Qua thời gian 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản liên quan, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Ngành Kiểm sát nhân dân thực sự đã có nhiều đóng góp tích cực trong nâng cao nhận thức về pháp luật, ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật của nhân dân, đưa hình ảnh Ngành Kiểm sát nhân dân và kiểm sát viên đến gần hơn với đông đảo quần chúng nhân dân. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Ngành Kiểm sát nhân dân đã có sự chuyển biến cả về bề rộng và chiều sâu, góp phần kịp thời đưa pháp luật vào thực tiễn công tác của Ngành, đến gần hơn với mọi tầng lớp nhân dân, góp phần tích cực nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân, đồng thời, giúp người dân tham gia tố tụng tư pháp được thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Ngành còn gặp một số khó khăn, hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới. Bài viết “Thực trạng lồng ghép tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vào hoạt động của Ngành Kiểm sát nhân dân” của ThS. Lại Thị Thu Hà và Nguyễn Trọng Tiến sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về thực trạng lồng ghép tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vào hoạt động của Ngành Kiểm sát, đồng thời tác giả cũng đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc lồng ghép tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động của Ngành Kiểm sát nhân dân.
Để hiểu rõ hơn những nội dung được đề cập trong bài viết, độc giả có thể tìm đọc tại ấn phẩm 200 trang “Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân” của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2019.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Ngành còn gặp một số khó khăn, hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới. Bài viết “Thực trạng lồng ghép tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vào hoạt động của Ngành Kiểm sát nhân dân” của ThS. Lại Thị Thu Hà và Nguyễn Trọng Tiến sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về thực trạng lồng ghép tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vào hoạt động của Ngành Kiểm sát, đồng thời tác giả cũng đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc lồng ghép tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động của Ngành Kiểm sát nhân dân.
Để hiểu rõ hơn những nội dung được đề cập trong bài viết, độc giả có thể tìm đọc tại ấn phẩm 200 trang “Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân” của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2019.