Ở Việt Nam, doanh nghiệp xã hội là khái niệm hoàn toàn mới mẻ về phương diện pháp lý, mặc dù trên thực tế, doanh nghiệp xã hội đã, đang tồn tại và hoạt động từ những năm 1990 cho đến nay, với số lượng hiện nay lên đến hàng trăm doanh nghiệp.
Luật Doanh nghiệp năm 2014 được ban hành với nhiều quy định mới mang tính đột phá, khuyến khích doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phát huy tính sáng tạo, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh và phát triển bền vững, trong đó đã đưa ra một khung pháp lý ban đầu cho tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp xã hội, song vẫn còn nhiều vấn đề pháp lý cần phải làm rõ nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp xã hội hoạt động hiệu quả, thực sự phát huy được tính ưu việt trong sự phát triển chung của cộng đồng.
Để hiểu rõ hơn về các đặc điểm chung của doanh nghiệp xã hội, đặc trưng pháp lý, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội; phân biệt doanh nghiệp xã hội với doanh nghiệp công ích và doanh nghiệp thực hiện trách nhiêm xã hội cũng như một số vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp xã hội Việt Nam hiện nay, kính mời độc giả đón đọc bài viết: “Bàn thêm về doanh nghiệp xã hội theo Luật Doanh nghiệp năm 2014” của tác giả Phan Thị Thanh Thủy đăng trên Số Tạp chí định kỳ 64 trang tháng 6/2015 của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
Bùi Huyền