Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm: (i) Thay đổi nhận thức chung của tập thể lãnh đạo Học viện, đội ngũ cán bộ chủ chốt, giảng viên, chuyên viên, học viên và những đối tác của Học viện hiểu đúng được tầm quan trọng, chức năng và giá trị quản trị đào tạo c huyên nghiệp của hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo các chức danh tư pháp; (ii) Trang bị kiến thức, kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm định chất lượng đào tạo bên trong cơ sở đào tạo cho toàn thể thành viên cộng đồng sư phạm nhà trường, từ lãnh đạo Học viện đến toàn thể giảng viên, chuyên viên làm công tác quản lý đào tạo và chú trọng đặc biệt trang bị kiến thức, kỹ năng đảm bảo chất lượng đào tạo cho đội ngũ giảng viên trong và ngoài Học viện, những người mà kết quả hoạt động của họ có tác động tích cực đến việc đổi mới và thường xuyên cải thiệt chất lượng giảng dạy, học tập trong Học viện; (iii) Kết quả thực hiện đề tài còn có mục đích quan trọng là đặt nền tảng lý luận và thực tiễn căn bản cho việc nhận diện, tiếp cận phù hợp với mô hình lý thuyết về đảm bảo chất lượng đào tạo các chức danh tư pháp tại Học viện trong thời gian tới.
![]() |
![]() |
Về phạm vi nghiên cứu, đề tài chủ yếu tập trung vào các thành tố và vấn đề chính yếu về đảm bảo chất lượng đào tạo tại Học viện Tư pháp, trong đó chú trọng 03 yếu tố: (i) Mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn và chính sách chất lượng trong chiến lược phát triển của Học viện Tư pháp; (ii) Tiêu chuẩn, tiêu chí về chất lượng cấp cơ sở đào tạo, cấp chương trình đào tạo và các công cụ đánh giá chất lượng khác; (iii) Quy trình đánh giá chất lượng cấp chương trình trong đảm bảm chất lượng bên trong.
Đề tài là công trình đầu tiên tại Học viên Tư pháp đưa ra cách tiếp cận chất lượng đào tạo, đảm bảo chất lượng đào tạo các chức danh tư pháp, phù hợp với những biến đổi hiện đang diễn ra trong thực tiễn của Ngành Tư pháp cũng như xã hội, từ đó đưa ra định hướng, giải pháp xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo các chức danh tư pháp, đáp ứng yêu cầu xây dựng Học viện Tư pháp trở thành một trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp.
Theo đánh giá của Hội đồng nghiệm thu, đề tài này đã đặt nền tảng lý luận và thực tiễn căn bản cho việc nhận diện, tiếp cận phù hợp với mô hình lý thuyết về đảm bảo chất lượng đào tạo các chức danh tư pháp tại Học viện trong thời gian tới..., có khả năng ứng dụng trực tiếp trong lĩnh vực quản trị đào tạo tại Học viện Tư pháp, đồng thời có giá trị tham khảo đối với các cơ sở đào tạo các chức danh tư pháp khác. Đề tài đã được nghiệm thu với kết quả xuất sắc.
Vũ Hải Việt