Trong hoạt động thi hành án dân sự, việc Nhà nước cấp kinh phí để thi hành nghĩa vụ bồi thường do người thi hành công vụ của cơ quan hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước gây ra được thực hiện theo một trong hai cơ chế: Cơ chế cấp kinh phí bồi thường nhà nước và cơ chế cấp kinh phí bảo đảm tài chính. Tuy nhiên, xét về bản chất, bồi thường nhà nước và bảo đảm tài chính đều là việc Nhà nước chịu trách nhiệm bồi thường cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại thay cho người thi hành công vụ gây ra trong quá trình tổ chức thi hành án và sau đó người thi hành công vụ gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm trả lại cho Nhà nước một khoản tiền (toàn bộ hoặc một phần) mà Nhà nước đã chi cho người bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra.
Với phạm vi bài viết “Thực hiện trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại - Một số vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện” trong ấn phẩm 200 trang “Hoàn thiện thể chế thi hành án dân sự trong giai đoạn hiện nay” xuất bản năm 2020, tác giả đề cập đến trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ có lỗi gây ra thiệt hại dẫn đến Nhà nước phải bảo đảm tài chính để thi hành án. Bài viết nêu lên khái quát chung về bảo đảm tài chính để thi hành án, trong đó nêu rõ thế nào là bảo đảm tài chính để thi hành án, cơ sở pháp luật và các điều kiện để được ngân sách nhà nước bảo đảm tài chính. Bên cạnh đó, nội dung bài viết còn bao gồm những vấn đề như quy định về mức hoàn trả, trình tự, thủ tục xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ; những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ (bao gồm những khó khăn về trách nhiệm hoàn trả, về mức hoàn trả, về miễn giảm trách nhiệm hoàn trả, về Hội đồng xác định lỗi và xem xét trách nhiệm hoàn trả) và đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Với phạm vi bài viết “Thực hiện trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại - Một số vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện” trong ấn phẩm 200 trang “Hoàn thiện thể chế thi hành án dân sự trong giai đoạn hiện nay” xuất bản năm 2020, tác giả đề cập đến trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ có lỗi gây ra thiệt hại dẫn đến Nhà nước phải bảo đảm tài chính để thi hành án. Bài viết nêu lên khái quát chung về bảo đảm tài chính để thi hành án, trong đó nêu rõ thế nào là bảo đảm tài chính để thi hành án, cơ sở pháp luật và các điều kiện để được ngân sách nhà nước bảo đảm tài chính. Bên cạnh đó, nội dung bài viết còn bao gồm những vấn đề như quy định về mức hoàn trả, trình tự, thủ tục xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ; những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ (bao gồm những khó khăn về trách nhiệm hoàn trả, về mức hoàn trả, về miễn giảm trách nhiệm hoàn trả, về Hội đồng xác định lỗi và xem xét trách nhiệm hoàn trả) và đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.