Với 07 năm triển khai thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật, có thể khẳng định vai trò to lớn của hệ thống pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong công cuộc đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính những năm qua ở Việt Nam, góp phần hữu hiệu trong bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền công dân, quyền con người theo quy định của Hiến pháp năm 2013, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội. Luật Xử lý vi phạm hành chính ban hành đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính ở Việt Nam. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính thời gian qua cho thấy các quy định của Luật đã bộc lộ những hạn chế bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong đời sống xã hội. Trên cơ sở kết quả của công tác tổng kết thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, có thể tóm lược những vướng mắc, bất cập chủ yếu của Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành thành hai nhóm: (i) Nhóm những khó khăn vướng mắc trong các quy định của Luật về xử phạt vi phạm hành và (ii) Nhóm các khó khăn vướng mắc từ các quy định của Luật về biện pháp xử lý hành chính.
Bài viết “Nhu cầu hoàn thiện thể chế pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và một số kiến nghị” của tác giả Đặng Thanh Sơn đăng tải trên ấn phẩm 200 trang của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2020 “Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính” đã tập trung đề cập đến nội dung hoàn thiện thể chế pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong giai đoạn trước mắt, đó là nghiên cứu xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành nhằm đáp ứng kịp thời, hiệu quả yêu cầu đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính phù hợp với thực tiễn hiện nay ở Việt Nam.
Bài viết “Nhu cầu hoàn thiện thể chế pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và một số kiến nghị” của tác giả Đặng Thanh Sơn đăng tải trên ấn phẩm 200 trang của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2020 “Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính” đã tập trung đề cập đến nội dung hoàn thiện thể chế pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong giai đoạn trước mắt, đó là nghiên cứu xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành nhằm đáp ứng kịp thời, hiệu quả yêu cầu đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính phù hợp với thực tiễn hiện nay ở Việt Nam.