó ngượng ngùng thử những bộ quần áo mới. Em tôi giống bố như đúc, lúc nó cười, lúc nó dùng tay hất tóc, thậm chí cái dáng đi cũng khiến tôi hình dung ra bố đang ở trước mặt, cùng mẹ con tôi đi chợ. Tết đến, tôi không biết bố tôi có bộ quần áo mới nào hay không?

Buổi chiều muộn, tôi cùng mẹ mua những thứ thực phẩm dự trữ trong kỳ nghỉ Tết. Mẹ tôi có phương châm làm lụng mọi thứ trọn vẹn trước thời khắc giao thừa để khi năm mới vừa sang, có thể dành thời gian đưa chúng tôi đi thăm họ hàng, chúc tụng ngày Tết, không phải lo nghĩ đến chuyện thức ăn, đồ uống hay nấu nướng lách cách gì khác. Tôi cùng mẹ đi vòng quanh chợ, mua cân thịt, mua bó lá dong, ngắm nghía cành đào. Bất giác, tôi sờ tay vào một nụ hoa đào phai màu hồng nhạt, hỏi mẹ.

- Mẹ ơi, Tết này bố có về không?

Mẹ tôi cũng giống em trai tôi, không mấy khi nhắc đến bố trước mặt tôi. Mọi người đều biết tôi bị ám ảnh bởi những lần bố làm cả nhà phải long đong, lận đận. Vì thế, nên hầu như tất cả mọi người đều cố ý né tránh việc nhắc đến bố tôi như một thói quen. Khi tôi hỏi về bố và dự định ăn Tết của bố ở nơi xa, mẹ tôi ngạc nhiên quay lại nhìn tôi. Mẹ tôi dặn dò:

- Bố có là ai và như thế nào thì cũng là bố của con. Con đừng giận và trách bố nhiều nhé!

Tôi lẳng lặng đi trước. Vết thương trong tôi dường như đã lành da, chỉ còn lại là những vết sẹo mờ mà thời gian đang phủ lấp. Nhìn những gia đình khác đoàn tụ bên nhau hạnh phúc, tôi không khỏi chạnh lòng. Việc ba mẹ con tôi nương tựa vào nhau để sống đã là quá sức khó khăn. Chỉ có một mình bố tôi tự tựa vào thân mình để sống còn khó khăn hơn nhiều lần. Tôi không trách bố, từ lâu đã không trách bố nữa, thay vào đó là sự lo lắng dành cho ông. Tuy vậy, tôi cũng không dễ dàng học được cách bộc lộ cảm xúc của mình.

Hai mươi chín Tết, mẹ bảo hai chị em tôi mặc quần áo mới được mẹ mua cho rồi cùng mẹ đi đến một nơi. Tôi ngồi trên xe taxi nghĩ mông lung, đã mường tượng ra điều gì đó sắp xảy ra. Mẹ tôi từ ngày được nghỉ Tết và sau khi nghe điện thoại của bố đã thấy nét cười tươi tắn trên khuôn mặt. Tôi nói chuyện với bác làm cùng mẹ tôi thì được bác nói cho biết rằng, mấy ngày sắp được nghỉ, mẹ tôi cứ hay cười tủm tỉm ra điều vui vẻ lắm. Tôi nhún vai. Hình như là bố tôi sắp về!

Bố về nhà khác hơn so với ý nghĩ của tôi. Tôi chào bố thân mật, chạy lại xách vali cho bố ra dáng đứa con gái hai mươi hai tuổi đã lớn và trưởng thành. Tôi hỏi han bố mọi điều, nhìn ra sự thay đổi từ những sợi tóc bạc trên đầu, với gò má nhô cao, với nước da đen sạm của bố. Bố tôi hẳn là đã vất vả, phong sương ở nơi phương xa nào đó nhiều lắm. Thời gian thật bạc bẽo khi đã hằn dấu lên dáng gầy lênh khênh của bố. Lúc cả nhà ngồi vào taxi để ra về, nghe giọng bố thân thuộc vang lên hỏi han mẹ và em trai, tôi thấy sống mũi mình cay cay. Tôi cảm thấy thật sự thương và thông cảm cho bố tôi nhiều lắm!

Bố về đến nhà là bắt tay dọn dẹp lại nhà cửa một lần nữa. Sân vườn, cây cối trước sau đều quạnh quẽ bởi được bàn tay của bố chăm sóc, cắt tỉa cẩn thận. Bố cũng là người nội trợ giỏi giang khi vào bếp cùng mẹ tôi nấu những bữa cơm ngon. Tôi cũng lân la gần gũi bố và hỏi ông rất nhiều về cách thức nấu ăn. Bố giảng giải cho tôi thật tỉ mỉ rồi hai bố con cùng vào bếp tranh phần công việc của mẹ. Nhà tôi cũng gói bánh chưng, cũng có dưa hành và các món ăn truyền thống của ngày Tết như bao gia đình đoàn tụ khác.



Chỉ trước đó ít ngày, tôi còn không kịp nhận ra được sự thay đổi của đất trời đang chuẩn bị vào Xuân, đi chợ Tết với mẹ và em trai như một nghĩa vụ, thở dài cảm thán những ngày Tết buồn chán, tẻ nhạt và chỉ coi đó như những ngày nghỉ dài. Nhưng từ lúc bố tôi về, mọi chuyện như hoàn toàn đổi khác. Tôi đã cảm nhận được rõ rệt hương vị và không khí của ngày Xuân đang nhộn nhịp từ trong nhà ra ngoài ngõ. Khi dạo chơi trên phố, tôi còn mê say ngắm nhìn những cành đào, cây quất trên tay mọi người khi họ mang về nhà để đón một năm mới sum vầy. Nhà tôi cũng tấp nập tiếng nói cười chào hỏi. Nhà tôi năm nay thật sự cũng có Tết về, một mùa Xuân mà tổ ấm của tôi không còn khuyết dáng hao gầy của bố. Nhà tôi có ánh mắt hiền rạng ngời hạnh phúc của mẹ, có sự chờ mong của cậu em trai, có cả lòng thành từ trong sâu thẳm tim tôi dành cho bố.

Ngày bố về, bố đã mang mùa Xuân trở lại…

Truyện văn học pháp lý

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Ngày 11/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 120/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp (Nghị định số 120/2025/NĐ-CP). Nghị định bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của các cơ quan; không để gián đoạn công việc, không để chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của xã hội, người dân, doanh nghiệp khi thực hiện chính quyền địa phương hai cấp từ ngày 01/7/2025 trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.
Phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Nhằm thể chế hoá đầy đủ quan điểm chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phân quyền, phân cấp; bảo đảm việc triển khai nhiệm vụ được thông suốt, hiệu quả, kịp thời, cải cách tối đa thủ tục hành chính, giảm chi phí, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, Chính phủ ban hành Nghị định số 121/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp (Nghị định số 121/2025/NĐ-CP).
Cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đòn bẩy thúc đẩy kinh tế tư nhân bứt phá

Cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đòn bẩy thúc đẩy kinh tế tư nhân bứt phá

Kinh tế tư nhân chiếm hơn 70% cơ cấu kinh tế Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng quốc gia, tuy nhiên, khu vực này chưa phát triển tương xứng với tiềm năng do còn nhiều rào cản về thủ tục, chính sách và thiếu cơ chế phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. Nghị quyết số 198/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển (Nghị quyết số 198/2025/QH15) và Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 198/2025/QH15 (Nghị quyết số 139/NQ-CP) với nhiều cơ chế, chính sách quan trọng sẽ góp phần “cởi trói”, tạo động lực để kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới.
Quyết tâm mạnh mẽ bảo đảm quyền không bị tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục con người ở Việt Nam

Quyết tâm mạnh mẽ bảo đảm quyền không bị tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục con người ở Việt Nam

Việt Nam đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ và cam kết rõ ràng trong việc bảo vệ quyền không bị tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo. Quyết tâm này được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa kể từ khi Việt Nam gia nhập Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (Công ước UNCAT) vào năm 2015. Những nỗ lực của Việt Nam trong bảo đảm quyền này không chỉ thể hiện qua việc hoàn thiện hệ thống pháp luật mà còn qua việc triển khai các biện pháp hành chính, tư pháp và hợp tác quốc tế.
Xây dựng pháp luật thi hành án dân sự đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới

Xây dựng pháp luật thi hành án dân sự đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới

Luật Thi hành án dân sự được Quốc hội khóa XII đã thông qua ngày 14/11/2008, được sửa đổi, bổ sung các năm 2014, 2018, 2020, 2022 (Luật Thi hành án dân sự). Sau gần 17 năm triển khai thực hiện, công tác thi hành án dân sự đã đạt được nhiều kết quả tích cực, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội của đất nước.
Bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin là chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước

Bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin là chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước

Ở nước ta, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền được tiếp cận thông tin được ghi nhận cụ thể trong Hiến pháp, pháp luật. Cùng với sự phát triển của đất nước và quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam gia nhập nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương về vấn đề bảo vệ quyền con người. Trong đó quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin ngày càng được bảo đảm tốt hơn, thông qua quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia và quá trình nội luật hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao - Nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, mang tính chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước

Phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao - Nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, mang tính chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước

Sau gần 40 năm đổi mới, kinh tế tư nhân đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã phát triển lớn mạnh, khẳng định thương hiệu và vươn ra thị trường khu vực, thế giới. Tuy nhiên, kinh tế tư nhân hiện vẫn đối mặt với nhiều rào cản, chưa bứt phá về quy mô và năng lực cạnh tranh, chưa đáp ứng được yêu cầu, kỳ vọng là lực lượng nòng cốt của kinh tế đất nước. Để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân cần có sự vào cuộc toàn diện của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp.
Nhiều chính sách mới có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025, kịp thời tháo gỡ khó khăn, “điểm nghẽn” về thể chế, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

Nhiều chính sách mới có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025, kịp thời tháo gỡ khó khăn, “điểm nghẽn” về thể chế, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

Từ ngày 01/7/2025, nhiều luật do Quốc hội khóa XV thông qua chính thức có hiệu lực thi hành với nhiều chính sách mới có tính đột phá, góp phần khơi thông “điểm nghẽn” về thể chế, tạo động lực phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, sẵn sàng đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Nỗ lực cao nhất để sớm đưa Cổng Pháp luật quốc gia phục vụ người dân và doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Nỗ lực cao nhất để sớm đưa Cổng Pháp luật quốc gia phục vụ người dân và doanh nghiệp

Sáng nay (31/5/2025), tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo nhiều bộ, ngành Trung ương đã bấm nút khai trương Cổng Pháp luật quốc gia. Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, cơ quan được Chính phủ giao làm đầu mối vận hành Cổng Pháp luật quốc gia về nội dung này.
Nhiều quy định mới về quy trình xây dựng, ban hành văn bản  quy phạm pháp luật

Nhiều quy định mới về quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Ngày 19/02/2025, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025. Ngày 01/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Nghị định số 78/2025/NĐ-CP). Luật và Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2025, có nhiều quy định mới được bổ sung để hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng ngắn gọn, đơn giản hơn về các bước, thành phần hồ sơ, rút ngắn thời gian xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp, trình Chính phủ chậm nhất ngày 03/6/2025

Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp, trình Chính phủ chậm nhất ngày 03/6/2025

Thực hiện nhiệm vụ được Quốc hội và Chính phủ giao, đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký ban hành Quyết định số 1355/QĐ-BTP ngày 28/4/2025 chính thức ban hành Kế hoạch triển khai nhiệm vụ của Bộ Tư pháp về việc tổ chức lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến của Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Nhận diện những rào cản trong đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Nhận diện những rào cản trong đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” trong ấn phẩm 200 trang “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo” xuất bản năm 2025.

Giải pháp khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Giải pháp khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới” trong ấn phẩm 200 trang “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo” xuất bản năm 2025.
Một số hạn chế trong quy định pháp luật về thành lập và ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Một số hạn chế trong quy định pháp luật về thành lập và ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Một số hạn chế trong quy định pháp luật về thành lập và ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo” trong ấn phẩm 200 trang “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo” xuất bản năm 2025.
Đổi mới cơ chế thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện nghiêm minh, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Đổi mới cơ chế thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện nghiêm minh, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Đây là quan điểm chỉ đạo quan trọng trong xây dựng Nghị định số 80/2025/NĐ-CP về tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật được Chính phủ ban hành ngày 01/4/2025 (Nghị định số 80/2025/NĐ-CP).

Theo dõi chúng tôi trên:

mega story

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm