Thứ sáu 20/06/2025 08:07
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Tết sớm

Trời đã vào xuân, mặc dầu còn hai hôm nữa mới tới Tết. Ông Sanh dậy sớm hơn thường ngày, khi trời còn đang se lạnh. Cái lạnh trong này có vẻ dễ chịu hơn, không giống như cái lạnh cắt da, cắt thịt ở quê ông.

Trời đã vào xuân, mặc dầu còn hai hôm nữa mới tới Tết. Ông Sanh dậy sớm hơn thường ngày, khi trời còn đang se lạnh. Cái lạnh trong này có vẻ dễ chịu hơn, không giống như cái lạnh cắt da, cắt thịt ở quê ông. Cả gia đình ông vào Nam từ ngày đầu giải phóng, đến lúc này cũng đã năm, sáu năm rồi. Những cái Tết trong này đối với ông không còn lạ lẫm như những năm đầu khi ông chân ướt chân ráo vào Nam theo giấy điều động, bổ sung nhân lực của Ngành Giáo dục. Nhưng cái Tết năm nay với ông sao mà khác thế!

Khoác chiếc áo len mỏng đã bạc màu, ông Sanh cầm cây chổi ra sân. Ông lại gần cái gốc mai mà mình đã chăm bón mấy năm nay. Cẩn thận từng chút, cố cho không đụng vào những cành mai trĩu nụ đọng ướt sương đêm hòa cùng nắng sớm lung linh như những hạt ngọc, ông quét những cánh mai vàng nở sớm đang vương vãi dưới gốc cây. Dưới bếp, vợ ông đang lúi húi cùng đứa con gái lớn chuẩn bị đậu, nếp, lá dong… để gói bánh chưng. Đứa con gái đầu lòng của ông năm nay mới vào lớp 9. Còn nhỏ nhưng dường như nó cũng biết được hoàn cảnh hiện tại của gia đình mình. Ngoài những lúc đi học, nó tranh thủ giúp mẹ làm việc nhà, chăm bẵm những đứa em nhỏ sau mình. Nó không đòi hỏi gì cho bản thân và nhường nhịn tất cả những gì nó có cho em. Chợt nhận ra từ sáng tới giờ không thấy thằng Hiếu đâu, ông quay sang hỏi vợ:

- Này bà, thằng Hiếu nó đi đâu mà tôi không thấy nó?

- Nó đi lấy củi từ sớm rồi ông à! Vợ ông đáp.

Không nói, ông tiếp tục làm công việc của mình. Tự nhiên, ông cảm thấy mủi lòng. Đã qua mấy cái tết rồi mà lời hứa gói bánh chưng của ông với sắp nhỏ đến giờ mới thực hiện được. Nhưng cũng không phải dễ dàng. Chắc những đứa con của ông phải vui mừng lắm. Đã mấy năm rồi chúng chưa được thưởng thức lại cái hương vị quyến rũ của bánh chưng quê nhà. Nắng đã lên cao. Thằng Hiếu về, mồ hôi nhễ nhại, mặt mày lấm lem bụi đất. Cái bó củi nó vác trên vai xem chừng quá khổ so với thân hình nhỏ thó của nó. Quăng bó củi xuống sân nó nói:

- Bố à! Còn một cành vú sữa to lắm, nặng quá con không vác nổi.

Nói xong nó lại vụt chạy đi. Ông Sanh gọi với theo nhưng nó đã mất hút sau bờ dậu. Vừa lúc đó, thằng Tí với con Bâm, hai đứa con nhỏ của ông cũng đã dậy. Đưa tay dụi mắt, thằng Tí hỏi:

- Bánh chưng gói xong chưa bố, sao lâu vậy?

- Chưa xong con à. Hai đứa lại đây bố rửa mặt cho nào!

Có tiếng bước chân ngoài sân rồi tiếng người hỏi vọng vào:

- Cả nhà đã chuẩn bị xong chưa đấy?

- Anh Ba đấy à? Chuẩn bị từ sáng đến giờ mới xong. Vừa nhắc thì anh đã đến.

Ông Ba là bộ đội xuất ngũ chuyển ngành đang công tác cùng trường với ông. Là bộ đội, ông Ba sống rất tình nghĩa mà lại mê văn chương, viết lách cũng giỏi nên ông Sanh quý ông ấy lắm. Mỗi lần ông hay ông Ba viết được gì lại trao cho nhau xem rồi cùng bình phẩm rất say sưa. Hôm nay, ông Ba đến nhà để gói bánh cho ông vì ông vốn không phải là người khéo tay, mà ông cũng chưa từng làm việc ấy. Ông Sanh vào pha lại ấm trà. Vợ và mấy đứa con ông mỗi người một tay đã chuẩn bị xong những thứ cần thiết. Hai giờ sau, bánh đã gói xong. Tất cả cũng chỉ được có sáu đòn. Những đòn bánh vuông vức, xanh tươi màu lá. Mấy đứa con ông nhìn các đòn bánh thèm thuồng, nghĩ tới lúc được ăn. Xong việc, ông Ba chào cả nhà ra về. Ông cùng thằng Hiếu lại lúi húi đào hố, kê bếp, rửa nồi, chuẩn bị củi đuốc… để kịp nổi lửa.

Sau bữa ăn tối, ông trải chiếc chiếu ra giữa sân ngồi canh nồi bánh chưng. Những đứa con vây quanh lấy ông, đứa ngồi vào lòng, đứa ngả đầu lên gối. Trời đêm không trăng trông thăm thẳm, lác đác vài ngôi sao li ti lúc ẩn lúc hiện. Thằng Tí ngửa mặt lên trời hỏi:

- Sao ở đâu ra vậy bố? Mà sao nó lại sáng thế nhỉ?

- Đó là những viên ngọc của chị Hằng do bất cẩn làm rơi ra. Vì là ngọc nên nó sáng thế đấy con ạ! Ông Sanh giải thích.

Thằng Hiếu chen vào:

- Giá như nhà mình có được một ngôi sao bố nhỉ!

Ông Sanh ôm nó vào lòng, xoa đầu nó mà nói:

- Chị Hằng nói đứa bé nào ngoan thì phần thưởng sẽ là một ngôi sao sáng nhất.

Trời bắt đầu lạnh hơn, sương xuống nặng dần. Ông Sanh đã kể hết câu chuyện cổ tích thứ ba. Thằng Tí và con Bâm đã theo chị vào ngủ từ lâu. Thằng Hiếu ngả trên đùi ông cũng ngủ lúc nào không biết. Ông Sanh đứng lên cõng nó vào giường rồi quay ra kéo lại cái cổng, châm thêm nước vào nồi bánh chưng.

Vớt bánh xong, ông Sanh cẩn thận đem một cái ghế dài ra trước hiên, đặt những đòn bánh nóng hổi, thơm phức lên rồi dùng hai thùng to đầy nước ép cho bánh ráo nước. Xong đâu đó, ông quay vào nhà tắt đèn, ngả lưng lên tấm ván nằm đợi rồi thiếp đi lúc nào không biết.

Xoảng, tiếng cái thùng nước đổ làm ông Sanh giật mình tỉnh giấc, vợ ông và đứa con gái lớn cùng bật dậy. Ông chạy vội ra ngoài. Hai thùng nước lăn kềnh trên hiên, nước đổ lênh láng. Những cái bánh chưng không cánh mà bay. Ông thoáng thấy hai cái bóng nhảy qua bờ rào, liền đuổi theo nhưng những cái bóng đã mất dạng. Lui cui quét dọn xong chỗ nước, sẵn mang luôn đôi thùng ra sân cho gọn, ông chợt nhận ra phía dưới những bụi hoa dừa cạnh gốc mai một cái gì đang động đậy. Ông Sanh tiến lại. Một thằng bé đang nằm dài dưới đất, cố thu mình cho nhỏ lại dưới những bụi hoa.

- Xin… xin ông tha cho con!

Ông Sanh hiểu ra chuyện. Mặt ông phừng phừng, chỉ muốn cho nó vài cái tát tai. Thằng bé ốm yếu, gầy gò trong bộ quần áo thun nhàu nát, bẩn thỉu đang run lên vì sợ. Nó cứ loay hoay, nhăn nhó vì cái gì đó trước bụng nổi lên cồm cộm dưới làn áo mỏng. Như không chịu nổi nữa, nó thả tay để cho cái vật kia rơi ra ngoài. Hai đòn bánh chưng. Ông Sanh cúi xuống nhặt lên. Hai đòn bánh vẫn còn nóng hổi. Ông mang hai đòn bánh dắt theo thằng bé vào nhà, thằng bé rón rén, sợ sệt theo sau:

- Xin ông tha cho con! Thằng bé lí nhí, rên rỉ.

Vô nhà, ông kéo cái áo nó lên, bụng nó vầng lên một vùng đỏ sẫm. Thằng bé cựa quậy, có lẽ vì rát. Ông Sanh bảo vợ lấy cái khăn ướt vừa giặt chưa kịp phơi đắp lên chỗ đau cho nó.

- Nhà con ở đâu? Mấy tuổi rồi? Sao lại đi ăn trộm thế này? Hai đứa kia là ai?

Theo lời thằng bé thì cha nó mất sớm, mẹ đã đi lấy chồng. Hiện nó đang ở với bà ngoại. Bà nó đã lớn tuổi, bệnh tật luôn, không làm gì được. Tất cả đều trông cậy vào nó. Nó lang thang nơi bến xe, bãi rác, kiếm được cái gì bà cháu ăn cái nấy. Tết nhất đến nơi rồi mà trong nhà chẳng còn gì, nên nó và hai thằng khác cùng cảnh rủ nhau làm liều. Biết gần Tết nhiều nhà gói bánh, nên bọn nó rảo xem nhà nào sơ ý thì trộm đem về. Hai thằng kia lớn hơn nên nhảy qua rào, trốn được. Nghe câu chuyện của nó, con gái ông nhìn thằng bé bằng ánh mắt thương cảm rồi chạy vào buồng lấy cho nó mấy cái bánh quy mà vợ ông mới mua sáng nay để chuẩn bị Tết. Nó thèm thuồng nhìn mấy cái bánh nhưng vẫn đảo mắt liếc nhìn ông Sanh mà không dám ăn.

- Con ăn đi, của con đấy!

Đến lúc này nó mới dám cầm mấy cái bánh nhai ngấu nghiến. Tiếng gà trong xóm đã râm ran nhưng chắc còn lâu mới sáng. Ông Sanh cẩn thận đặt hai đòn bánh lên bàn thờ, thay mấy chén nước, thắp nhang … rồi lầm rầm khấn vái. Chờ cho mấy nén nhang cháy hết, ông bảo vợ gọi thằng Hiếu, thằng Tý và con Bâm dậy. Bọn trẻ còn đang ngái ngủ không hiểu vì sao mẹ nó lại gọi dậy lúc này. Chợt nhận thấy sự có mặt của thằng bé, thằng Hiếu quay lại hỏi ông:

- Bạn ấy là ai vậy bố? Sao đã khuya thế mà bạn ấy lại ở nhà mình?

- Bạn ấy từ xa về, trễ xe lại không quen đường nên lạc con à. Bố gọi bạn vào nhà chờ đến lúc trời sáng rồi hãy về. Ông Sanh bối rối trả lời.

Nhìn thấy hai đòn bánh, thằng Tý và con Bâm reo lên:

- A! Bánh chưng! Đã ăn được chưa bố?

- Thì bố gọi các con dậy để ăn bánh chưng mà! Ông Sanh nhìn bọn trẻ mỉm cười.

Ông Sanh bảo vợ bóc một đòn bánh dọn ra mâm cho sắp nhỏ con ông và thằng bé cùng ăn. Bọn trẻ quây lại quanh mâm, đứa nào cũng háo hức. Chúng cười đùa, nói chuyện rất vui vẻ. Thằng bé tuy đã bớt sợ nhưng vẫn chưa dám góp chuyện, chỉ thỉnh thoảng mới thấy nó gật hoặc lắc đầu. Ông bà ngồi cạnh vừa âu yếm nhìn bọn trẻ vừa lặng lẽ thưởng thức cái hương vị đằm đặm, thơm lừng của chén trà Thái, quà tết của ông Ba gửi biếu sáng nay.

Bọn trẻ ăn xong đang dọn dẹp dưới bếp. Ông Sanh đem đòn bánh còn lại bỏ vào cái túi để đựng quà tết đưa cho thằng bé rồi nói:

- Ông gửi đòn bánh này về biếu bà, mùng một nhớ ghé lại nhà ông nhé!

Thằng bé nghe ông nói vậy thì ngạc nhiên, ngơ ngác rồi lí nhí cám ơn và cầm cái bánh đi ra. Đến đầu cổng, nó còn quay cổ nhìn vào nhà hồi lâu rồi mới chạy đi.

Sáng mùng một, cả nhà ông Sanh dậy sớm sửa soạn bữa cơm cúng năm mới. Mãi tới chín giờ, cả nhà mới ngồi vào bàn. Đứa con gái ông thỉnh thoảng lại nhìn ra cổng như trông đợi ai đó. Chợt ông nhìn thấy bóng một đứa bé thập thò trước cổng. Ông vội vàng chạy ra nhưng thằng bé đã biến đâu mất. Trước mắt ông là hai bụi cúc vạn thọ tuy không được tỉa tót, chăm chút như được bày bán ở các chợ hoa ngày Tết nhưng đóa nở to lắm. Những bông hoa vàng rực, tươi rói, lung linh như lời chúc mừng năm mới. Khi đã hiểu ra tất cả, ông an tâm bê hai bụi cúc vào nhà trước những cái ngước mắt ngạc nhiên, ngỡ ngàng của vợ và các con.

Ngoài sân, cây mai đã rực vàng, óng ánh trong nắng xuân…

Truyện ngắn của Phan Việt Chân

(Nguồn: dayhocintel.net)

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Nhiều quy định "mở" để trao quyền chủ động cho chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn

Nhiều quy định "mở" để trao quyền chủ động cho chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn

Đây là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh khi trao đổi với chúng tôi về 28 nghị định của Chính phủ về phân quyền, phân cấp; phân định thẩm quyền giữa Chính phủ và chính quyền địa phương 02 cấp.
Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Ngày 11/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 120/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp (Nghị định số 120/2025/NĐ-CP). Nghị định bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của các cơ quan; không để gián đoạn công việc, không để chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của xã hội, người dân, doanh nghiệp khi thực hiện chính quyền địa phương hai cấp từ ngày 01/7/2025 trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.
Phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Nhằm thể chế hoá đầy đủ quan điểm chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phân quyền, phân cấp; bảo đảm việc triển khai nhiệm vụ được thông suốt, hiệu quả, kịp thời, cải cách tối đa thủ tục hành chính, giảm chi phí, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, Chính phủ ban hành Nghị định số 121/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp (Nghị định số 121/2025/NĐ-CP).
Cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đòn bẩy thúc đẩy kinh tế tư nhân bứt phá

Cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đòn bẩy thúc đẩy kinh tế tư nhân bứt phá

Kinh tế tư nhân chiếm hơn 70% cơ cấu kinh tế Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng quốc gia, tuy nhiên, khu vực này chưa phát triển tương xứng với tiềm năng do còn nhiều rào cản về thủ tục, chính sách và thiếu cơ chế phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. Nghị quyết số 198/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển (Nghị quyết số 198/2025/QH15) và Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 198/2025/QH15 (Nghị quyết số 139/NQ-CP) với nhiều cơ chế, chính sách quan trọng sẽ góp phần “cởi trói”, tạo động lực để kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới.
Quyết tâm mạnh mẽ bảo đảm quyền không bị tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục con người ở Việt Nam

Quyết tâm mạnh mẽ bảo đảm quyền không bị tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục con người ở Việt Nam

Việt Nam đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ và cam kết rõ ràng trong việc bảo vệ quyền không bị tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo. Quyết tâm này được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa kể từ khi Việt Nam gia nhập Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (Công ước UNCAT) vào năm 2015. Những nỗ lực của Việt Nam trong bảo đảm quyền này không chỉ thể hiện qua việc hoàn thiện hệ thống pháp luật mà còn qua việc triển khai các biện pháp hành chính, tư pháp và hợp tác quốc tế.
Xây dựng pháp luật thi hành án dân sự đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới

Xây dựng pháp luật thi hành án dân sự đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới

Luật Thi hành án dân sự được Quốc hội khóa XII đã thông qua ngày 14/11/2008, được sửa đổi, bổ sung các năm 2014, 2018, 2020, 2022 (Luật Thi hành án dân sự). Sau gần 17 năm triển khai thực hiện, công tác thi hành án dân sự đã đạt được nhiều kết quả tích cực, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội của đất nước.
Bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin là chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước

Bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin là chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước

Ở nước ta, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền được tiếp cận thông tin được ghi nhận cụ thể trong Hiến pháp, pháp luật. Cùng với sự phát triển của đất nước và quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam gia nhập nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương về vấn đề bảo vệ quyền con người. Trong đó quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin ngày càng được bảo đảm tốt hơn, thông qua quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia và quá trình nội luật hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao - Nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, mang tính chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước

Phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao - Nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, mang tính chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước

Sau gần 40 năm đổi mới, kinh tế tư nhân đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã phát triển lớn mạnh, khẳng định thương hiệu và vươn ra thị trường khu vực, thế giới. Tuy nhiên, kinh tế tư nhân hiện vẫn đối mặt với nhiều rào cản, chưa bứt phá về quy mô và năng lực cạnh tranh, chưa đáp ứng được yêu cầu, kỳ vọng là lực lượng nòng cốt của kinh tế đất nước. Để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân cần có sự vào cuộc toàn diện của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp.
Nhiều chính sách mới có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025, kịp thời tháo gỡ khó khăn, “điểm nghẽn” về thể chế, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

Nhiều chính sách mới có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025, kịp thời tháo gỡ khó khăn, “điểm nghẽn” về thể chế, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

Từ ngày 01/7/2025, nhiều luật do Quốc hội khóa XV thông qua chính thức có hiệu lực thi hành với nhiều chính sách mới có tính đột phá, góp phần khơi thông “điểm nghẽn” về thể chế, tạo động lực phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, sẵn sàng đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Nỗ lực cao nhất để sớm đưa Cổng Pháp luật quốc gia phục vụ người dân và doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Nỗ lực cao nhất để sớm đưa Cổng Pháp luật quốc gia phục vụ người dân và doanh nghiệp

Sáng nay (31/5/2025), tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo nhiều bộ, ngành Trung ương đã bấm nút khai trương Cổng Pháp luật quốc gia. Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, cơ quan được Chính phủ giao làm đầu mối vận hành Cổng Pháp luật quốc gia về nội dung này.
Nhiều quy định mới về quy trình xây dựng, ban hành văn bản  quy phạm pháp luật

Nhiều quy định mới về quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Ngày 19/02/2025, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025. Ngày 01/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Nghị định số 78/2025/NĐ-CP). Luật và Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2025, có nhiều quy định mới được bổ sung để hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng ngắn gọn, đơn giản hơn về các bước, thành phần hồ sơ, rút ngắn thời gian xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp, trình Chính phủ chậm nhất ngày 03/6/2025

Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp, trình Chính phủ chậm nhất ngày 03/6/2025

Thực hiện nhiệm vụ được Quốc hội và Chính phủ giao, đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký ban hành Quyết định số 1355/QĐ-BTP ngày 28/4/2025 chính thức ban hành Kế hoạch triển khai nhiệm vụ của Bộ Tư pháp về việc tổ chức lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến của Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Nhận diện những rào cản trong đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Nhận diện những rào cản trong đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” trong ấn phẩm 200 trang “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo” xuất bản năm 2025.

Giải pháp khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Giải pháp khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới” trong ấn phẩm 200 trang “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo” xuất bản năm 2025.
Một số hạn chế trong quy định pháp luật về thành lập và ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Một số hạn chế trong quy định pháp luật về thành lập và ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Một số hạn chế trong quy định pháp luật về thành lập và ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo” trong ấn phẩm 200 trang “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo” xuất bản năm 2025.

Theo dõi chúng tôi trên:

mega story

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm