Công tác thi hành án được Đảng quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo. Nhằm bảo đảm cho công tác này được thực hiện nghiêm chỉnh, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, yêu cầu hội nhập quốc tế; khắc phục những hạn chế, bất cập, vướng mắc trong công tác thi hành án. Thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản (Luật, Nghị quyết, Quyết định...) có liên quan đến thi hành án và chủ chương xã hội hóa thi hành án.
Chủ trương xã hội hóa thi hành án dân sự được thực hiện thời gian qua chủ yếu tập trung ở việc triển khai thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại. Đó là chế định về việc giao cho chủ thể có chức năng, nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động tư pháp. Việc xã hội hóa hoạt động thi hành án thông qua việc tổ chức thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tuy là bước khởi đầu, với thể chế pháp lý chưa hoàn thiện, quy mô chưa lớn, nhưng đã góp phần khẳng định chủ trương của Đảng trong lĩnh vực này.
Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, kính mời quý bạn đọc đón đọc bài viết: “Xã hội hóa công tác thi hành án theo tinh thần cải cách tư pháp” của tác giả Lưu Bình Nhưỡng đăng tải trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật định kỳ số tháng 7 (280) năm 2015.
Mộc Miên