Trong thời gian gần đây, Đảng ta rất quan tâm đến phát triển đội ngũ luật sư. Theo đó, Đảng đã ban hành nhiều văn bản với nhiều nội dung định hướng, hỗ trợ cho phát triển tổ chức và hoạt động của luật sư. Điều này cho thấy, Đảng và Nhà nước đã ghi nhận vị trí, vai trò, tầm quan trọng của luật sư, theo đó vai trò của luật sư là không thể thiếu trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế. Theo đó, nghề luật sư không chỉ đơn thuần là phục vụ khách hàng, thân chủ mà còn gắn chặt với thể chế chính trị của bất cứ quốc gia nào. Thông qua tổ chức và hoạt động của luật sư, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ luật pháp, bảo vệ thể chế chính trị, vì vậy, luật sư cần có bản lĩnh chính trị vững vàng. Bản lĩnh chính trị của luật sư là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh, uy tín của nghề luật sư, cũng như khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của luật sư ngang bằng với các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị. Xây dựng bản lĩnh chính trị cho luật sư là quá trình lâu dài nhưng cần phải thực hiện ngay, nghiêm túc từ giai đoạn đào tạo cử nhân, đặc biệt, từ giai đoạn đào tạo nghề đến tập sự và được rèn luyện trong suốt quá trình hành nghề của luật sư. Đây là nhiệm vụ cần ưu tiên tập trung thực hiện trong thời gian tới.
Về vấn đề này, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Xây dựng bản lĩnh chính trị nghề luật sư - Những vấn đề đặt ra trong sửa đổi Luật Luật sư” trong ấn phẩm 200 trang “Hoàn thiện pháp luật về luật sư tại Việt Nam”, xuất bản năm 2024. Luật sư là nghề gắn với việc thi hành và áp dụng pháp luật. Việc tham gia của luật sư vào tố tụng đóng vai trò quan trọng, đáp ứng đòi hỏi của đời sống xã hội hiện đại, được đặt ra từ nền tảng quyền con người, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền.
Kính mời độc giả nghiên cứu nội dung bài viết tại file đính kèm: