Báo chí là phương tiện thông tin, công cụ tuyên truyền, vũ khí tư tưởng quan trọng của Đảng và Nhà nước, diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, đóng vai trò là lực lượng xung kích trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật, báo chí đóng vai trò là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Báo chí phản ánh những đề xuất, kiến nghị của người dân với Đảng, Nhà nước về các chính sách, các quy định pháp luật chưa thật phù hợp, về những bất cập, những vướng mắc, bức xúc trong thực tiễn thi hành, chấp hành pháp luật.
Thông qua báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác, quyền được thông tin về pháp luật của cơ quan, tổ chức, người dân phải được truyền tải một cách chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực; kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng các hình thức, phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi, trình độ và truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc; gắn phổ biến, giáo dục pháp luật với việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, của địa phương và đời sống hằng ngày của người dân, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Bài viết: “Vai trò của cơ quan báo chí trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật”, gồm những nội dung: Vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; hiện trạng các cơ quan báo chí tại Việt Nam; giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của báo chí trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Để hiểu rõ hơn những nội dung được đề cập trong bài viết, độc giả có thể tìm đọc bài viết “Vai trò của báo chí trong công tác tuyền truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật” của Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và truyền thông đã được đăng trên ấn phẩm 200 trang “Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân” của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2019./.
Thông qua báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác, quyền được thông tin về pháp luật của cơ quan, tổ chức, người dân phải được truyền tải một cách chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực; kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng các hình thức, phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi, trình độ và truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc; gắn phổ biến, giáo dục pháp luật với việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, của địa phương và đời sống hằng ngày của người dân, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Bài viết: “Vai trò của cơ quan báo chí trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật”, gồm những nội dung: Vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; hiện trạng các cơ quan báo chí tại Việt Nam; giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của báo chí trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Để hiểu rõ hơn những nội dung được đề cập trong bài viết, độc giả có thể tìm đọc bài viết “Vai trò của báo chí trong công tác tuyền truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật” của Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và truyền thông đã được đăng trên ấn phẩm 200 trang “Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân” của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2019./.