Khi hành nghề, công chứng viên ngoài việc tuân thủ các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì vẫn phải chấp hành quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh một số lĩnh vực khác như Luật Công chứng năm 2014, Luật Đất đai năm 2013, Luật Nhà ở năm 2014... và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đặc biệt, trong lĩnh vực bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì không thể không nhắc tới Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ (Nghị định số 163/2006/NĐ-CP). Mặc dù Nghị định số 163/2006/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung như trình bày ở trên, nhưng trên thực tế, công chứng viên vẫn gặp phải một số những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện công chứng các giao dịch liên quan đến biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Vì vậy, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu đến độc giả bài viết “Vướng mắc trong thực hiện công chứng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và một số kiến nghị” của tác giả Phạm Thu Hằng & Tuấn Đạo Thanh được đăng tải trong số chuyên đề 200 trang về “Xây dựng Nghị định của Chính phủ về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ” năm 2020. Trong bài viết này, tác giả phân tích một số vướng mắc khi thực hiện công chứng các giao dịch liên quan đến biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như: Giá trị pháp lý của một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; xác định biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong một số trường hợp cụ thể do thiếu hướng dẫn; một số quy định liên quan đến biện pháp bảo đảm có đối tượng là một số loại tài sản nhất định chưa có hướng dẫn thực hiện; xác định chủ thể tham gia xác lập biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; một số quy định còn mâu thuẫn, chồng chéo khi phân biệt một số loại tài sản bảo đảm...
Vì vậy, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu đến độc giả bài viết “Vướng mắc trong thực hiện công chứng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và một số kiến nghị” của tác giả Phạm Thu Hằng & Tuấn Đạo Thanh được đăng tải trong số chuyên đề 200 trang về “Xây dựng Nghị định của Chính phủ về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ” năm 2020. Trong bài viết này, tác giả phân tích một số vướng mắc khi thực hiện công chứng các giao dịch liên quan đến biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như: Giá trị pháp lý của một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; xác định biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong một số trường hợp cụ thể do thiếu hướng dẫn; một số quy định liên quan đến biện pháp bảo đảm có đối tượng là một số loại tài sản nhất định chưa có hướng dẫn thực hiện; xác định chủ thể tham gia xác lập biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; một số quy định còn mâu thuẫn, chồng chéo khi phân biệt một số loại tài sản bảo đảm...