Phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, do vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần sự vào cuộc mạnh mẽ, thực chất, có chiều sâu của các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức và nhân dân; bảo đảm việc tìm hiểu, học tập, chấp hành pháp luật trở thành công việc tự thân của mỗi đảng viên, cán bộ, công chức và người dân, qua đó đóng góp thiết thực vào giữ gìn kỷ cương, phép nước, vào sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân đã khẳng định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận gắn liền với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và là nhiệm vụ quan trọng của toàn hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Các cấp uỷ đảng có trách nhiệm lãnh đạo chính quyền các cấp tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp, bảo đảm thực chất, hiệu quả với địa bàn và đối tượng. Đây là văn bản quan trọng tạo chuyển biến căn bản của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong thời gian qua. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW trong hơn 15 năm qua còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới.
Bài viết “Tổng kết thực tiễn và yêu cầu đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật” của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, đã tổng kết thực tiễn công tác phổ biến giáo dục trong thời gian qua và đưa ra một số yêu cầu đổi mới công tác phổ biến, giáo dục trong thời gian tới. Để hiểu rõ hơn những nội dung được đề cập trong bài viết, độc giả có thể tìm đọc tại ấn phẩm 200 trang “Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân” của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2019.
Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân đã khẳng định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận gắn liền với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và là nhiệm vụ quan trọng của toàn hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Các cấp uỷ đảng có trách nhiệm lãnh đạo chính quyền các cấp tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp, bảo đảm thực chất, hiệu quả với địa bàn và đối tượng. Đây là văn bản quan trọng tạo chuyển biến căn bản của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong thời gian qua. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW trong hơn 15 năm qua còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới.
Bài viết “Tổng kết thực tiễn và yêu cầu đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật” của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, đã tổng kết thực tiễn công tác phổ biến giáo dục trong thời gian qua và đưa ra một số yêu cầu đổi mới công tác phổ biến, giáo dục trong thời gian tới. Để hiểu rõ hơn những nội dung được đề cập trong bài viết, độc giả có thể tìm đọc tại ấn phẩm 200 trang “Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân” của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2019.