1. Tình hình tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự hiện nay
- Phạm vi tương trợ tư pháp: Theo quy định tại Điều 10 Luật Tương trợ tư pháp năm 2007, phạm vi tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa Việt Nam và các nước bao gồm: Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về dân sự; triệu tập người làm chứng, người giám định; thu thập, cung cấp chứng cứ; các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về dân sự.
Có thể thấy, phạm vi tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự tương đối rộng, đặc biệt với quy định “các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về dân sự” đã mở ra khả năng thực hiện nhiều hoạt động tố tụng trong giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại và lao động như: Xem xét, thẩm định, định giá tài sản; trưng cầu giám định; xác định sự có mặt của đương sự tại nơi cư trú…
Mặc dù vậy, thực tế các yêu cầu tương trợ tư pháp được thể hiện dưới hình thức văn bản ủy thác tư pháp (UTTP) của Việt Nam gửi đi nước ngoài (UTTP đi) và của nước ngoài gửi đến Việt Nam (UTTP đến) chỉ tập trung vào hai nội dung chính là tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu và thu thập, cung cấp chứng cứ.
- Thực hiện tương trợ tư pháp hai chiều từ Việt Nam gửi đi nước ngoài và từ nước ngoài gửi đến Việt Nam
+ UTTP đi: Trước tháng 10/2016, khi Việt Nam chưa tham gia Công ước La Hay năm 1965 về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại (Công ước tống đạt) và Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 19/10/2016 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân tối cao quy định về trình tự, thủ tục tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự (Thông tư liên tịch số 12) chưa được ban hành, UTTP đi được thực hiện trên cơ sở các hiệp định song phương và quy định của Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 15/9/2011 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Luật Tương trợ tư pháp, xuất phát từ yêu cầu của hoạt động tố tụng dân sự, các yêu cầu UTTP của tòa án có thẩm quyền bao giờ cũng gồm 02 nội dung vừa yêu cầu tống đạt văn bản tố tụng vừa yêu cầu lấy lời khai của đương sự. Ngoài ra, yêu cầu UTTP của cơ quan thi hành án dân sự thì chỉ có nội dung tống đạt các quyết định, thông báo về thi hành án.
Từ khi Công ước tống đạt và Thông tư liên tịch số 12 được áp dụng, yêu cầu đối với một nội dung tương trợ tư pháp cần tách riêng hồ sơ, không sử dụng chung một hồ sơ UTTP trừ một số hiệp định song phương cho phép. Trên thực tế, số lượng UTTP thu thập chứng cứ, lấy lời khai chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhưng không đồng nghĩa với việc nhu cầu UTTP về nội dung này Việt Nam không cao. Trong các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại và lao động có yếu tố nước ngoài tại cơ quan tố tụng, việc lấy lời khai của đương sự là cần thiết. Tuy nhiên, do chưa có cơ sở pháp lý quốc tế để đề nghị những nước chưa có điều ước quốc tế hợp tác thực hiện yêu cầu của Việt Nam, đồng thời để đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc đảm bảo đúng thời hạn tố tụng, thay vì UTTP cho phía nước ngoài thực hiện thu thập chứng cứ thì bên cạnh việc tống đạt các văn bản tố tụng, các Tòa án thường tống đạt văn bản hoặc thông báo đề nghị người được tống đạt trả lời các câu hỏi của Tòa án hoặc cung cấp các tài liệu, chứng cứ để tự bảo vệ quyền lợi của mình trước các yêu cầu của nguyên đơn.
Các nước và vùng lãnh thổ Việt Nam gửi nhiều UTTP đi là Hoa Kỳ, Đài Loan, Hàn Quốc, Úc, Ca-na-đa, Pháp.
+ UTTP đến: Các yêu cầu UTTP đến ngoài 02 nội dung chủ yếu là tống đạt giấy tờ và thu thập chứng cứ, thì có một số lượng nhỏ yêu cầu cung cấp quy định pháp luật Việt Nam, cung cấp giấy tờ, tài liệu về hộ tịch trên cơ sở các hiệp định song phương. Các nước và vùng lãnh thổ gửi nhiều UTTP đến là Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp.
Phần lớn các UTTP đi và UTTP đến là các yêu cầu để giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình, dân sự, một số lượng rất nhỏ là kinh doanh thương mại, lao động và một vài yêu cầu không đáng kể là tống đạt giấy tờ trong các vụ việc hành chính. Riêng UTTP đi có thêm lĩnh vực thi hành án dân sự.
- Phương thức và thời hạn thực hiện
+ UTTP đi: UTTP đi được thực hiện theo quy định pháp luật quốc gia được yêu cầu. Mặc dù các điều ước quốc tế cho phép việc yêu cầu thực hiện UTTP theo một trình tự, thủ tục đặc biệt nhưng thực tế các cơ quan yêu cầu của Việt Nam cũng không áp dụng quy định này.
Kể từ sau khi Công ước tống đạt có hiệu lực với Việt Nam, thời gian các UTTP có kết quả đã được cải thiện một cách đáng kế. Nếu trước đây với khối lượng gần 70% UTTP được gửi đi đến các nước chưa có quan hệ điều ước quốc tế thông qua kênh ngoại giao phần lớn không có phản hồi, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại phải thực hiện giải pháp niêm yết tại trụ sở rồi gửi văn bản xác nhận về Việt Nam trung bình từ 09 đến 12 tháng thì đến thời điểm hiện tại thời gian trung bình UTTP đi có phản hồi là 04 tháng, đặc biệt các yêu cầu gửi đi Hoa Kỳ thời gian trung bình có trả lời là 02 tháng; Hàn Quốc và Lãnh thổ Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản là 03 tháng. Tuy nhiên, có một số quốc gia tiến độ thực hiện vẫn còn chậm như Úc, Canada, Ấn Độ, Đức mất 06 tháng, cá biệt một số quốc gia như Trung Quốc, Anh, Bỉ thời gian kéo dài hơn, thậm chí nhiều trường hợp không phản hồi.
+ UTTP đến: Theo khoản 1 Điều 17 Thông tư liên tịch số 12 thì có 03 cơ quan có thẩm quyền thực hiện UTTP đến là Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự và thừa phát lại. Tuy nhiên, do UTTP đến đều liên quan đến giải quyết các vụ việc dân sự tại Tòa án nước ngoài và chưa có quy định cụ thể giao thừa phát lại thực hiện nên 100% UTTP đến hiện nay do Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện.
Thực hiện nguyên tắc phương thức thực hiện UTTP theo quy định pháp luật quốc gia được yêu cầu và điểm a khoản 2 Điều 20 Thông tư liên tịch số 12, các yêu cầu của nước ngoài được thực hiện theo phương thức được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Về thời gian thực hiện, việc thực hiện UTTP của nước ngoài tại Việt Nam chưa đồng đều, phụ thuộc vào nhận thức, trách nhiệm của các Toà án và một phần xuất phát từ nguyên nhân chủ quan là địa chỉ của đương sự không đầy đủ, rõ ràng, tên đương sự không chính xác. Có một số Toà án rất tích cực thực hiện UTTP đến với thời gian trung bình 02 tháng như thành phố Hải Phòng, thành phố Hà Nội, Đồng Nai, Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng; một số Toà án mất từ 04 - 06 tháng như thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bạc Liêu; đặc biệt, một số Toà án phải đợi đến khi Bộ Tư pháp có văn bản đôn đốc mới trả lời. Do vậy, tính trung bình, các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cần 04 - 06 tháng để thực hiện các yêu cầu của nước ngoài.
- Vướng mắc trong yêu cầu và thực hiện UTTP
+ UTTP đi: Một số sai sót các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thường gặp trong quá trình lập hồ sơ UTTP đi là: Chưa thực hiện đúng quy định của Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 và Thông tư liên tịch số 12 về thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ yêu cầu, thu chi phí UTTP; ngôn ngữ UTTP chưa đúng; không tách riêng yêu cầu UTTP tống đạt giấy tờ và UTTP thu thập chứng cứ. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do thiếu sự quan tâm của các Tòa án trong việc quán triệt thực hiện các điều ước quốc tế và văn bản quy phạm pháp luật về tương trợ tư pháp.
+ UTTP đến: Hiện nay, việc thực hiện UTTP đến còn một số vướng mắc cụ thể là: Địa chỉ của đương sự không đầy đủ (nhiều hồ sơ chỉ cung cấp được địa chỉ cấp xã) nên mất nhiều thời gian tìm kiếm, xác minh; nhiều địa chỉ ở vùng sâu, vùng xa đường đi lại khó khăn; tại các Tòa án chưa có bộ phận riêng thực hiện UTTP đến mà do các thư ký kiêm nhiệm thực hiện. Chính vì vậy, thời gian thực hiện UTTP đến còn kéo dài, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của công tác TTTP.
2. Đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự
2.1. Đánh giá
Trên cơ sở thực tiễn thực hiện tương trợ tư pháp cho thấy: (i) Nhu cầu tương trợ tư pháp giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động của Việt Nam rất lớn, điều này thể hiện ở số lượng các yêu cầu UTTP đi trung bình gấp 2 - 2,5 lần UTTP đến; (ii) Lĩnh vực tương trợ tư pháp không chỉ đơn thuần là dân sự theo nghĩa rộng mà còn có cả các yêu cầu trong lĩnh vực hành chính; (iii) Hoạt động tương trợ tư pháp những năm gần đây được cải thiện đáng kể, thể hiện ở việc nếu những năm đầu thực hiện báo cáo trình Quốc hội tỷ lệ yêu cầu có kết quả trả lời trung bình chỉ đạt 50 - 55%, thì nay tăng lên 70 - 75%.
Với những kết quả đạt được, có thể đánh giá, trong thời gian qua, hoạt động tương trợ tư pháp do Bộ Tư pháp - cơ quan đầu mối thực hiện đã hỗ trợ trực tiếp các Tòa án, cơ quan thi hành án có căn cứ giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại, lao động và thi hành án có yếu tố nước ngoài, thông qua đó bảo đảm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và các tổ chức có liên quan. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác tương trợ tư pháp còn một số vướng mắc, cụ thể: (i) Thiếu cơ sở pháp lý quốc tế để yêu cầu nước ngoài thực hiện các yêu cầu thu thập chứng cứ của Việt Nam; (ii) Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 và các văn bản hướng dẫn thi hành chỉ điều chỉnh tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự không bao gồm tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hành chính, mà trên thực tế đã phát sinh các yêu cầu tương trợ tư pháp trong tố tụng hành chính; (iii) Một số vướng mắc chủ yếu trong UTTP đi là vấn đề liên quan đến pháp luật tố tụng, cụ thể như: Xử lý trường hợp người yêu cầu không đóng chi phí UTTP; chuyển hồ sơ kháng cáo khi chưa có kết quả UTTP tống đạt bản án cho đương sự ở nước ngoài; xử lý trường hợp đương sự ở nước ngoài có đề nghị giải quyết vắng mặt nhưng chưa đến thời hạn mở phiên tòa đã được ấn định trước theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; gần đến thời gian mở phiên tòa đã được ấn định trước mới có kết quả UTTP thông báo đương sự không có tại địa chỉ được yêu cầu, Tòa án không kịp tiến hành thủ tục thông báo, niêm yết văn bản tố tụng tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại theo khoản 3 Điều 474 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; (iv) Trong lĩnh vực thi hành án, vướng mắc chủ yếu do không có thời hạn thi hành án riêng đối với các vụ việc có yếu tố nước ngoài nên khi áp dụng thời hạn UTTP thì không phù hợp với quy định thời hạn thông báo các văn bản thi hành án hay chưa có quy định xử lý việc thi hành án khi không nhận được kết quả UTTP; (v) Mặc dù Thông tư liên tịch số 12 đã quy định giao thừa phát lại thực hiện UTTP nhưng thực tế hiện nay hoạt động này vẫn do Tòa án thực hiện.
Những vướng mắc nêu trên đã giảm tính hiệu quả của công tác tương trợ tư pháp tác động trực tiếp đến hoạt động tố tụng giải quyết các vụ việc dân sự cũng như hoạt động thi hành án, cụ thể là kéo dài thời hạn tố tụng hay thiếu căn cứ giải quyết đầy đủ, triệt để các yêu cầu của đương sự, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến niềm tin của người dân vào hệ thống cơ quan tư pháp.
2.2. Đề xuất
Để nâng cao hiệu quả công tác tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự, cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:
Thứ nhất, nhanh chóng gia nhập Công ước La Hay năm 1970 về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại để có căn cứ pháp lý quốc tế yêu cầu các nước mà Việt Nam có nhu cầu cao về UTTP thu thập chứng cứ, thực hiện các yêu cầu của Việt Nam.
Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về tương trợ tư pháp theo hướng mở rộng lĩnh vực điều chỉnh (không chỉ điều chỉnh trong lĩnh vực dân sự, mà cả lĩnh vực hành chính) để có đủ cơ sở pháp lý giải quyết các yêu cầu; cắt giảm các khâu trung gian hoặc giảm tải số lượng hồ sơ rút ngắn thời hạn thực hiện tương trợ tư pháp. Bên cạnh đó, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung pháp luật chuyên ngành có liên quan như các quy định về giải quyết vụ việc có yếu tố nước ngoài tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) để tạo cơ sở pháp lý trong nước giải quyết các vụ việc nhanh, hiệu quả.
Thứ ba, triển khai xã hội hóa hoạt động tương trợ tư pháp. Điều này không chỉ giảm tải công việc cho các cơ quan nhà nước mà còn đẩy nhanh tiến độ thực hiện tương trợ tư pháp và tạo điều kiện, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân trong tham gia các công việc của Nhà nước.
- Phạm vi tương trợ tư pháp: Theo quy định tại Điều 10 Luật Tương trợ tư pháp năm 2007, phạm vi tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa Việt Nam và các nước bao gồm: Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về dân sự; triệu tập người làm chứng, người giám định; thu thập, cung cấp chứng cứ; các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về dân sự.
Có thể thấy, phạm vi tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự tương đối rộng, đặc biệt với quy định “các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về dân sự” đã mở ra khả năng thực hiện nhiều hoạt động tố tụng trong giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại và lao động như: Xem xét, thẩm định, định giá tài sản; trưng cầu giám định; xác định sự có mặt của đương sự tại nơi cư trú…
Mặc dù vậy, thực tế các yêu cầu tương trợ tư pháp được thể hiện dưới hình thức văn bản ủy thác tư pháp (UTTP) của Việt Nam gửi đi nước ngoài (UTTP đi) và của nước ngoài gửi đến Việt Nam (UTTP đến) chỉ tập trung vào hai nội dung chính là tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu và thu thập, cung cấp chứng cứ.
- Thực hiện tương trợ tư pháp hai chiều từ Việt Nam gửi đi nước ngoài và từ nước ngoài gửi đến Việt Nam
+ UTTP đi: Trước tháng 10/2016, khi Việt Nam chưa tham gia Công ước La Hay năm 1965 về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại (Công ước tống đạt) và Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 19/10/2016 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân tối cao quy định về trình tự, thủ tục tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự (Thông tư liên tịch số 12) chưa được ban hành, UTTP đi được thực hiện trên cơ sở các hiệp định song phương và quy định của Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 15/9/2011 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Luật Tương trợ tư pháp, xuất phát từ yêu cầu của hoạt động tố tụng dân sự, các yêu cầu UTTP của tòa án có thẩm quyền bao giờ cũng gồm 02 nội dung vừa yêu cầu tống đạt văn bản tố tụng vừa yêu cầu lấy lời khai của đương sự. Ngoài ra, yêu cầu UTTP của cơ quan thi hành án dân sự thì chỉ có nội dung tống đạt các quyết định, thông báo về thi hành án.
Từ khi Công ước tống đạt và Thông tư liên tịch số 12 được áp dụng, yêu cầu đối với một nội dung tương trợ tư pháp cần tách riêng hồ sơ, không sử dụng chung một hồ sơ UTTP trừ một số hiệp định song phương cho phép. Trên thực tế, số lượng UTTP thu thập chứng cứ, lấy lời khai chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhưng không đồng nghĩa với việc nhu cầu UTTP về nội dung này Việt Nam không cao. Trong các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại và lao động có yếu tố nước ngoài tại cơ quan tố tụng, việc lấy lời khai của đương sự là cần thiết. Tuy nhiên, do chưa có cơ sở pháp lý quốc tế để đề nghị những nước chưa có điều ước quốc tế hợp tác thực hiện yêu cầu của Việt Nam, đồng thời để đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc đảm bảo đúng thời hạn tố tụng, thay vì UTTP cho phía nước ngoài thực hiện thu thập chứng cứ thì bên cạnh việc tống đạt các văn bản tố tụng, các Tòa án thường tống đạt văn bản hoặc thông báo đề nghị người được tống đạt trả lời các câu hỏi của Tòa án hoặc cung cấp các tài liệu, chứng cứ để tự bảo vệ quyền lợi của mình trước các yêu cầu của nguyên đơn.
Các nước và vùng lãnh thổ Việt Nam gửi nhiều UTTP đi là Hoa Kỳ, Đài Loan, Hàn Quốc, Úc, Ca-na-đa, Pháp.
+ UTTP đến: Các yêu cầu UTTP đến ngoài 02 nội dung chủ yếu là tống đạt giấy tờ và thu thập chứng cứ, thì có một số lượng nhỏ yêu cầu cung cấp quy định pháp luật Việt Nam, cung cấp giấy tờ, tài liệu về hộ tịch trên cơ sở các hiệp định song phương. Các nước và vùng lãnh thổ gửi nhiều UTTP đến là Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp.
Phần lớn các UTTP đi và UTTP đến là các yêu cầu để giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình, dân sự, một số lượng rất nhỏ là kinh doanh thương mại, lao động và một vài yêu cầu không đáng kể là tống đạt giấy tờ trong các vụ việc hành chính. Riêng UTTP đi có thêm lĩnh vực thi hành án dân sự.
- Phương thức và thời hạn thực hiện
+ UTTP đi: UTTP đi được thực hiện theo quy định pháp luật quốc gia được yêu cầu. Mặc dù các điều ước quốc tế cho phép việc yêu cầu thực hiện UTTP theo một trình tự, thủ tục đặc biệt nhưng thực tế các cơ quan yêu cầu của Việt Nam cũng không áp dụng quy định này.
Kể từ sau khi Công ước tống đạt có hiệu lực với Việt Nam, thời gian các UTTP có kết quả đã được cải thiện một cách đáng kế. Nếu trước đây với khối lượng gần 70% UTTP được gửi đi đến các nước chưa có quan hệ điều ước quốc tế thông qua kênh ngoại giao phần lớn không có phản hồi, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại phải thực hiện giải pháp niêm yết tại trụ sở rồi gửi văn bản xác nhận về Việt Nam trung bình từ 09 đến 12 tháng thì đến thời điểm hiện tại thời gian trung bình UTTP đi có phản hồi là 04 tháng, đặc biệt các yêu cầu gửi đi Hoa Kỳ thời gian trung bình có trả lời là 02 tháng; Hàn Quốc và Lãnh thổ Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản là 03 tháng. Tuy nhiên, có một số quốc gia tiến độ thực hiện vẫn còn chậm như Úc, Canada, Ấn Độ, Đức mất 06 tháng, cá biệt một số quốc gia như Trung Quốc, Anh, Bỉ thời gian kéo dài hơn, thậm chí nhiều trường hợp không phản hồi.
+ UTTP đến: Theo khoản 1 Điều 17 Thông tư liên tịch số 12 thì có 03 cơ quan có thẩm quyền thực hiện UTTP đến là Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự và thừa phát lại. Tuy nhiên, do UTTP đến đều liên quan đến giải quyết các vụ việc dân sự tại Tòa án nước ngoài và chưa có quy định cụ thể giao thừa phát lại thực hiện nên 100% UTTP đến hiện nay do Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện.
Thực hiện nguyên tắc phương thức thực hiện UTTP theo quy định pháp luật quốc gia được yêu cầu và điểm a khoản 2 Điều 20 Thông tư liên tịch số 12, các yêu cầu của nước ngoài được thực hiện theo phương thức được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Về thời gian thực hiện, việc thực hiện UTTP của nước ngoài tại Việt Nam chưa đồng đều, phụ thuộc vào nhận thức, trách nhiệm của các Toà án và một phần xuất phát từ nguyên nhân chủ quan là địa chỉ của đương sự không đầy đủ, rõ ràng, tên đương sự không chính xác. Có một số Toà án rất tích cực thực hiện UTTP đến với thời gian trung bình 02 tháng như thành phố Hải Phòng, thành phố Hà Nội, Đồng Nai, Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng; một số Toà án mất từ 04 - 06 tháng như thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bạc Liêu; đặc biệt, một số Toà án phải đợi đến khi Bộ Tư pháp có văn bản đôn đốc mới trả lời. Do vậy, tính trung bình, các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cần 04 - 06 tháng để thực hiện các yêu cầu của nước ngoài.
- Vướng mắc trong yêu cầu và thực hiện UTTP
+ UTTP đi: Một số sai sót các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thường gặp trong quá trình lập hồ sơ UTTP đi là: Chưa thực hiện đúng quy định của Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 và Thông tư liên tịch số 12 về thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ yêu cầu, thu chi phí UTTP; ngôn ngữ UTTP chưa đúng; không tách riêng yêu cầu UTTP tống đạt giấy tờ và UTTP thu thập chứng cứ. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do thiếu sự quan tâm của các Tòa án trong việc quán triệt thực hiện các điều ước quốc tế và văn bản quy phạm pháp luật về tương trợ tư pháp.
+ UTTP đến: Hiện nay, việc thực hiện UTTP đến còn một số vướng mắc cụ thể là: Địa chỉ của đương sự không đầy đủ (nhiều hồ sơ chỉ cung cấp được địa chỉ cấp xã) nên mất nhiều thời gian tìm kiếm, xác minh; nhiều địa chỉ ở vùng sâu, vùng xa đường đi lại khó khăn; tại các Tòa án chưa có bộ phận riêng thực hiện UTTP đến mà do các thư ký kiêm nhiệm thực hiện. Chính vì vậy, thời gian thực hiện UTTP đến còn kéo dài, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của công tác TTTP.
2. Đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự
2.1. Đánh giá
Trên cơ sở thực tiễn thực hiện tương trợ tư pháp cho thấy: (i) Nhu cầu tương trợ tư pháp giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động của Việt Nam rất lớn, điều này thể hiện ở số lượng các yêu cầu UTTP đi trung bình gấp 2 - 2,5 lần UTTP đến; (ii) Lĩnh vực tương trợ tư pháp không chỉ đơn thuần là dân sự theo nghĩa rộng mà còn có cả các yêu cầu trong lĩnh vực hành chính; (iii) Hoạt động tương trợ tư pháp những năm gần đây được cải thiện đáng kể, thể hiện ở việc nếu những năm đầu thực hiện báo cáo trình Quốc hội tỷ lệ yêu cầu có kết quả trả lời trung bình chỉ đạt 50 - 55%, thì nay tăng lên 70 - 75%.
Với những kết quả đạt được, có thể đánh giá, trong thời gian qua, hoạt động tương trợ tư pháp do Bộ Tư pháp - cơ quan đầu mối thực hiện đã hỗ trợ trực tiếp các Tòa án, cơ quan thi hành án có căn cứ giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại, lao động và thi hành án có yếu tố nước ngoài, thông qua đó bảo đảm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và các tổ chức có liên quan. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác tương trợ tư pháp còn một số vướng mắc, cụ thể: (i) Thiếu cơ sở pháp lý quốc tế để yêu cầu nước ngoài thực hiện các yêu cầu thu thập chứng cứ của Việt Nam; (ii) Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 và các văn bản hướng dẫn thi hành chỉ điều chỉnh tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự không bao gồm tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hành chính, mà trên thực tế đã phát sinh các yêu cầu tương trợ tư pháp trong tố tụng hành chính; (iii) Một số vướng mắc chủ yếu trong UTTP đi là vấn đề liên quan đến pháp luật tố tụng, cụ thể như: Xử lý trường hợp người yêu cầu không đóng chi phí UTTP; chuyển hồ sơ kháng cáo khi chưa có kết quả UTTP tống đạt bản án cho đương sự ở nước ngoài; xử lý trường hợp đương sự ở nước ngoài có đề nghị giải quyết vắng mặt nhưng chưa đến thời hạn mở phiên tòa đã được ấn định trước theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; gần đến thời gian mở phiên tòa đã được ấn định trước mới có kết quả UTTP thông báo đương sự không có tại địa chỉ được yêu cầu, Tòa án không kịp tiến hành thủ tục thông báo, niêm yết văn bản tố tụng tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại theo khoản 3 Điều 474 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; (iv) Trong lĩnh vực thi hành án, vướng mắc chủ yếu do không có thời hạn thi hành án riêng đối với các vụ việc có yếu tố nước ngoài nên khi áp dụng thời hạn UTTP thì không phù hợp với quy định thời hạn thông báo các văn bản thi hành án hay chưa có quy định xử lý việc thi hành án khi không nhận được kết quả UTTP; (v) Mặc dù Thông tư liên tịch số 12 đã quy định giao thừa phát lại thực hiện UTTP nhưng thực tế hiện nay hoạt động này vẫn do Tòa án thực hiện.
Những vướng mắc nêu trên đã giảm tính hiệu quả của công tác tương trợ tư pháp tác động trực tiếp đến hoạt động tố tụng giải quyết các vụ việc dân sự cũng như hoạt động thi hành án, cụ thể là kéo dài thời hạn tố tụng hay thiếu căn cứ giải quyết đầy đủ, triệt để các yêu cầu của đương sự, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến niềm tin của người dân vào hệ thống cơ quan tư pháp.
2.2. Đề xuất
Để nâng cao hiệu quả công tác tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự, cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:
Thứ nhất, nhanh chóng gia nhập Công ước La Hay năm 1970 về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại để có căn cứ pháp lý quốc tế yêu cầu các nước mà Việt Nam có nhu cầu cao về UTTP thu thập chứng cứ, thực hiện các yêu cầu của Việt Nam.
Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về tương trợ tư pháp theo hướng mở rộng lĩnh vực điều chỉnh (không chỉ điều chỉnh trong lĩnh vực dân sự, mà cả lĩnh vực hành chính) để có đủ cơ sở pháp lý giải quyết các yêu cầu; cắt giảm các khâu trung gian hoặc giảm tải số lượng hồ sơ rút ngắn thời hạn thực hiện tương trợ tư pháp. Bên cạnh đó, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung pháp luật chuyên ngành có liên quan như các quy định về giải quyết vụ việc có yếu tố nước ngoài tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) để tạo cơ sở pháp lý trong nước giải quyết các vụ việc nhanh, hiệu quả.
Thứ ba, triển khai xã hội hóa hoạt động tương trợ tư pháp. Điều này không chỉ giảm tải công việc cho các cơ quan nhà nước mà còn đẩy nhanh tiến độ thực hiện tương trợ tư pháp và tạo điều kiện, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân trong tham gia các công việc của Nhà nước.
Trần Thị Minh Hà
Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp
Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp