Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là một trong những chế định quan trọng của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, chế định này quy định về các chức danh cụ thể thuộc các cơ quan nhà nước khác nhau được xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể là áp dụng các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Với thẩm quyền Luật định, các chức danh có thẩm quyền ra các quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tính chất là quyết định cá biệt, có nội dung ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Mặt khác, dưới góc độ quản lý nhà nước, các chức danh có thẩm quyền xử phạt giữ vai trò vô cùng quan trọng trong thi hành pháp luật khi họ thực hiện việc áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính hoặc các biện pháp xử lý hành chính, một công cụ quan trọng bảo đảm thực hiện nghiêm các quy tắc quản lý nhà nước, góp phần duy trì hoặc lập lại trật tự quản lý nhà nước bị xáo trộn do vi phạm hành chính gây ra.
Chế định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có sự thay đổi thường xuyên hơn so với các chế định khác của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Nhìn lại quá trình lịch sử xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, đặc biệt là chế định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, sự biến động của chế định này ở các thời kỳ khác nhau cho đến thời điểm hiện nay xuất phát từ một số lý do chủ yếu như: (i) Do quy định của các Luật mới được Quốc hội ban hành; (ii) Sự biến động về tổ chức trong bộ máy nhà nước nói chung, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước nói riêng; (iii) Sự bất cập trong quy định cụ thể về hình thức xử phạt thuộc thẩm quyền của từng chức danh (chẳng hạn như quy định mức tiền phạt).
Qua bài viết “Sửa đổi, bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính” tác giả Nguyễn Thanh Hà đã khái quát về chế định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hiện hành, nêu lên những hạn chế, bất cập, đồng thời đưa ra một số đề xuất sửa đổi, bổ sung thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính khi sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Bài viết được đăng tải trên Số chuyên đề 200 trang “Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính” của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2020.
Chế định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có sự thay đổi thường xuyên hơn so với các chế định khác của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Nhìn lại quá trình lịch sử xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, đặc biệt là chế định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, sự biến động của chế định này ở các thời kỳ khác nhau cho đến thời điểm hiện nay xuất phát từ một số lý do chủ yếu như: (i) Do quy định của các Luật mới được Quốc hội ban hành; (ii) Sự biến động về tổ chức trong bộ máy nhà nước nói chung, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước nói riêng; (iii) Sự bất cập trong quy định cụ thể về hình thức xử phạt thuộc thẩm quyền của từng chức danh (chẳng hạn như quy định mức tiền phạt).
Qua bài viết “Sửa đổi, bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính” tác giả Nguyễn Thanh Hà đã khái quát về chế định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hiện hành, nêu lên những hạn chế, bất cập, đồng thời đưa ra một số đề xuất sửa đổi, bổ sung thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính khi sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Bài viết được đăng tải trên Số chuyên đề 200 trang “Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính” của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2020.