1. Thực trạng về tỷ lệ và chất lượng nữ đại biểu dân cử
Đối với người phụ nữ, do có điểm đặc biệt là thiên chức làm mẹ (mang thai, sinh con) - đặc tính này không có ở đàn ông (tự nhiên), nên luật pháp đã tính đến sự ưu tiên, ưu đãi trên một số phương diện mà người phụ nữ dễ chịu sự tác động từ thiên chức của mình như trong tuyển dụng, bố trí công việc, thời gian, giờ giấc làm việc, độ tuổi hưởng bảo hiểm xã hội, thành lập các quỹ hỗ trợ vay vốn ưu đãi, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, thậm chí là cả “ưu ái” trong xử lý hình sự khi phụ nữ vi phạm pháp luật… Các quy định này có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ có cơ hội thể hiện khả năng của mình để phát triển trong công việc, đồng thời, tạo chuyển biến về nhận thức của xã hội đối với vị trí, vai trò của người phụ nữ để phụ nữ có thể đóng góp ngày càng nhiều cho gia đình, xã hội, đất nước và loài người[1].
1.1. Những chuyển biến tích cực về tỷ lệ và chất lượng nữ đại biểu dân cử
Thứ nhất, tăng số lượng nữ giới tham gia ứng cử
Căn cứ vào Nghị quyết số 559/NQ-HĐBCQG ngày 27/4/2021 của Hội đồng bầu cử quốc gia về công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước thì trong danh sách 868 người chính thức ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, tại 184 đơn vị bầu cử trong cả nước, sẽ chọn để bầu 500 đại biểu. Theo đó, về cơ cấu kết hợp chung của cả nước, người ứng cử là phụ nữ có 393 người, chiếm tỷ lệ 45,28%, tăng 6,31% so với khóa XIV. Đây cũng là tỷ lệ cao nhất trong bốn khóa bầu cử đại biểu Quốc hội gần đây. Riêng với khối trung ương đạt gần gấp hai so với khóa XIV[2]. Bên cạnh đó, có 54 tỉnh, thành phố có tỷ lệ nữ ứng cử viên đại biểu Quốc hội từ 35% trở lên, trong đó 25 tỉnh, thành phố có tỷ lệ từ 50% trở lên, cao nhất Nam Định là 71,4%. Có 09 tỉnh, thành phố có tỷ lệ nữ ứng cử viên đại biểu Quốc hội dưới 35% (khóa XIV có 22 tỉnh/thành), trong 184 đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội có 08 đơn vị bầu cử không có nữ ứng cử viên[3]. Điều này tạo cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu tăng tỷ lệ nữ trong hoạt động của Quốc hội lên 35 - 40%, thực hiện tốt hơn bình đẳng giới và thúc đẩy sự tham gia mạnh mẽ hơn của phụ nữ trong hoạt động chính trị.
Nữ ứng cử viên đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026 là 2.533/6.211 đạt tỷ lệ 40,8% (tăng 1,1% so với nhiệm kỳ trước); có 59 tỉnh, thành phố có tỷ lệ nữ trên 35% trong đó cao nhất là Bắc Cạn (56%)[4].
Kết quả này có được là nhờ sự nỗ lực của chính các nữ ứng cử viên và sự quan tâm, hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, cùng với việc thực hiện tốt công tác chuẩn bị chặt chẽ trong quá trình lựa chọn, giới thiệu, hiệp thương.
Nhiệm kỳ năm 2016 - 2021, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội đạt trên 25% nhưng có 03 tỉnh không có nữ đại biểu Quốc hội (Quảng Nam, Tây Ninh, Thừa Thiên - Huế) và 25 tỉnh có tỷ lệ nữ đại biểu dưới 20%. Thực tế này cho thấy, mục tiêu của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới vẫn chưa có bước phát triển vững chắc và cũng chưa đồng đều trong các địa phương của cả nước. Tuy nhiên, nhiệm kỳ Quốc hội 2016 - 2021, lần đầu tiên Việt Nam có đại biểu nắm giữ vị trí Chủ tịch Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và 01 Phó Chủ tịch Quốc hội cũng là nữ giới. Chiều 10/6/2021, tại Nhà Quốc hội, Hội đồng Bầu cử Quốc gia tổ chức họp báo công bố nghị quyết của Hội đồng Bầu cử Quốc gia về kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV. Theo đó, 499 người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, trong đó có 151 đại biểu là phụ nữ (30,26% trong tổng số người trúng cử), tăng 3,46% so với nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV[5]. Đây là lần đầu tiên tỷ lệ đại biểu Quốc hội là phụ nữ đạt trên 30% kể từ nhiệm kỳ Quốc hội khoá VI; là tín hiệu đáng mừng cho việc hiện thực hóa các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về đảm bảo quyền tham chính của phụ nữ.
Trong Hội đồng nhân dân các cấp, tỷ lệ nữ tăng 1 - 2% mỗi khóa (cấp tỉnh), đặc biệt cấp huyện và xã tăng từ 2 - 4%. Cụ thể, so với nhiệm kỳ trước (2016 - 2021) thì nhiệm kỳ này (2021 - 2026), theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bầu được 3.721 đại biểu, trong đó có 1.079 đại biểu là phụ nữ (29%) tăng 2,28%; Hội đồng nhân dân cấp huyện bầu được 22.549 đại biểu, trong đó có 6.557 đại biểu là phụ nữ (29,08%) tăng 1,58%; Hội đồng nhân dân cấp xã bầu được 239.752 đại biểu, trong đó có 69.474 đại biểu là phụ nữ (28,98%) tăng 2,39%[6].
Thứ hai, chất lượng nữ đại biểu dân cử được nâng lên
Trong các nhiệm kỳ Quốc hội gần đây, tuy số lượng nữ đại biểu chiếm tỷ lệ thấp hơn so với nam giới, song hoạt động của nữ đại biểu Quốc hội được đánh giá cao. Nhiều đại biểu Quốc hội nữ đã phát huy trí tuệ, kinh nghiệm của mình trong công việc, dành nhiều thời gian, công sức nghiên cứu, đóng góp vào quá trình xây dựng chính sách, pháp luật của Quốc hội, nhất là những vấn đề liên quan đến giáo dục, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, bình đẳng giới, hôn nhân gia đình... Giúp cho những chính sách, pháp luật mang tính toàn diện, toàn dân, việc thực thi chính sách đáp ứng nhu cầu và lợi ích công bằng cho mọi tầng lớp nhân dân[7].
Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, với tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội chiếm 26,7% đại biểu Quốc hội Việt Nam, tại 10 kỳ họp đã có hàng trăm lượt ý kiến phát biểu của nữ đại biểu Quốc hội góp ý vào các báo cáo trình Quốc hội, các dự án luật trong các phiên thảo luận tại Hội trường. Đã có 31,58% lượt ý kiến của nữ đại biểu Quốc hội tham gia tại các phiên chất vấn được tổ chức tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Lần đầu tiên có nữ đại biểu Quốc hội thực hiện quyền sáng kiến pháp luật. Trong khóa XIII, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh đề xuất xây dựng luật về đại biểu Quốc hội. Sang khóa XIV, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh đề xuất xây dựng Luật Hành chính công và đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội cho triển khai nghiên cứu, thành lập Ban soạn thảo. Dự án Luật Hành chính công được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thảo luận tại phiên họp thứ 27 (sáng 11/9/2018). Đây là dự án luật do đại biểu Quốc hội trình. Tuy dự luật còn nhiều vấn đề tranh luận, nhưng đã được ghi nhận ở góc độ của một công trình nghiên cứu khoa học, một tài liệu nghiên cứu, tham khảo có giá trị.
Các nữ đại biểu Quốc hội đã tham gia có trách nhiệm, hiệu quả và có nhiều đóng góp quan trọng trên các diễn đàn quốc tế. Đặc biệt trong năm 2020, Việt Nam đăng cai tổ chức Đại hội đồng AIPA 41 và Hội nghị cấp cao ASEAN, nhóm nữ đại biểu Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể vào việc tổ chức thành công và tham gia đầy trách nhiệm Hội nghị Nữ nghị sĩ AIPA 41 và Phiên họp đặc biệt của các nhà lãnh đạo ASEAN về tăng quyền năng cho phụ nữ trong thời đại số, Hội nghị thượng đỉnh Lãnh đạo nữ các nước ASEAN[8].
2.2. Một số tồn tại, hạn chế
Thứ nhất, việc triển khai chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về việc tăng số lượng đại biểu Quốc hội là nữ còn hạn chế
Khoản 3 Điều 8 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định: “Số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Đoàn Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, bảo đảm có ít nhất ba mươi lăm phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là phụ nữ”. Trên thực tế có nhiều tỉnh không đạt tỷ lệ nữ ứng cử viên tối thiểu theo luật định. Nhưng chúng ta chưa có một chế tài ràng buộc nên không có cơ quan, đơn vị, tổ chức nào phải chịu trách nhiệm về kết quả này[9].
Thực tế ở nước ta vẫn còn tồn tại các định kiến xã hội về giới. Có quan điểm cho rằng nam giới độc lập, mạnh mẽ, có năng lực và ra quyết định tốt hơn còn phụ nữ gắn với việc sinh đẻ, chăm sóc con cái, gia đình, ít có thời gian cho công việc và khả năng xử lý tình huống công việc kém hơn nam giới, vì vậy bầu nam giới làm đại biểu Hội đồng nhân dân thì khả năng thu thập thông tin, phân tích, xử lý, chất vấn và trả lời chất vấn, khả năng chịu áp lực sẽ tốt hơn nữ giới trong vai trò đại biểu Hội đồng nhân dân. Định kiến giới cũng ảnh hưởng đến cách nhìn của người ra quyết định đối với việc bổ nhiệm phụ nữ vào các vị trí quan trọng trong bộ máy, dẫn đến việc cán bộ nữ ít nằm trong quy hoạch đội ngũ lãnh đạo kế cận. Bên cạnh đó, một số quy định khác biệt giữa nam và nữ như độ tuổi nghỉ hưu, tuổi đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch đã hạn chế sự tham gia của phụ nữ vào các lĩnh vực của đời sống xã hội[10].
Thứ hai, công tác giới thiệu ứng cử và tự ứng cử đối với nữ giới hiện nay còn thiếu tầm nhìn, định hướng chiến lược
Việc giới thiệu số lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào sự lựa chọn của các cơ quan, đơn vị (với người được giới thiệu ứng cử). Trong quá trình giới thiệu người ứng cử, vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cấp ủy, công đoàn, nữ công rất quan trọng. Nếu các chủ thể này nhận thức đầy đủ quan điểm về bình đẳng giới thì sẽ giới thiệu cho Mặt trận Tổ quốc những người không những bảo đảm đủ tiêu chuẩn nói chung theo quy định của pháp luật về bầu cử, mà còn là những người nổi trội, xuất sắc trong tập thể, trong danh sách những người được giới thiệu và đảm bảo tiêu chí bình đẳng giới. Chỉ như vậy thì Mặt trận Tổ quốc mới có điều kiện để hiệp thương, lựa chọn người ứng cử là nữ vừa đủ điều kiện, vừa nổi trội đưa vào danh sách ứng cử.
Đối với người ứng cử là nữ, một trong những kinh nghiệm của nhiều địa phương là phải dự kiến số lượng phụ nữ ứng cử một cách rộng rãi ngay từ hiệp thương lần thứ nhất để lựa chọn dần, đến hội nghị hiệp thương lần thứ ba số đại biểu nữ vẫn bảo đảm một tỷ lệ thích hợp và kết quả trúng cử không chỉ đáp ứng được chỉ tiêu đề ra mà còn có khả năng cao hơn[11].
Mặc dù Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân đã có những quy định mang tính định hướng về tỷ lệ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân là nữ, nhưng trong thực tế còn có khoảng cách khá xa so với yêu cầu. Vì thế, các văn bản pháp luật về bầu cử và chỉ thị của Trung ương Đảng cần quy định về tỷ lệ nữ trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân là chỉ tiêu bắt buộc; đồng thời các cơ quan, tổ chức hữu quan trong đó có Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần có các biện pháp thích hợp, có quyết tâm cao để thực hiện yêu cầu này[12].
3. Một số giải pháp nâng cao tỷ lệ và chất lượng nữ đại biểu dân cử
Một là, nâng cao nhận thức về vấn đề giới, bình đẳng giới cho các cấp bộ ngành, địa phương
Ở nước ta, thực tế cho thấy nữ giới có đủ khả năng gánh vác các trọng trách như nam giới trên các phương diện như chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội[13]. Do đó, nếu xuất hiện vấn đề nhận thức lệch lạc về giới, về vai trò của người phụ nữ trong gia đình, cũng như ngoài xã hội từ phía cán bộ trong các cấp bộ, ngành, địa phương thì cần phải áp dụng các biện pháp xử lý thích đáng. Đặc biệt, cần thiết phải sử dụng các hình thức kỷ luật để giải quyết các trường hợp không đảm bảo các chỉ tiêu, yêu cầu về giới trong quá trình tổ chức xây dựng đảng và chính quyền nhà nước, trong đó cần chú trọng xử lý những trường hợp làm giảm khả năng hay cản trở sự tham chính của người phụ nữ[14].
Hai là, tăng cường vai trò của các cấp ủy đảng và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong giới thiệu người ứng cử là nữ
Để giới thiệu những phụ nữ tiêu biểu, đáp ứng đủ điều kiện để ứng cử đại biểu Quốc hội thì:
- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cần chủ động, tích cực phát hiện, giới thiệu nhân sự đủ tiêu chuẩn vào quy hoạch cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo các ngành; tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho các ứng cử viên đại biểu Quốc hội, đề xuất chính sách cho cán bộ nữ, tạo nguồn phát triển cán bộ nữ[15].
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần chủ trì, phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tăng cường công tác giám sát bầu cử, chú trọng nội dung tỷ lệ nữ ứng cử tại các địa phương và các đơn vị bầu cử[16]. Đồng thời, có giải pháp chỉ đạo kịp thời, hiệu quả nhằm bảo đảm tỷ lệ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội theo đúng quy định của khoản 3 Điều 8 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
- Hội đồng bầu cử Quốc gia và Ủy ban bầu cử các cấp bảo đảm lập danh sách nam, nữ ứng cử ở các đơn vị bầu cử trên cơ sở “tương đương về trình độ, vị trí chức danh” tạo sự cạnh tranh công bằng trong bầu cử, sẽ tăng được tỷ lệ nữ trúng cử[17].
- Tổ chức bầu cử các cấp giám sát thực hiện bình đẳng, công bằng trong các bước hiệp thương giới thiệu người ứng cử, chốt danh sách chính thức người ứng cử, đặc biệt lập danh sách người ứng cử ở các đơn vị bầu cử, để tăng số lượng và chất lượng nữ đại biểu dân cử.
Ba là, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia có những thành tựu về giáo dục, phổ biến, tuyên truyền và thực thi pháp luật về giới, bình đẳng giới
Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia có những thành tựu lớn về giáo dục, phổ biến, tuyên truyền và thực thi pháp luật về giới, bình đẳng giới trên thực tế để học tập kinh nghiệm cũng như tạo ra phong trào tích cực về việc nhìn nhận, đánh giá vị trí, vai trò của người phụ nữ trong các cấp bộ ngành, địa phương và toàn thể nhân dân[18]. Thông qua đó, cũng tiếp tục khẳng định sẽ tuân thủ nghiêm chỉnh các cam kết quốc tế liên quan đến phụ nữ mà Việt Nam là quốc gia thành viên. Tuyên truyền sâu rộng trong xã hội nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về vai trò, vị trí, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong tham gia xây dựng chính sách, pháp luật. Việc tham gia của phụ nữ sẽ góp phần xây dựng chính sách, pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần phát triển và tiến bộ xã hội, vì một đất nước phát triển toàn diện và bền vững[19].
Bốn là, phụ nữ phải tự nâng cao năng lực cũng như phát huy nội lực của mình
Phụ nữ cần nhận thức đầy đủ về vai trò của mình trong quá trình tham chính để nỗ lực, chủ động nắm bắt cơ hội đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao năng lực bản thân về chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin để sáng tạo, cải tiến công việc[20]. Phụ nữ phải tự tin, khẳng định mình, sẵn sàng và dám nhận nhiệm vụ, vượt khó để tiến bộ. Đồng thời, biết cân bằng giữa công việc và gia đình; tranh thủ sự ủng hộ, hỗ trợ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Đối với người phụ nữ, do có điểm đặc biệt là thiên chức làm mẹ (mang thai, sinh con) - đặc tính này không có ở đàn ông (tự nhiên), nên luật pháp đã tính đến sự ưu tiên, ưu đãi trên một số phương diện mà người phụ nữ dễ chịu sự tác động từ thiên chức của mình như trong tuyển dụng, bố trí công việc, thời gian, giờ giấc làm việc, độ tuổi hưởng bảo hiểm xã hội, thành lập các quỹ hỗ trợ vay vốn ưu đãi, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, thậm chí là cả “ưu ái” trong xử lý hình sự khi phụ nữ vi phạm pháp luật… Các quy định này có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ có cơ hội thể hiện khả năng của mình để phát triển trong công việc, đồng thời, tạo chuyển biến về nhận thức của xã hội đối với vị trí, vai trò của người phụ nữ để phụ nữ có thể đóng góp ngày càng nhiều cho gia đình, xã hội, đất nước và loài người[1].
1.1. Những chuyển biến tích cực về tỷ lệ và chất lượng nữ đại biểu dân cử
Thứ nhất, tăng số lượng nữ giới tham gia ứng cử
Căn cứ vào Nghị quyết số 559/NQ-HĐBCQG ngày 27/4/2021 của Hội đồng bầu cử quốc gia về công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước thì trong danh sách 868 người chính thức ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, tại 184 đơn vị bầu cử trong cả nước, sẽ chọn để bầu 500 đại biểu. Theo đó, về cơ cấu kết hợp chung của cả nước, người ứng cử là phụ nữ có 393 người, chiếm tỷ lệ 45,28%, tăng 6,31% so với khóa XIV. Đây cũng là tỷ lệ cao nhất trong bốn khóa bầu cử đại biểu Quốc hội gần đây. Riêng với khối trung ương đạt gần gấp hai so với khóa XIV[2]. Bên cạnh đó, có 54 tỉnh, thành phố có tỷ lệ nữ ứng cử viên đại biểu Quốc hội từ 35% trở lên, trong đó 25 tỉnh, thành phố có tỷ lệ từ 50% trở lên, cao nhất Nam Định là 71,4%. Có 09 tỉnh, thành phố có tỷ lệ nữ ứng cử viên đại biểu Quốc hội dưới 35% (khóa XIV có 22 tỉnh/thành), trong 184 đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội có 08 đơn vị bầu cử không có nữ ứng cử viên[3]. Điều này tạo cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu tăng tỷ lệ nữ trong hoạt động của Quốc hội lên 35 - 40%, thực hiện tốt hơn bình đẳng giới và thúc đẩy sự tham gia mạnh mẽ hơn của phụ nữ trong hoạt động chính trị.
Nữ ứng cử viên đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026 là 2.533/6.211 đạt tỷ lệ 40,8% (tăng 1,1% so với nhiệm kỳ trước); có 59 tỉnh, thành phố có tỷ lệ nữ trên 35% trong đó cao nhất là Bắc Cạn (56%)[4].
Kết quả này có được là nhờ sự nỗ lực của chính các nữ ứng cử viên và sự quan tâm, hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, cùng với việc thực hiện tốt công tác chuẩn bị chặt chẽ trong quá trình lựa chọn, giới thiệu, hiệp thương.
Nhiệm kỳ năm 2016 - 2021, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội đạt trên 25% nhưng có 03 tỉnh không có nữ đại biểu Quốc hội (Quảng Nam, Tây Ninh, Thừa Thiên - Huế) và 25 tỉnh có tỷ lệ nữ đại biểu dưới 20%. Thực tế này cho thấy, mục tiêu của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới vẫn chưa có bước phát triển vững chắc và cũng chưa đồng đều trong các địa phương của cả nước. Tuy nhiên, nhiệm kỳ Quốc hội 2016 - 2021, lần đầu tiên Việt Nam có đại biểu nắm giữ vị trí Chủ tịch Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và 01 Phó Chủ tịch Quốc hội cũng là nữ giới. Chiều 10/6/2021, tại Nhà Quốc hội, Hội đồng Bầu cử Quốc gia tổ chức họp báo công bố nghị quyết của Hội đồng Bầu cử Quốc gia về kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV. Theo đó, 499 người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, trong đó có 151 đại biểu là phụ nữ (30,26% trong tổng số người trúng cử), tăng 3,46% so với nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV[5]. Đây là lần đầu tiên tỷ lệ đại biểu Quốc hội là phụ nữ đạt trên 30% kể từ nhiệm kỳ Quốc hội khoá VI; là tín hiệu đáng mừng cho việc hiện thực hóa các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về đảm bảo quyền tham chính của phụ nữ.
Trong Hội đồng nhân dân các cấp, tỷ lệ nữ tăng 1 - 2% mỗi khóa (cấp tỉnh), đặc biệt cấp huyện và xã tăng từ 2 - 4%. Cụ thể, so với nhiệm kỳ trước (2016 - 2021) thì nhiệm kỳ này (2021 - 2026), theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bầu được 3.721 đại biểu, trong đó có 1.079 đại biểu là phụ nữ (29%) tăng 2,28%; Hội đồng nhân dân cấp huyện bầu được 22.549 đại biểu, trong đó có 6.557 đại biểu là phụ nữ (29,08%) tăng 1,58%; Hội đồng nhân dân cấp xã bầu được 239.752 đại biểu, trong đó có 69.474 đại biểu là phụ nữ (28,98%) tăng 2,39%[6].
Thứ hai, chất lượng nữ đại biểu dân cử được nâng lên
Trong các nhiệm kỳ Quốc hội gần đây, tuy số lượng nữ đại biểu chiếm tỷ lệ thấp hơn so với nam giới, song hoạt động của nữ đại biểu Quốc hội được đánh giá cao. Nhiều đại biểu Quốc hội nữ đã phát huy trí tuệ, kinh nghiệm của mình trong công việc, dành nhiều thời gian, công sức nghiên cứu, đóng góp vào quá trình xây dựng chính sách, pháp luật của Quốc hội, nhất là những vấn đề liên quan đến giáo dục, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, bình đẳng giới, hôn nhân gia đình... Giúp cho những chính sách, pháp luật mang tính toàn diện, toàn dân, việc thực thi chính sách đáp ứng nhu cầu và lợi ích công bằng cho mọi tầng lớp nhân dân[7].
Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, với tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội chiếm 26,7% đại biểu Quốc hội Việt Nam, tại 10 kỳ họp đã có hàng trăm lượt ý kiến phát biểu của nữ đại biểu Quốc hội góp ý vào các báo cáo trình Quốc hội, các dự án luật trong các phiên thảo luận tại Hội trường. Đã có 31,58% lượt ý kiến của nữ đại biểu Quốc hội tham gia tại các phiên chất vấn được tổ chức tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Lần đầu tiên có nữ đại biểu Quốc hội thực hiện quyền sáng kiến pháp luật. Trong khóa XIII, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh đề xuất xây dựng luật về đại biểu Quốc hội. Sang khóa XIV, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh đề xuất xây dựng Luật Hành chính công và đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội cho triển khai nghiên cứu, thành lập Ban soạn thảo. Dự án Luật Hành chính công được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thảo luận tại phiên họp thứ 27 (sáng 11/9/2018). Đây là dự án luật do đại biểu Quốc hội trình. Tuy dự luật còn nhiều vấn đề tranh luận, nhưng đã được ghi nhận ở góc độ của một công trình nghiên cứu khoa học, một tài liệu nghiên cứu, tham khảo có giá trị.
Các nữ đại biểu Quốc hội đã tham gia có trách nhiệm, hiệu quả và có nhiều đóng góp quan trọng trên các diễn đàn quốc tế. Đặc biệt trong năm 2020, Việt Nam đăng cai tổ chức Đại hội đồng AIPA 41 và Hội nghị cấp cao ASEAN, nhóm nữ đại biểu Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể vào việc tổ chức thành công và tham gia đầy trách nhiệm Hội nghị Nữ nghị sĩ AIPA 41 và Phiên họp đặc biệt của các nhà lãnh đạo ASEAN về tăng quyền năng cho phụ nữ trong thời đại số, Hội nghị thượng đỉnh Lãnh đạo nữ các nước ASEAN[8].
2.2. Một số tồn tại, hạn chế
Thứ nhất, việc triển khai chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về việc tăng số lượng đại biểu Quốc hội là nữ còn hạn chế
Khoản 3 Điều 8 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định: “Số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Đoàn Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, bảo đảm có ít nhất ba mươi lăm phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là phụ nữ”. Trên thực tế có nhiều tỉnh không đạt tỷ lệ nữ ứng cử viên tối thiểu theo luật định. Nhưng chúng ta chưa có một chế tài ràng buộc nên không có cơ quan, đơn vị, tổ chức nào phải chịu trách nhiệm về kết quả này[9].
Thực tế ở nước ta vẫn còn tồn tại các định kiến xã hội về giới. Có quan điểm cho rằng nam giới độc lập, mạnh mẽ, có năng lực và ra quyết định tốt hơn còn phụ nữ gắn với việc sinh đẻ, chăm sóc con cái, gia đình, ít có thời gian cho công việc và khả năng xử lý tình huống công việc kém hơn nam giới, vì vậy bầu nam giới làm đại biểu Hội đồng nhân dân thì khả năng thu thập thông tin, phân tích, xử lý, chất vấn và trả lời chất vấn, khả năng chịu áp lực sẽ tốt hơn nữ giới trong vai trò đại biểu Hội đồng nhân dân. Định kiến giới cũng ảnh hưởng đến cách nhìn của người ra quyết định đối với việc bổ nhiệm phụ nữ vào các vị trí quan trọng trong bộ máy, dẫn đến việc cán bộ nữ ít nằm trong quy hoạch đội ngũ lãnh đạo kế cận. Bên cạnh đó, một số quy định khác biệt giữa nam và nữ như độ tuổi nghỉ hưu, tuổi đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch đã hạn chế sự tham gia của phụ nữ vào các lĩnh vực của đời sống xã hội[10].
Thứ hai, công tác giới thiệu ứng cử và tự ứng cử đối với nữ giới hiện nay còn thiếu tầm nhìn, định hướng chiến lược
Việc giới thiệu số lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào sự lựa chọn của các cơ quan, đơn vị (với người được giới thiệu ứng cử). Trong quá trình giới thiệu người ứng cử, vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cấp ủy, công đoàn, nữ công rất quan trọng. Nếu các chủ thể này nhận thức đầy đủ quan điểm về bình đẳng giới thì sẽ giới thiệu cho Mặt trận Tổ quốc những người không những bảo đảm đủ tiêu chuẩn nói chung theo quy định của pháp luật về bầu cử, mà còn là những người nổi trội, xuất sắc trong tập thể, trong danh sách những người được giới thiệu và đảm bảo tiêu chí bình đẳng giới. Chỉ như vậy thì Mặt trận Tổ quốc mới có điều kiện để hiệp thương, lựa chọn người ứng cử là nữ vừa đủ điều kiện, vừa nổi trội đưa vào danh sách ứng cử.
Đối với người ứng cử là nữ, một trong những kinh nghiệm của nhiều địa phương là phải dự kiến số lượng phụ nữ ứng cử một cách rộng rãi ngay từ hiệp thương lần thứ nhất để lựa chọn dần, đến hội nghị hiệp thương lần thứ ba số đại biểu nữ vẫn bảo đảm một tỷ lệ thích hợp và kết quả trúng cử không chỉ đáp ứng được chỉ tiêu đề ra mà còn có khả năng cao hơn[11].
Mặc dù Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân đã có những quy định mang tính định hướng về tỷ lệ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân là nữ, nhưng trong thực tế còn có khoảng cách khá xa so với yêu cầu. Vì thế, các văn bản pháp luật về bầu cử và chỉ thị của Trung ương Đảng cần quy định về tỷ lệ nữ trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân là chỉ tiêu bắt buộc; đồng thời các cơ quan, tổ chức hữu quan trong đó có Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần có các biện pháp thích hợp, có quyết tâm cao để thực hiện yêu cầu này[12].
3. Một số giải pháp nâng cao tỷ lệ và chất lượng nữ đại biểu dân cử
Một là, nâng cao nhận thức về vấn đề giới, bình đẳng giới cho các cấp bộ ngành, địa phương
Ở nước ta, thực tế cho thấy nữ giới có đủ khả năng gánh vác các trọng trách như nam giới trên các phương diện như chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội[13]. Do đó, nếu xuất hiện vấn đề nhận thức lệch lạc về giới, về vai trò của người phụ nữ trong gia đình, cũng như ngoài xã hội từ phía cán bộ trong các cấp bộ, ngành, địa phương thì cần phải áp dụng các biện pháp xử lý thích đáng. Đặc biệt, cần thiết phải sử dụng các hình thức kỷ luật để giải quyết các trường hợp không đảm bảo các chỉ tiêu, yêu cầu về giới trong quá trình tổ chức xây dựng đảng và chính quyền nhà nước, trong đó cần chú trọng xử lý những trường hợp làm giảm khả năng hay cản trở sự tham chính của người phụ nữ[14].
Hai là, tăng cường vai trò của các cấp ủy đảng và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong giới thiệu người ứng cử là nữ
Để giới thiệu những phụ nữ tiêu biểu, đáp ứng đủ điều kiện để ứng cử đại biểu Quốc hội thì:
- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cần chủ động, tích cực phát hiện, giới thiệu nhân sự đủ tiêu chuẩn vào quy hoạch cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo các ngành; tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho các ứng cử viên đại biểu Quốc hội, đề xuất chính sách cho cán bộ nữ, tạo nguồn phát triển cán bộ nữ[15].
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần chủ trì, phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tăng cường công tác giám sát bầu cử, chú trọng nội dung tỷ lệ nữ ứng cử tại các địa phương và các đơn vị bầu cử[16]. Đồng thời, có giải pháp chỉ đạo kịp thời, hiệu quả nhằm bảo đảm tỷ lệ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội theo đúng quy định của khoản 3 Điều 8 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
- Hội đồng bầu cử Quốc gia và Ủy ban bầu cử các cấp bảo đảm lập danh sách nam, nữ ứng cử ở các đơn vị bầu cử trên cơ sở “tương đương về trình độ, vị trí chức danh” tạo sự cạnh tranh công bằng trong bầu cử, sẽ tăng được tỷ lệ nữ trúng cử[17].
- Tổ chức bầu cử các cấp giám sát thực hiện bình đẳng, công bằng trong các bước hiệp thương giới thiệu người ứng cử, chốt danh sách chính thức người ứng cử, đặc biệt lập danh sách người ứng cử ở các đơn vị bầu cử, để tăng số lượng và chất lượng nữ đại biểu dân cử.
Ba là, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia có những thành tựu về giáo dục, phổ biến, tuyên truyền và thực thi pháp luật về giới, bình đẳng giới
Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia có những thành tựu lớn về giáo dục, phổ biến, tuyên truyền và thực thi pháp luật về giới, bình đẳng giới trên thực tế để học tập kinh nghiệm cũng như tạo ra phong trào tích cực về việc nhìn nhận, đánh giá vị trí, vai trò của người phụ nữ trong các cấp bộ ngành, địa phương và toàn thể nhân dân[18]. Thông qua đó, cũng tiếp tục khẳng định sẽ tuân thủ nghiêm chỉnh các cam kết quốc tế liên quan đến phụ nữ mà Việt Nam là quốc gia thành viên. Tuyên truyền sâu rộng trong xã hội nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về vai trò, vị trí, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong tham gia xây dựng chính sách, pháp luật. Việc tham gia của phụ nữ sẽ góp phần xây dựng chính sách, pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần phát triển và tiến bộ xã hội, vì một đất nước phát triển toàn diện và bền vững[19].
Bốn là, phụ nữ phải tự nâng cao năng lực cũng như phát huy nội lực của mình
Phụ nữ cần nhận thức đầy đủ về vai trò của mình trong quá trình tham chính để nỗ lực, chủ động nắm bắt cơ hội đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao năng lực bản thân về chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin để sáng tạo, cải tiến công việc[20]. Phụ nữ phải tự tin, khẳng định mình, sẵn sàng và dám nhận nhiệm vụ, vượt khó để tiến bộ. Đồng thời, biết cân bằng giữa công việc và gia đình; tranh thủ sự ủng hộ, hỗ trợ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
ThS. Huỳnh Thị Hồng Nhiên
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Ảnh: internet
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Ảnh: internet
[1] Lời nói đầu của Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ, 1979 (Công ước CEDAW).
[2] Phúc Quân, Tăng tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấ
[4] Ban Tổ chức TW Hội, 54 tỉnh, thành đạt tỷ lệ nữ ứng cử đại biểu Quốc hội từ 35% trở lên
[5] Phan Phương, Bầu cử Quốc hội: Công bố 499 người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV
[6] Quỳnh Hoa, Bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân: những con số thuyết phục
[7] ThS. Đặng Thị Kim Ngân, Giải pháp nâng cao tỉ lệ nữ trong bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV
[8] Bảo Yến – Minh Thành, Tổng kết hoạt động của nhóm nữ đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV
[9] “Bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân: Bình đẳng giới về thực chất”
[10] TS. Hoàng Thị Kim Quế, Phụ nữ: Những ưu ái và thiệt thòi – nhìn từ góc độ xã hội, pháp lý, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 9, tháng 9/2003.
[11] Anh Chi, Vai trò của phụ nữ trong cơ quan dân cử: còn nhiều thách thức
[12] Phan Anh, Để đảm bảo tỷ lệ nữ trong bầu cử đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân1.
[13] Lê Thị Nhâm Tuyết, Những phẩm chất đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam 2021.
[14] TS. Lương Văn Tuấn, Hiện thực hóa quy định về phụ nữ tham chính ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 19 (371), tháng 10/2018, truy cập ngày 02/6/2021.
[15] Nguyễn Tú, Quyết định những nhiệm vụ quan trọng của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
[16] Mọi vấn đề còn “trăn trở” đối với các ứng viên ĐBQH phải được làm rõ
[17] ThS. Đặng Thị Kim Ngân, Giải pháp nâng cao tỉ lệ nữ trong bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV
[18] TS. Trần Thị Quyên, Giải pháp bảo đảm bình đẳng giới trong chính sách, pháp luật hiện nay
[19] GS. TS. Lê Thị Quý, Bình đẳng giới và xã hội hiện đại
[20] Sự tham gia của phụ nữ trong vai trò lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam, Báo cáo được xây dựng với sự hỗ trợ của Chương trình Lãnh đạo nữ Cambridge - Việt Nam: Nâng cao năng lực lãnh đạo cho phụ nữ trong khu vực Nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (EOWP) – Dự án hợp tác giữa Bộ Ngoại giao (MoFA) và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), tr. 19.