Trong hệ thống các quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành của Luật Thi hành án dân sự, thì thủ tục hành chính là bộ phận quan trọng; chất lượng của quy định thủ tục hành chính, phương pháp, cách thức giải quyết thủ tục hành chính có tác động tới hiệu quả của quá trình tổ chức thi hành án dân sự, tác động tới năng lực phục vụ của cơ quan thi hành án dân sự, công chức thi hành án dân sự trước nhu cầu ngày càng tăng cao của người dân, doanh nghiệp. Đánh giá một cách khái quát, các thủ tục được quy định trong Luật Thi hành án dân sự tạo ra hệ thống công cụ bảo đảm giải quyết một cách minh bạch, thống nhất những giao dịch phát sinh giữa cơ quan thi hành án dân sự với cá nhân, tổ chức trong quá trình tổ chức thi hành án. Tuy nhiên, quy định thủ tục hành chính này vẫn còn một số hạn chế như sau: Một số thủ tục hành chính đã được xác định nhưng chưa có quy định cụ thể hóa về cách thức thực hiện, trình tự thực hiện, thành phần hồ sơ hoặc thời hạn để giải quyết thủ tục hành chính; một số quy định thủ tục hành chính chưa rõ ràng dễ dẫn tới sự tùy tiện trong áp dụng thủ tục; quy định trình tự thực hiện thủ tục chưa hợp lý, không cần thiết gây khó khăn cho quá trình giải quyết thủ tục hành chính; cơ chế giám sát của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự đối với việc giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của chấp hành viên còn chưa được quy định cụ thể...
Để tìm hiểu rõ hơn những hạn chế, bất cập về quy định thủ tục hành chính trong Luật Thi hành án dân sự và hướng khắc phục, độc giả có thể tìm đọc bài viết “Thủ tục hành chính trong Luật Thi hành án dân sự - Hạn chế và hướng khắc phục” trong ấn phẩm 200 trang của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật “Hoàn thiện thể chế thi hành án dân sự trong giai đoạn hiện nay” xuất bản năm 2020.