Chủ nhật 22/06/2025 22:17
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Trưng dụng khu vực biển được giao để nuôi trồng thủy sản

Bài viết này bàn về vấn đề trưng dụng khu vực biển đã được giao với mục đích để nuôi trồng thủy sản và đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về trưng dụng.


1. Một vài khái niệm

1.1. Trưng dụng tài sản

Khoản 2 Điều 2 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008 quy định: “Trưng dụng tài sản là việc Nhà nước sử dụng có thời hạn tài sản của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia”. Trên thực tế, trưng dụng tài sản giống như việc thuê một tài sản nào đó trong một khoảng thời gian tương đối ngắn thông qua biện pháp cưỡng chế. Từ quy định của pháp luật, có thể hiểu: (i) Về đối tượng trưng dụng: Theo quy định của Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008 thì chỉ có tài sản mới là đối tượng trưng dụng. Tài sản được trưng dụng đang được tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư sử dụng. Tuy nhiên, kể từ thời điểm trưng dụng, tài sản được trưng dụng do Nhà nước sử dụng; (ii) Về thời gian trưng dụng: Nhà nước trưng dụng không phải là mãi mãi, mà là có thời hạn theo quy định, thường là trong thời gian ngắn; (iii) Về phương thức trưng dụng: Nhà nước muốn trưng dụng tài sản thì phải ban hành quyết định hành chính để thực hiện việc trưng dụng tài sản. Quyết định trưng dụng là mệnh lệnh hành chính, thể hiện sự cưỡng chế nhà nước trong trưng dụng, bắt buộc các chủ thể có liên quan phải tuân theo; (iv) Về phạm vi trưng dụng: Chỉ trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia thì Nhà nước mới có quyền trưng dụng tài sản của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư.

1.2. Trưng dụng khu vực biển được giao để nuôi trồng thủy sản

Khoản 2 Điều 45 Luật Thủy sản năm 2017 về trưng dụng khu vực biển được giao để nuôi trồng thủy sản quy định: “Nhà nước quyết định trưng dụng khu vực biển trong trường hợp cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng khẩn cấp; sự cố môi trường; phòng, chống thiên tai. Việc trưng dụng khu vực biển thực hiện theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản”. Theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017 và pháp luật về giao khu vực biển, Nhà nước giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển, trong đó có mục đích để nuôi trồng thủy sản.

Như vậy, có thể hiểu, trưng dụng khu vực biển được giao để nuôi trồng thủy sản là việc Nhà nước sử dụng có thời hạn khu vực biển (đã được giao với mục đích để nuôi trồng thủy sản) của tổ chức, cá nhân thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng khẩn cấp; sự cố môi trường; phòng, chống thiên tai. Có thể thấy, phạm vi trưng dụng khu vực biển không chỉ vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia như trong quy định về trưng dụng tài sản (Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008) mà còn được mở rộng ra trong trường hợp tình trạng khẩn cấp, sự cố môi trường và phòng chống thiên tai.

2. Một số vấn đề pháp lý đặt ra

2.1. Khu vực biển có phải là tài sản không?

Theo quy định tại Điều 105 Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì tài sản bao gồm: “1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. 2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”. Theo quy định tại Điều 107 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì tài sản được chia ra làm hai loại là động sản và bất động sản. Bất động sản bao gồm: Đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; tài sản khác theo quy định của pháp luật. Những tài sản không phải là bất động sản thì là động sản.

Có thể thấy, theo các quy định trên thì khu vực biển không được liệt kê là tài sản và hiện nay, cũng chưa có văn bản pháp luật nào quy định khu vực biển là tài sản. Như vậy, khu vực biển không phải là tài sản.

Bên cạnh đó, Điều 23 Luật Trưng dụng, trưng mua tài sản năm 2008 cũng quy định tài sản thuộc đối tượng trưng dụng bao gồm: (i) Nhà, đất và tài sản khác gắn liền với đất; (ii) Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc và phương tiện kỹ thuật khác. Quy định này cũng đã cho thấy, khu vực biển cũng không phải là đối tượng được trưng dụng theo quy định của Luật này.

Như vậy, theo các quy định của pháp luật hiện hành, khu vực biển chưa được coi là một loại tài sản.

2.2. Thẩm quyền trưng dụng khu vực biển được giao để nuôi trồng thủy sản

Khoản 2 Điều 45 Luật Thủy sản năm 2017 quy định: “Việc trưng dụng khu vực biển thực hiện theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản”. Khoản 1 Điều 24 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008 quy định về thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản như sau: “Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công thương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định trưng dụng tài sản quy định tại Điều 23 của Luật này”.

Như đã phân tích ở trên, khu vực biển được giao để nuôi trồng thủy sản không phải là đối tượng trưng dụng. Do đó, những người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008 không có thẩm quyền quyết định trưng dụng khu vực biển được giao để nuôi trồng thủy sản.

Như vậy, mặc dù Luật Thủy sản năm 2017 đã quy định dẫn chiếu việc trưng dụng khu vực biển được thực hiện theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản, tuy nhiên, khi bàn về thẩm quyền quyết định trưng dụng khu vực biển được giao để nuôi trồng thủy sản thì lại có khoảng trống, hay nói cách khác, pháp luật chưa có quy định về người có thẩm quyền quyết định trưng dụng khu vực biển được giao để nuôi trồng thủy sản.

3. Đề xuất, kiến nghị

Thứ nhất, cần quy định bổ sung tài sản là khu vực biển vào Bộ luật Dân sự

Điều 53 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Theo quy định này, việc bổ sung khu vực biển là tài sản vào Bộ luật Dân sự là phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 và khu vực biển là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, thống nhất quản lý.

Bên cạnh đó, việc quy định khu vực biển là tài sản còn giải quyết được một số khó khăn, vướng mắc khi tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản thực hiện các quyền của mình theo quy định tại Điều 46 Luật Thủy sản năm 2017 về thế chấp, góp vốn giá trị quyền sử dụng khu vực biển, chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng khu vực biển.

Thứ hai, cần quy định thống nhất về điều kiện trưng dụng

Điều 4 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008 quy định: “Việc trưng mua, trưng dụng tài sản chỉ được thực hiện trong trường thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia”. Khoản 2 Điều 45 Luật Thủy sản năm 2017 quy định: “Nhà nước quyết định trưng dụng khu vực biển trong trường hợp cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng khẩn cấp; sự cố môi trường; phòng, chống thiên tai”. Khoản 3 Điều 32 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường”.

Các quy định trên có điều kiện trưng dụng không thống nhất. Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008 quy định về điều kiện trưng dụng hẹp hơn so với Hiến pháp năm 2013 và Luật Thủy sản năm 2017. Mặc dù được ban hành sau Hiến pháp năm 2013, nhưng Luật Thủy sản năm 2017 đã mở rộng điều kiện trưng dụng hơn so với Hiến pháp năm 2013. Cụ thể, Luật Thủy sản đã quy định thêm trong cả trường hợp sự cố môi trường cũng có thể thực hiện việc trưng dụng. Vì vậy, tác giả kiến nghị cần quy định thống nhất về điều kiện trưng dụng trong các văn bản luật trên, để tránh việc lạm dụng quyền trưng dụng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện pháp luật một cách tùy tiện, gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân.

Thứ ba, cần bổ sung quy định về thẩm quyền quyết định trưng dụng khu vực biển

Như đã phân tích ở trên, những người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản lại bị giới hạn bởi danh mục các tài sản được liệt kê theo quy định, và trong danh mục đó không có khu vực biển. Vì vậy, đối với khu vực biển, hiện vẫn chưa có quy định người có thẩm quyền có quyết định trưng dụng. Điều này có nghĩa là, mặc dù có quy định về trưng dụng khu vực biển nhưng quy định này bị vô hiệu quá bởi không có người có thẩm quyền quyết định trưng dụng và chắc chắn không thể thực hiện được trên thực tế. Do đó, việc bổ sung quy định về thẩm quyền quyết định trưng dụng khu vực biển là cần thiết, giúp cho các quy định về trưng dụng khu vực biển được áp dụng trong thực tiễn.

Thứ tư, cần quy định trưng dụng khu vực biển đã được giao để sử dụng các mục đích khác

Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 khẳng định: “Dự báo trong thời gian tới, tình hình quốc tế tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, tranh chấp chủ quyền ranh giới biển và sự bất đồng giữa các nước tại Biển Đông. Ô nhiễm môi trường xuyên biên giới, biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã trở thành vấn đề cấp bách toàn cầu”. Như vậy, có thể khẳng định rằng, vị trí, vai trò của biển nói chung và của khu vực biển nói riêng rất quan trọng đối với kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Có thể thấy, trong một số tình huống, việc trưng dụng khu vực biển đã được giao cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển là rất cần thiết trong quản lý nhà nước.

Hiện nay, tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như: Nuôi trồng thủy sản, du lịch, nhận chìm, thực hiện dự án điện gió và một số hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển khác. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành mới chỉ có quy định về trưng dụng khu vực biển của tổ chức, cá nhân sử dụng với mục đích nuôi trồng thủy sản, còn đối với các khu vực biển sử dụng vào các mục đích khác thì pháp luật chưa đặt ra vấn đề về trưng dụng. Hay nói cách khác, khu vực biển được giao cho tổ chức, cá nhân mà không sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản thì không nằm trong số đối tượng được pháp luật về trưng dụng điều chỉnh nên không trưng dụng được, kể cả trong một số tình huống bất thường và tình trạng khẩn cấp.

Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả công tác quản lý nhà nước toàn diện về khu vực biển, tác giả kiến nghị cần quy định mở rộng việc trưng dụng không chỉ đối với khu vực biển đã giao để nuôi trồng thủy sản, mà còn cả đối với các khu vực biển sử dụng vì các mục đích khác. Bởi lẽ, một số tình huống nhất định cần phải trưng dụng khu vực biển để bảo đảm việc bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và một số mục tiêu khác của Đảng và Nhà nước ta.

ThS. Nguyễn Đình Toàn
Vụ Chính sách và Pháp chế, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Nhiều quy định "mở" để trao quyền chủ động cho chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn

Nhiều quy định "mở" để trao quyền chủ động cho chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn

Đây là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh khi trao đổi với chúng tôi về 28 nghị định của Chính phủ về phân quyền, phân cấp; phân định thẩm quyền giữa Chính phủ và chính quyền địa phương 02 cấp.
Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Ngày 11/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 120/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp (Nghị định số 120/2025/NĐ-CP). Nghị định bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của các cơ quan; không để gián đoạn công việc, không để chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của xã hội, người dân, doanh nghiệp khi thực hiện chính quyền địa phương hai cấp từ ngày 01/7/2025 trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.
Phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Nhằm thể chế hoá đầy đủ quan điểm chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phân quyền, phân cấp; bảo đảm việc triển khai nhiệm vụ được thông suốt, hiệu quả, kịp thời, cải cách tối đa thủ tục hành chính, giảm chi phí, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, Chính phủ ban hành Nghị định số 121/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp (Nghị định số 121/2025/NĐ-CP).
Cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đòn bẩy thúc đẩy kinh tế tư nhân bứt phá

Cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đòn bẩy thúc đẩy kinh tế tư nhân bứt phá

Kinh tế tư nhân chiếm hơn 70% cơ cấu kinh tế Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng quốc gia, tuy nhiên, khu vực này chưa phát triển tương xứng với tiềm năng do còn nhiều rào cản về thủ tục, chính sách và thiếu cơ chế phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. Nghị quyết số 198/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển (Nghị quyết số 198/2025/QH15) và Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 198/2025/QH15 (Nghị quyết số 139/NQ-CP) với nhiều cơ chế, chính sách quan trọng sẽ góp phần “cởi trói”, tạo động lực để kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới.
Quyết tâm mạnh mẽ bảo đảm quyền không bị tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục con người ở Việt Nam

Quyết tâm mạnh mẽ bảo đảm quyền không bị tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục con người ở Việt Nam

Việt Nam đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ và cam kết rõ ràng trong việc bảo vệ quyền không bị tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo. Quyết tâm này được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa kể từ khi Việt Nam gia nhập Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (Công ước UNCAT) vào năm 2015. Những nỗ lực của Việt Nam trong bảo đảm quyền này không chỉ thể hiện qua việc hoàn thiện hệ thống pháp luật mà còn qua việc triển khai các biện pháp hành chính, tư pháp và hợp tác quốc tế.
Xây dựng pháp luật thi hành án dân sự đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới

Xây dựng pháp luật thi hành án dân sự đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới

Luật Thi hành án dân sự được Quốc hội khóa XII đã thông qua ngày 14/11/2008, được sửa đổi, bổ sung các năm 2014, 2018, 2020, 2022 (Luật Thi hành án dân sự). Sau gần 17 năm triển khai thực hiện, công tác thi hành án dân sự đã đạt được nhiều kết quả tích cực, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội của đất nước.
Bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin là chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước

Bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin là chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước

Ở nước ta, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền được tiếp cận thông tin được ghi nhận cụ thể trong Hiến pháp, pháp luật. Cùng với sự phát triển của đất nước và quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam gia nhập nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương về vấn đề bảo vệ quyền con người. Trong đó quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin ngày càng được bảo đảm tốt hơn, thông qua quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia và quá trình nội luật hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao - Nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, mang tính chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước

Phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao - Nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, mang tính chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước

Sau gần 40 năm đổi mới, kinh tế tư nhân đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã phát triển lớn mạnh, khẳng định thương hiệu và vươn ra thị trường khu vực, thế giới. Tuy nhiên, kinh tế tư nhân hiện vẫn đối mặt với nhiều rào cản, chưa bứt phá về quy mô và năng lực cạnh tranh, chưa đáp ứng được yêu cầu, kỳ vọng là lực lượng nòng cốt của kinh tế đất nước. Để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân cần có sự vào cuộc toàn diện của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp.
Nhiều chính sách mới có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025, kịp thời tháo gỡ khó khăn, “điểm nghẽn” về thể chế, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

Nhiều chính sách mới có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025, kịp thời tháo gỡ khó khăn, “điểm nghẽn” về thể chế, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

Từ ngày 01/7/2025, nhiều luật do Quốc hội khóa XV thông qua chính thức có hiệu lực thi hành với nhiều chính sách mới có tính đột phá, góp phần khơi thông “điểm nghẽn” về thể chế, tạo động lực phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, sẵn sàng đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Nỗ lực cao nhất để sớm đưa Cổng Pháp luật quốc gia phục vụ người dân và doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Nỗ lực cao nhất để sớm đưa Cổng Pháp luật quốc gia phục vụ người dân và doanh nghiệp

Sáng nay (31/5/2025), tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo nhiều bộ, ngành Trung ương đã bấm nút khai trương Cổng Pháp luật quốc gia. Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, cơ quan được Chính phủ giao làm đầu mối vận hành Cổng Pháp luật quốc gia về nội dung này.
Nhiều quy định mới về quy trình xây dựng, ban hành văn bản  quy phạm pháp luật

Nhiều quy định mới về quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Ngày 19/02/2025, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025. Ngày 01/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Nghị định số 78/2025/NĐ-CP). Luật và Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2025, có nhiều quy định mới được bổ sung để hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng ngắn gọn, đơn giản hơn về các bước, thành phần hồ sơ, rút ngắn thời gian xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp, trình Chính phủ chậm nhất ngày 03/6/2025

Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp, trình Chính phủ chậm nhất ngày 03/6/2025

Thực hiện nhiệm vụ được Quốc hội và Chính phủ giao, đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký ban hành Quyết định số 1355/QĐ-BTP ngày 28/4/2025 chính thức ban hành Kế hoạch triển khai nhiệm vụ của Bộ Tư pháp về việc tổ chức lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến của Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Nhận diện những rào cản trong đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Nhận diện những rào cản trong đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” trong ấn phẩm 200 trang “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo” xuất bản năm 2025.

Giải pháp khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Giải pháp khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới” trong ấn phẩm 200 trang “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo” xuất bản năm 2025.
Một số hạn chế trong quy định pháp luật về thành lập và ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Một số hạn chế trong quy định pháp luật về thành lập và ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Một số hạn chế trong quy định pháp luật về thành lập và ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo” trong ấn phẩm 200 trang “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo” xuất bản năm 2025.

Theo dõi chúng tôi trên:

mega story

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm