Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012 tạo ra khuôn khổ pháp lý quan trọng để củng cố tổ chức và phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư. Đến nay, hệ thống tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư trên phạm vi cả nước đã được hoàn chỉnh ở hai cấp: Liên đoàn Luật sư Việt Nam và 63 Đoàn Luật sư của các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, hoạt động dần ổn định và phát triển. Liên đoàn Luật sư Việt Nam và nhiều Đoàn Luật sư đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng pháp luật, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, thực hiện trợ giúp pháp lý. Hoạt động tự quản của Đoàn Luật sư cũng được phát huy, tuy kết quả còn có sự khác nhau tại các địa phương. Bên cạnh đó, vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư được tăng cường nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu để thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật Luật sư. Bộ máy tổ chức tự quản, giúp việc chuyên môn của các Đoàn Luật sư vẫn chủ yếu hoạt động kiêm nhiệm, thiếu tính chuyên nghiệp nên có phần ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện các chức năng tự quản. Để thực hiện nhiệm vụ này, cần nghiên cứu sửa đổi các quy định pháp luật có liên quan, trong đó có Luật Luật sư, các quy định nội bộ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, từ đó mới có cơ sở để đổi mới tổ chức và hoạt động tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Nâng cao trách nhiệm tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư và kiến nghị, đề xuất sửa đổi Luật Luật sư” trong ấn phẩm 200 trang “Hoàn thiện pháp luật về luật sư tại Việt Nam”, xuất bản năm 2024. Bài viết này nêu làm rõ một số yêu cầu đặt ra đối với việc nâng cao trách nhiệm tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư và kiến nghị, đề xuất sửa đổi Luật Luật sư.
Kính mời độc giả nghiên cứu nội dung bài viết tại file đính kèm: