Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trò hết sức quan trọng trong việc đưa pháp luật vào cuộc sống, nâng cao kiến thức, hiểu biết pháp luật cho cán bộ, nhân dân. Thông qua công tác phổ biến, giáo dục pháp luật người dân sẽ được tiếp cận đến các quy định của pháp luật từ đó họ hiểu được pháp luật cho phép thực hiện những hành vi nào và không cho phép thực hiện những hành vi nào, góp phần vào việc ngăn ngừa, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật do thiếu kiến thức về pháp luật.
Trong những năm qua, Ngành Tòa án nhân dân đã tích cực thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động chuyên môn của Ngành. Bài viết này, đánh giá kết quả đạt được trong 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân”, định hướng triển khai trong thời gian tới. Bài viết về những nội dung chính: Thực trạng công tác lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động chuyên môn của Tòa án; một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công việc lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động chuyên môn của Tòa án.
Để hiểu rõ hơn những nội dung được đề cập trong bài viết, độc giả có thể tìm đọc bài viết “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả việc lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động chuyên môn của Ngành Tòa án”của tác giả Ngô Văn Nhạc đã được đăng trên ấn phẩm 200 trang “Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân” của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2019.
Trong những năm qua, Ngành Tòa án nhân dân đã tích cực thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động chuyên môn của Ngành. Bài viết này, đánh giá kết quả đạt được trong 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân”, định hướng triển khai trong thời gian tới. Bài viết về những nội dung chính: Thực trạng công tác lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động chuyên môn của Tòa án; một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công việc lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động chuyên môn của Tòa án.
Để hiểu rõ hơn những nội dung được đề cập trong bài viết, độc giả có thể tìm đọc bài viết “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả việc lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động chuyên môn của Ngành Tòa án”của tác giả Ngô Văn Nhạc đã được đăng trên ấn phẩm 200 trang “Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân” của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2019.