Phải thừa nhận rằng, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có vai trò, vị trí hết sức quan trọng, đặc biệt là khi nước ta thực hiện chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng. Tuy nhiên, cho đến nay, vai trò của Hiệp hội này vẫn chưa được coi trọng tương xứng, đúng mức. Chính vì vậy, cần thiết phải nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, phát huy được vai trò, trách nhiệm của các tổ chức hội, hiệp hội đại diện cho doanh nghiệp nói chung, tạo bước đột phá về cơ chế chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bài viết này sẽ nêu lên thực trạng việc tham gia của các hiệp hội trong hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và những đề xuất nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của các hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa trong Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trong hoạt động quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay, thi hành án dân sự là lĩnh vực được xây dựng, hoàn thiện và tăng cường theo xu thế chung của thế giới về quản lý nhà nước đa ngành và liên ngành. Trong đó, chấp hành viên được coi là trung tâm, là người trực tiếp tổ chức thi hành phần dân sự trong các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, làm cho nó được thi hành trên thực tế, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật. Vì vậy, đội ngũ chấp hành viên ngày càng được củng cố và tăng cường về số lượng, chú trọng về chất lượng, đó là không ngừng giáo dục về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Để hoạt động thi hành án dân sự theo tinh thần cải cách tư pháp ngày càng hoàn thiện, phát huy được đúng vai trò, vị trí của hoạt động thi hành án dân sự trong đời sống xã hội, đòi hỏi phải có những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động thi hành án dân sự, trong đó việc xây dựng đội ngũ chấp hành viên thi hành án dân sự là một yêu cầu khách quan, có ý nghĩa quyết định trong thi hành án dân sự. Bài viết này tập trung phân tích những đặc thù của quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án dân sự, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với đội ngũ chấp hành viên trong thi hành án dân sự giai đoạn 2011- 2016 và đưa ra một số giải pháp tăng cường quản lý đối với đội ngũ chấp hành viên thi hành án dân sự, góp phần bảo đảm cho hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đang dành được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, với mong muốn tạo ra được hành lang pháp lý quan trọng, cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, khắc phục những dàn trải, phân tán nguồn lực và xây dựng lực lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ngày càng lớn mạnh về số lượng, vững chắc về nền tảng. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến một nội dung trong Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đang được xây dựng và hoàn thiện, đó là nhận định đánh giá về vai trò, trách nhiệm của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa trong Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
1. Thực trạng việc tham gia của các Hiệp hội trong các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian qua
Trong phần đánh giá tình hình, Nghị quyết số 09/NQ-TW ngày 09/12/2011 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã nhận định rất rõ là “vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nhân chưa được chú trọng”, đồng thời Nghị quyết đã chỉ rõ nhiệm vụ, giải pháp của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành là phải “phát huy vai trò của các tổ chức đại diện của cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân… Tăng cường hợp tác, tham vấn, đối thoại giữa các hiệp hội doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước; tạo điều kiện cho các doanh nhân, hiệp hội doanh nghiệp tham gia vào việc xây dựng, triển khai các quy hoạch phát triển ngành hàng, kinh tế vùng và địa phương. Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho các hiệp hội và hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp”. Đây là những nhận định rất đúng đắn của Đảng và Nhà nước về việc tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý hỗ trợ nâng cao năng lực cho các hội/hiệp hội của doanh nghiệp. Có thể nói khung pháp lý cho sự tham gia của các hiệp hội doanh nghiệp vào công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa rõ ràng, nằm rải rác ở các văn bản chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nói chung.
Việc ghi nhận của cơ quan nhà nước đối với các hiệp hội doanh nghiệp trong công tác thực hiện các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở góc độ phối hợp, rất ít chương trình hỗ trợ doanh nghiệp giao cho các hiệp hội triển khai, cơ chế để hiệp hội triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước vẫn mang nặng tính “xin cho” đã dẫn đến giảm động lực để thực hiện nhiệm vụ. Nhà nước chưa có chính sách cụ thể khuyến khích các hội/hiệp hội thành lập các tổ chức dịch vụ để thực hiện hỗ trợ hội viên. Hiện nay, lẽ ra các hiệp hội doanh nghiệp khi được Nhà nước giao việc thực hiện các dịch vụ công hỗ trợ doanh nghiệp hoặc thực hiện các dịch vụ, sự kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp sẽ được miễn, giảm thuế hoặc Nhà nước có chính sách khuyến khích các hội/hiệp hội thành lập các trung tâm chuyên biệt để thực hiện chức năng chuyên biệt như xúc tiến thương mại, giải quyết trọng tài… Tuy nhiên, những chính sách khuyến khích, hỗ trợ mang tính “hạt nhân” cho các tổ chức thực hiện chức năng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa được cụ thể hóa thành các văn bản luật.
Hiện nay, chúng ta có khoảng hơn 300 hội/hiệp hội cấp quốc gia, hơn 1000 hội/hiệp hội doanh nghiệp cấp tỉnh1; trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 97% doanh nghiệp đang hoạt động. Trong các định hướng chính sách phát triển cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, có những chính sách đặc thù ưu tiên từng ngành hàng lĩnh vực như công nghiệp hỗ trợ, chế biến nông sản, ứng dụng công nghệ thông tin...; có những chính sách chung cho tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa mang tính an sinh xã hội như bảo vệ môi trường, lao động tiền lương, hạn chế lao động trẻ em… Quá trình xây dựng và thực hiện những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa rất cần có một tổ chức đại diện chung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa để thực hiện nhiệm vụ chính trị pháp lý trong nước và quốc tế trong việc tham vấn tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chất lượng cán bộ làm chuyên trách của các hội doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, vừa thiếu về số lượng, yếu về chất lượng.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, với mục tiêu xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, lấy người dân và doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ. Vì vậy, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đặt vị trí, vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp xứng tầm giai đoạn mới, phù hợp với bối cảnh hội nhập và thông lệ quốc tế, phù hợp với chủ trương của Nhà nước, thực hiện vai trò kiến tạo, xây dựng cơ chế, chính sách, thực hiện xã hội hóa các dịch vụ công, thúc đẩy vai trò của các tổ chức xã hội dân sự.
2. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa trong Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ra đời sẽ tạo hành lang pháp lý quan trọng trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, quy định rõ chức năng, vị trí của các cơ quan, bộ, ngành trong việc xây dựng và thực hiện các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Về vị trí, vai trò, trách nhiệm của tổ chức đại diện doanh nghiêp nhỏ và vừa trong dự án Luật này, chúng tôi đề nghị nêu thiết kế rõ ràng, chỉ rõ quyền hạn, trách nhiệm, đảm bảo theo hướng như sau:
- Nên dành một số điều trong Luật quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức đại diện doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Nhà nước cần có chính sách khuyến khích để các hiệp hội doanh nghiệp thành lập các đơn vị chuyên biệt như trung tâm trọng tài, hòa giải thương mại, hỗ trợ đào tạo, thành lập quỹ tương hỗ, quỹ khởi nghiệp... giúp thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tốt hơn và khi thực hiện các nhiệm vụ này, các hiệp hội doanh nghiệp được miễn các khoản thuế, phí;
- Cần quy định vị trí, vai trò của tổ chức hiệp hội chuyên biệt đại diện cho tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa (như: Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa các tỉnh). Đây sẽ là một trong những kênh kết nối quan trọng trong việc góp ý và truyền tải các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung, đồng thời, thực hiện một số hoạt động xã hội hóa trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa như tổ chức tuần lễ quốc gia về doanh nghiệp nhỏ và vừa để tôn vinh doanh nghiệp nhỏ và vừa, góp ý phản biện xây dựng các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Hướng tới trao đổi trong quá trình xây dựng chính sách pháp luật, chúng tôi xin đưa ra một vài ý kiến góp ý mong muốn phát huy được vai trò, trách nhiệm của các tổ chức hội, hiệp hội đại diện cho doanh nghiệp nói chung, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo được bước đột phá về cơ chế chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, coi việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ là việc của Nhà nước.
Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đang dành được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, với mong muốn tạo ra được hành lang pháp lý quan trọng, cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, khắc phục những dàn trải, phân tán nguồn lực và xây dựng lực lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ngày càng lớn mạnh về số lượng, vững chắc về nền tảng. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến một nội dung trong Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đang được xây dựng và hoàn thiện, đó là nhận định đánh giá về vai trò, trách nhiệm của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa trong Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
1. Thực trạng việc tham gia của các Hiệp hội trong các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian qua
Trong phần đánh giá tình hình, Nghị quyết số 09/NQ-TW ngày 09/12/2011 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã nhận định rất rõ là “vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nhân chưa được chú trọng”, đồng thời Nghị quyết đã chỉ rõ nhiệm vụ, giải pháp của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành là phải “phát huy vai trò của các tổ chức đại diện của cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân… Tăng cường hợp tác, tham vấn, đối thoại giữa các hiệp hội doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước; tạo điều kiện cho các doanh nhân, hiệp hội doanh nghiệp tham gia vào việc xây dựng, triển khai các quy hoạch phát triển ngành hàng, kinh tế vùng và địa phương. Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho các hiệp hội và hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp”. Đây là những nhận định rất đúng đắn của Đảng và Nhà nước về việc tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý hỗ trợ nâng cao năng lực cho các hội/hiệp hội của doanh nghiệp. Có thể nói khung pháp lý cho sự tham gia của các hiệp hội doanh nghiệp vào công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa rõ ràng, nằm rải rác ở các văn bản chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nói chung.
Việc ghi nhận của cơ quan nhà nước đối với các hiệp hội doanh nghiệp trong công tác thực hiện các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở góc độ phối hợp, rất ít chương trình hỗ trợ doanh nghiệp giao cho các hiệp hội triển khai, cơ chế để hiệp hội triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước vẫn mang nặng tính “xin cho” đã dẫn đến giảm động lực để thực hiện nhiệm vụ. Nhà nước chưa có chính sách cụ thể khuyến khích các hội/hiệp hội thành lập các tổ chức dịch vụ để thực hiện hỗ trợ hội viên. Hiện nay, lẽ ra các hiệp hội doanh nghiệp khi được Nhà nước giao việc thực hiện các dịch vụ công hỗ trợ doanh nghiệp hoặc thực hiện các dịch vụ, sự kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp sẽ được miễn, giảm thuế hoặc Nhà nước có chính sách khuyến khích các hội/hiệp hội thành lập các trung tâm chuyên biệt để thực hiện chức năng chuyên biệt như xúc tiến thương mại, giải quyết trọng tài… Tuy nhiên, những chính sách khuyến khích, hỗ trợ mang tính “hạt nhân” cho các tổ chức thực hiện chức năng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa được cụ thể hóa thành các văn bản luật.
Hiện nay, chúng ta có khoảng hơn 300 hội/hiệp hội cấp quốc gia, hơn 1000 hội/hiệp hội doanh nghiệp cấp tỉnh1; trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 97% doanh nghiệp đang hoạt động. Trong các định hướng chính sách phát triển cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, có những chính sách đặc thù ưu tiên từng ngành hàng lĩnh vực như công nghiệp hỗ trợ, chế biến nông sản, ứng dụng công nghệ thông tin...; có những chính sách chung cho tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa mang tính an sinh xã hội như bảo vệ môi trường, lao động tiền lương, hạn chế lao động trẻ em… Quá trình xây dựng và thực hiện những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa rất cần có một tổ chức đại diện chung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa để thực hiện nhiệm vụ chính trị pháp lý trong nước và quốc tế trong việc tham vấn tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chất lượng cán bộ làm chuyên trách của các hội doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, vừa thiếu về số lượng, yếu về chất lượng.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, với mục tiêu xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, lấy người dân và doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ. Vì vậy, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đặt vị trí, vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp xứng tầm giai đoạn mới, phù hợp với bối cảnh hội nhập và thông lệ quốc tế, phù hợp với chủ trương của Nhà nước, thực hiện vai trò kiến tạo, xây dựng cơ chế, chính sách, thực hiện xã hội hóa các dịch vụ công, thúc đẩy vai trò của các tổ chức xã hội dân sự.
2. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa trong Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ra đời sẽ tạo hành lang pháp lý quan trọng trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, quy định rõ chức năng, vị trí của các cơ quan, bộ, ngành trong việc xây dựng và thực hiện các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Về vị trí, vai trò, trách nhiệm của tổ chức đại diện doanh nghiêp nhỏ và vừa trong dự án Luật này, chúng tôi đề nghị nêu thiết kế rõ ràng, chỉ rõ quyền hạn, trách nhiệm, đảm bảo theo hướng như sau:
- Nên dành một số điều trong Luật quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức đại diện doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Nhà nước cần có chính sách khuyến khích để các hiệp hội doanh nghiệp thành lập các đơn vị chuyên biệt như trung tâm trọng tài, hòa giải thương mại, hỗ trợ đào tạo, thành lập quỹ tương hỗ, quỹ khởi nghiệp... giúp thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tốt hơn và khi thực hiện các nhiệm vụ này, các hiệp hội doanh nghiệp được miễn các khoản thuế, phí;
- Cần quy định vị trí, vai trò của tổ chức hiệp hội chuyên biệt đại diện cho tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa (như: Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa các tỉnh). Đây sẽ là một trong những kênh kết nối quan trọng trong việc góp ý và truyền tải các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung, đồng thời, thực hiện một số hoạt động xã hội hóa trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa như tổ chức tuần lễ quốc gia về doanh nghiệp nhỏ và vừa để tôn vinh doanh nghiệp nhỏ và vừa, góp ý phản biện xây dựng các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Hướng tới trao đổi trong quá trình xây dựng chính sách pháp luật, chúng tôi xin đưa ra một vài ý kiến góp ý mong muốn phát huy được vai trò, trách nhiệm của các tổ chức hội, hiệp hội đại diện cho doanh nghiệp nói chung, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo được bước đột phá về cơ chế chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, coi việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ là việc của Nhà nước.
Tô Hoài Nam
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam