Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”. Quy định này của Luật đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. Đây được coi là nguyên tắc chủ đạo, xuyên suốt của pháp luật quốc tịch Việt Nam từ năm 1945 đến nay, được thể hiện rõ trong Luật Quốc tịch các năm 1988, 1998 và 2008. Tuy nhiên, đoạn cuối Điều 4 Luật Quốc tịch năm 2008 lại có quy định bổ sung (so với Luật Quốc tịch năm 1998) mang tính “mềm dẻo” đó là “trừ trường hợp Luật này có quy định khác”. Nghĩa là, Luật quy định một số trường hợp ngoại lệ công dân Việt Nam có thể có quốc tịch nước ngoài[1]. Một trong các trường hợp ngoại lệ, công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài đó là trường hợp đặc biệt xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam và được Chủ tịch nước cho phép giữ quốc tịch nước ngoài.
Điều 19 và Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 đưa ra các điều kiện chung đối với người xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam. Theo đó, người nước ngoài, người không quốc tịch, người bị mất quốc tịch Việt Nam nếu muốn được nhập/trở lại quốc tịch thì phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện đó. Riêng đối với người đang có quốc tịch nước ngoài thì để bảo đảm nguyên tắc một quốc tịch (theo Điều 4) khi người đó xin nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam, bắt buộc phải đáp ứng thêm 01 điều kiện nữa là phải thôi quốc tịch nước ngoài. Điều kiện này được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 19, khoản 5 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008: Người xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép. Những người quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm: (i) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; (ii) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; (iii) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tiếp đó, Điều 6 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ đã quy định chi tiết điểm b và điểm c khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam như sau:
“1. Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phải là người được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó.
2. Người mà việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là người có tài năng trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao, được cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng nhận và cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận việc nhập quốc tịch của họ sẽ đóng góp cho sự phát triển trong các lĩnh vực nói trên của Việt Nam”.
Thực tiễn triển khai thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 từ khi có hiệu lực tới nay cho thấy, đa số các chuyên gia pháp lý, các bộ, ngành, địa phương đều hiểu một cách thống nhất là: Theo quy định nêu trên thì để được nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam, người xin nhập quốc tịch phải đáp ứng tất cả các điều kiện quy định tại Điều 19 (từ khoản 1 đến khoản 6); người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cũng phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều 23. Trong đó, mặc dù khoản 3 Điều 19 và khoản 5 Điều 23 có cách hành văn chưa thực sự dễ hiểu nhưng đều phải được hiểu một cách thống nhất là: Nếu người xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam không thuộc trường hợp đặc biệt để trình Chủ tịch nước cho giữ quốc tịch nước ngoài, thì họ bắt buộc phải thôi quốc tịch nước ngoài nếu muốn nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam. Điểm mấu chốt ở đây là, hiểu như thế nào về trường hợp đặc biệt?
Do chưa được hướng dẫn, nên thời gian qua, Bộ Tư pháp cũng chỉ dựa vào các quy định cụ thể hóa về “công lao đặc biệt” và nội hàm của khái niệm “có lợi” để xem xét hồ sơ. Nếu thấy rằng, trường hợp xin nhập/xin trở lại quốc tịch Việt Nam thông thường, không có gì đặc biệt, đương sự không có công lao đóng góp gì cho đất nước... thì đều yêu cầu phải thôi quốc tịch nước ngoài, trước khi Bộ Tư pháp giải quyết tiếp. Riêng đối với những người là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam, thì ngoài việc được miễn một số điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 19 Luật Quốc tịch năm 2008, họ cũng vẫn phải đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều này về việc phải thôi quốc tịch nước ngoài khi nhập quốc tịch Việt Nam, nếu họ không thuộc trường hợp đặc biệt và không được Chủ tịch nước cho phép giữ quốc tịch nước ngoài. Trên thực tế nhiều trường hợp cũng đã bị từ chối giải quyết, bị trả lại hồ sơ vì không thể từ bỏ quốc tịch nước ngoài theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.
Bên cạnh đó, hiện nay cũng có 02 quan điểm về trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc trình hồ sơ xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam như sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, để bảo đảm nguyên tắc một quốc tịch được quy định tại Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, Bộ Tư pháp với tư cách là cơ quan giúp Chính phủ, “gác cổng” việc thẩm định hồ sơ, có trách nhiệm bảo đảm hồ sơ trình Chủ tịch nước phải đúng pháp luật. Do đó, chỉ những trường hợp đủ điều kiện để nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam, thuộc trường hợp đặc biệt để xin giữ quốc tịch nước ngoài, thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp mới thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước. Còn những trường hợp không đủ điều kiện, không thuộc trường hợp đặc biệt thì Bộ Tư pháp có quyền yêu cầu người xin nhập quốc tịch phải thôi quốc tịch nước ngoài và chỉ khi đương sự đáp ứng yêu cầu của Bộ Tư pháp (bổ sung được giấy tờ chứng minh đã thôi quốc tịch nước ngoài) thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp mới thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước. Với quan điểm này, Bộ Tư pháp đã thực hiện thống nhất trong quá trình xem xét hồ sơ từ trước đến nay và hầu hết các đương sự đã làm thủ tục thôi quốc tịch nước ngoài theo yêu cầu, với những trường hợp không muốn thôi quốc tịch gốc thì tự nguyện rút hồ sơ.
Quan điểm thứ hai cho rằng, do khoản 3 Điều 19 và khoản 3 Điều 21 Luật Quốc tịch năm 2008 có một số cụm từ chưa được giải thích, hướng dẫn nên nhiều người dân và ngay cả một số cơ quan nhà nước cũng hiểu khác nhau. Nhiều người dân cho rằng, họ là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam nên được coi là trường hợp đặc biệt để xin Chủ tịch nước cho giữ quốc tịch nước ngoài khi xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
Cùng với đó, quan điểm này cho rằng, cần hiểu cụm từ quy định tại khoản 3 Điều 19 “... trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép” chính là trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước[2]. Theo đó, trách nhiệm của Bộ Tư pháp là báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định đối với tất cả hồ sơ xin nhập, xin trở lại quốc tịch và xin giữ quốc tịch nước ngoài. Việc Bộ Tư pháp yêu cầu họ phải thôi quốc tịch nước ngoài trước khi trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam hay việc trả lại hồ sơ khi họ không đáp ứng yêu cầu là trái Luật Quốc tịch[3]. Nói cách khác, những người theo quan điểm này cho rằng, bất kỳ hồ sơ xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam và xin giữ quốc tịch nước ngoài được nộp lên thì Bộ Tư pháp đều phải có trách nhiệm trình Chủ tịch nước mà không có quyền yêu cầu họ phải thôi quốc tịch nước ngoài.
Tác giả cho rằng, quan điểm này không thực sự hợp lý. Bởi như vậy, số lượng hồ sơ xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam và xin giữ quốc tịch nước ngoài được trình lên Chủ tịch nước sẽ vô cùng lớn. Văn phòng Chủ tịch nước sẽ không thể nghiên cứu, tham mưu, đề xuất đối với từng hồ sơ được. Vì vậy, giải pháp tối ưu nhất vẫn là cần cụ thể hóa, hướng dẫn chi tiết về các trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật, để tạo cơ sở pháp lý cho Bộ Tư pháp thuận lợi trong việc giải quyết hồ sơ xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam và xin giữ quốc tịch nước ngoài.
Thực tế cho thấy, từ khi Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 có hiệu lực (ngày 01/7/2009) đến nay, Bộ Tư pháp mới chỉ trình Chủ tịch nước quyết định cho phép 46 trường hợp được nhập quốc tịch Việt Nam và giữ quốc tịch nước ngoài[4]. Những trường hợp này đều thuộc đối tượng có nhiều công lao đặc biệt đóng góp cho đất nước hoặc việc nhập quốc tịch Việt Nam là có lợi cho Nhà nước Việt Nam.
Tuy nhiên, do hiện nay chưa có quy định hướng dẫn chi tiết về mức độ đóng góp hoặc xác định như thế nào là có lợi để được coi là trường hợp đặc biệt cho giữ quốc tịch nước ngoài, nên thời gian qua đã phát sinh một số vụ việc khiếu kiện, khiếu nại liên quan đến việc giải quyết hồ sơ xin nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam. Thậm chí có vụ việc kéo dài tốn thời gian và gây thiệt hại về kinh tế cho cả cơ quan nhà nước và người có yêu cầu.
Qua phân tích ở trên cho thấy, vướng mắc lớn nhất cần tháo gỡ khi giải quyết hồ sơ quốc tịch là phải hiểu và áp dụng cho đúng về trường hợp đặc biệt. Vì vậy, để bảo đảm thống nhất cách hiểu và áp dụng các quy định về điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam đối với người xin giữ quốc tịch nước ngoài, giải quyết kịp thời các yêu cầu xin nhập/xin trở lại quốc tịch Việt Nam đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quốc tịch, thì việc bổ sung quy định làm rõ về các trường hợp đặc biệt để được xem xét cho nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài trong dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam (thay thế Nghị định số 78/2009/NĐ-CP và Nghị định số 97/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014) là rất cần thiết.
Điều 9 dự thảo Nghị định đã quy định khá chi tiết các điều kiện để được coi là “trường hợp đặc biệt” xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài theo khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 như sau:
“Người xin nhập quốc tịch Việt Nam thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây thì được coi là trường hợp đặc biệt quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam và được Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét việc cho nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài:
a) Người đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam;
b) Tiếp tục có đóng góp lớn, lâu dài cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau khi được nhập quốc tịch Việt Nam;
c) Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi nhập quốc tịch Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó mang quốc tịch xác nhận bằng văn bản là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó;
d) Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước ngoài bị ảnh hưởng nghiêm trọng;
đ) Có cam kết thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam và không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Đây được coi là cơ sở pháp lý quan trọng để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tư pháp giải quyết thống nhất hồ sơ xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam và giữ quốc tịch nước ngoài. Đối với trường hợp không phải là đặc biệt theo quy định tại Điều 9 dự thảo Nghị định nêu trên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có quyền yêu cầu người đó phải thôi quốc tịch nước ngoài theo quy định chung của pháp luật quốc tịch, trước khi xem xét giải quyết tiếp.
Chúng tôi cho rằng, với quy định cụ thể về trường hợp đặc biệt, Nghị định mới sẽ giúp cho việc giải quyết hồ sơ xin nhập/xin trở lại quốc tịch Việt Nam được thuận tiện, minh bạch, nhanh chóng hơn; giúp cơ quan nhà nước và người dân có cùng cách hiểu thống nhất, chấm dứt được việc phát sinh các khiếu kiện, khiếu nại liên quan; góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác quốc tịch.
[1]. Ví dụ, công dân Việt Nam nhập quốc tịch nước ngoài thì không bị mất quốc tịch Việt Nam; trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài có quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam...
[2]. Giống như quyền quyết định đặc xá quy định tại khoản 12 Điều 103 Hiến pháp năm 1992 và khoản 12 Điều 103 Hiến pháp năm 2013.
[3]. Tại cuộc họp (ngày 23/10/2015) với sự tham gia của đại diện Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài), Bộ Công an (Cục Quản lý xuất nhập cảnh), Văn phòng Chủ tịch nước (Vụ Pháp luật), Ban Đối ngoại Trung ương Đảng cũng không thống nhất để đề xuất được giải pháp cụ thể.
[4]. Bao gồm: 02 người thuộc trường hợp có công lao đặc biệt đóng góp đối với đất nước, được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam ghi nhận và tặng huân, huy chương, Bằng khen hoặc phần thưởng cao quý (01 người là công dân Italia, 01 người là bộ đội Cămpuchia cư trú tại Hà Nội); 33 người được xét là có lợi cho Nhà nước (gồm các cầu thủ bóng đá, vận động viên thể thao được Ủy ban nhân dân tỉnh, Tổng Cục thể dục thể thao xác nhận về tài năng, mức độ đóng góp cho đội tuyển); 08 trường hợp có cha mẹ là người có công lao đặc biệt, có nhiều đóng góp cho đất nước, được Lãnh đạo Đảng và Nhà nước ghi nhận và muốn dành một số ưu đãi cho con cái họ (bằng việc cho con cái họ được giữ quốc tịch nước ngoài khi được nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam), nhằm tạo thuận lợi để họ yên tâm, tin tưởng và đóng góp nhiều hơn cho đất nước; 02 trường hợp là vợ của bộ đội Việt Nam ở Cămpuchia được nhập quốc tịch Việt Nam, giữ quốc tịch Cămpuchia; 01 trường hợp trẻ em nhập quốc tịch Việt Nam, giữ quốc tịch Hà Lan; 01 người có quốc tịch danh dự (ông Nguyễn Đình Lập - công dân Hy Lạp).
Điều 19 và Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 đưa ra các điều kiện chung đối với người xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam. Theo đó, người nước ngoài, người không quốc tịch, người bị mất quốc tịch Việt Nam nếu muốn được nhập/trở lại quốc tịch thì phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện đó. Riêng đối với người đang có quốc tịch nước ngoài thì để bảo đảm nguyên tắc một quốc tịch (theo Điều 4) khi người đó xin nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam, bắt buộc phải đáp ứng thêm 01 điều kiện nữa là phải thôi quốc tịch nước ngoài. Điều kiện này được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 19, khoản 5 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008: Người xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép. Những người quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm: (i) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; (ii) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; (iii) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tiếp đó, Điều 6 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ đã quy định chi tiết điểm b và điểm c khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam như sau:
“1. Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phải là người được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó.
2. Người mà việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là người có tài năng trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao, được cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng nhận và cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận việc nhập quốc tịch của họ sẽ đóng góp cho sự phát triển trong các lĩnh vực nói trên của Việt Nam”.
Thực tiễn triển khai thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 từ khi có hiệu lực tới nay cho thấy, đa số các chuyên gia pháp lý, các bộ, ngành, địa phương đều hiểu một cách thống nhất là: Theo quy định nêu trên thì để được nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam, người xin nhập quốc tịch phải đáp ứng tất cả các điều kiện quy định tại Điều 19 (từ khoản 1 đến khoản 6); người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cũng phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều 23. Trong đó, mặc dù khoản 3 Điều 19 và khoản 5 Điều 23 có cách hành văn chưa thực sự dễ hiểu nhưng đều phải được hiểu một cách thống nhất là: Nếu người xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam không thuộc trường hợp đặc biệt để trình Chủ tịch nước cho giữ quốc tịch nước ngoài, thì họ bắt buộc phải thôi quốc tịch nước ngoài nếu muốn nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam. Điểm mấu chốt ở đây là, hiểu như thế nào về trường hợp đặc biệt?
Do chưa được hướng dẫn, nên thời gian qua, Bộ Tư pháp cũng chỉ dựa vào các quy định cụ thể hóa về “công lao đặc biệt” và nội hàm của khái niệm “có lợi” để xem xét hồ sơ. Nếu thấy rằng, trường hợp xin nhập/xin trở lại quốc tịch Việt Nam thông thường, không có gì đặc biệt, đương sự không có công lao đóng góp gì cho đất nước... thì đều yêu cầu phải thôi quốc tịch nước ngoài, trước khi Bộ Tư pháp giải quyết tiếp. Riêng đối với những người là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam, thì ngoài việc được miễn một số điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 19 Luật Quốc tịch năm 2008, họ cũng vẫn phải đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều này về việc phải thôi quốc tịch nước ngoài khi nhập quốc tịch Việt Nam, nếu họ không thuộc trường hợp đặc biệt và không được Chủ tịch nước cho phép giữ quốc tịch nước ngoài. Trên thực tế nhiều trường hợp cũng đã bị từ chối giải quyết, bị trả lại hồ sơ vì không thể từ bỏ quốc tịch nước ngoài theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.
Bên cạnh đó, hiện nay cũng có 02 quan điểm về trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc trình hồ sơ xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam như sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, để bảo đảm nguyên tắc một quốc tịch được quy định tại Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, Bộ Tư pháp với tư cách là cơ quan giúp Chính phủ, “gác cổng” việc thẩm định hồ sơ, có trách nhiệm bảo đảm hồ sơ trình Chủ tịch nước phải đúng pháp luật. Do đó, chỉ những trường hợp đủ điều kiện để nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam, thuộc trường hợp đặc biệt để xin giữ quốc tịch nước ngoài, thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp mới thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước. Còn những trường hợp không đủ điều kiện, không thuộc trường hợp đặc biệt thì Bộ Tư pháp có quyền yêu cầu người xin nhập quốc tịch phải thôi quốc tịch nước ngoài và chỉ khi đương sự đáp ứng yêu cầu của Bộ Tư pháp (bổ sung được giấy tờ chứng minh đã thôi quốc tịch nước ngoài) thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp mới thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước. Với quan điểm này, Bộ Tư pháp đã thực hiện thống nhất trong quá trình xem xét hồ sơ từ trước đến nay và hầu hết các đương sự đã làm thủ tục thôi quốc tịch nước ngoài theo yêu cầu, với những trường hợp không muốn thôi quốc tịch gốc thì tự nguyện rút hồ sơ.
Quan điểm thứ hai cho rằng, do khoản 3 Điều 19 và khoản 3 Điều 21 Luật Quốc tịch năm 2008 có một số cụm từ chưa được giải thích, hướng dẫn nên nhiều người dân và ngay cả một số cơ quan nhà nước cũng hiểu khác nhau. Nhiều người dân cho rằng, họ là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam nên được coi là trường hợp đặc biệt để xin Chủ tịch nước cho giữ quốc tịch nước ngoài khi xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
Cùng với đó, quan điểm này cho rằng, cần hiểu cụm từ quy định tại khoản 3 Điều 19 “... trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép” chính là trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước[2]. Theo đó, trách nhiệm của Bộ Tư pháp là báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định đối với tất cả hồ sơ xin nhập, xin trở lại quốc tịch và xin giữ quốc tịch nước ngoài. Việc Bộ Tư pháp yêu cầu họ phải thôi quốc tịch nước ngoài trước khi trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam hay việc trả lại hồ sơ khi họ không đáp ứng yêu cầu là trái Luật Quốc tịch[3]. Nói cách khác, những người theo quan điểm này cho rằng, bất kỳ hồ sơ xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam và xin giữ quốc tịch nước ngoài được nộp lên thì Bộ Tư pháp đều phải có trách nhiệm trình Chủ tịch nước mà không có quyền yêu cầu họ phải thôi quốc tịch nước ngoài.
Tác giả cho rằng, quan điểm này không thực sự hợp lý. Bởi như vậy, số lượng hồ sơ xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam và xin giữ quốc tịch nước ngoài được trình lên Chủ tịch nước sẽ vô cùng lớn. Văn phòng Chủ tịch nước sẽ không thể nghiên cứu, tham mưu, đề xuất đối với từng hồ sơ được. Vì vậy, giải pháp tối ưu nhất vẫn là cần cụ thể hóa, hướng dẫn chi tiết về các trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật, để tạo cơ sở pháp lý cho Bộ Tư pháp thuận lợi trong việc giải quyết hồ sơ xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam và xin giữ quốc tịch nước ngoài.
Thực tế cho thấy, từ khi Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 có hiệu lực (ngày 01/7/2009) đến nay, Bộ Tư pháp mới chỉ trình Chủ tịch nước quyết định cho phép 46 trường hợp được nhập quốc tịch Việt Nam và giữ quốc tịch nước ngoài[4]. Những trường hợp này đều thuộc đối tượng có nhiều công lao đặc biệt đóng góp cho đất nước hoặc việc nhập quốc tịch Việt Nam là có lợi cho Nhà nước Việt Nam.
Tuy nhiên, do hiện nay chưa có quy định hướng dẫn chi tiết về mức độ đóng góp hoặc xác định như thế nào là có lợi để được coi là trường hợp đặc biệt cho giữ quốc tịch nước ngoài, nên thời gian qua đã phát sinh một số vụ việc khiếu kiện, khiếu nại liên quan đến việc giải quyết hồ sơ xin nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam. Thậm chí có vụ việc kéo dài tốn thời gian và gây thiệt hại về kinh tế cho cả cơ quan nhà nước và người có yêu cầu.
Qua phân tích ở trên cho thấy, vướng mắc lớn nhất cần tháo gỡ khi giải quyết hồ sơ quốc tịch là phải hiểu và áp dụng cho đúng về trường hợp đặc biệt. Vì vậy, để bảo đảm thống nhất cách hiểu và áp dụng các quy định về điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam đối với người xin giữ quốc tịch nước ngoài, giải quyết kịp thời các yêu cầu xin nhập/xin trở lại quốc tịch Việt Nam đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quốc tịch, thì việc bổ sung quy định làm rõ về các trường hợp đặc biệt để được xem xét cho nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài trong dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam (thay thế Nghị định số 78/2009/NĐ-CP và Nghị định số 97/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014) là rất cần thiết.
Điều 9 dự thảo Nghị định đã quy định khá chi tiết các điều kiện để được coi là “trường hợp đặc biệt” xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài theo khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 như sau:
“Người xin nhập quốc tịch Việt Nam thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây thì được coi là trường hợp đặc biệt quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam và được Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét việc cho nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài:
a) Người đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam;
b) Tiếp tục có đóng góp lớn, lâu dài cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau khi được nhập quốc tịch Việt Nam;
c) Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi nhập quốc tịch Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó mang quốc tịch xác nhận bằng văn bản là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó;
d) Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước ngoài bị ảnh hưởng nghiêm trọng;
đ) Có cam kết thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam và không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Đây được coi là cơ sở pháp lý quan trọng để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tư pháp giải quyết thống nhất hồ sơ xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam và giữ quốc tịch nước ngoài. Đối với trường hợp không phải là đặc biệt theo quy định tại Điều 9 dự thảo Nghị định nêu trên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có quyền yêu cầu người đó phải thôi quốc tịch nước ngoài theo quy định chung của pháp luật quốc tịch, trước khi xem xét giải quyết tiếp.
Chúng tôi cho rằng, với quy định cụ thể về trường hợp đặc biệt, Nghị định mới sẽ giúp cho việc giải quyết hồ sơ xin nhập/xin trở lại quốc tịch Việt Nam được thuận tiện, minh bạch, nhanh chóng hơn; giúp cơ quan nhà nước và người dân có cùng cách hiểu thống nhất, chấm dứt được việc phát sinh các khiếu kiện, khiếu nại liên quan; góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác quốc tịch.
Lê Thu Hiền
Hán Thị Vân Khánh
Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Bộ Tư pháp
Hán Thị Vân Khánh
Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Bộ Tư pháp
[1]. Ví dụ, công dân Việt Nam nhập quốc tịch nước ngoài thì không bị mất quốc tịch Việt Nam; trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài có quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam...
[2]. Giống như quyền quyết định đặc xá quy định tại khoản 12 Điều 103 Hiến pháp năm 1992 và khoản 12 Điều 103 Hiến pháp năm 2013.
[3]. Tại cuộc họp (ngày 23/10/2015) với sự tham gia của đại diện Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài), Bộ Công an (Cục Quản lý xuất nhập cảnh), Văn phòng Chủ tịch nước (Vụ Pháp luật), Ban Đối ngoại Trung ương Đảng cũng không thống nhất để đề xuất được giải pháp cụ thể.
[4]. Bao gồm: 02 người thuộc trường hợp có công lao đặc biệt đóng góp đối với đất nước, được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam ghi nhận và tặng huân, huy chương, Bằng khen hoặc phần thưởng cao quý (01 người là công dân Italia, 01 người là bộ đội Cămpuchia cư trú tại Hà Nội); 33 người được xét là có lợi cho Nhà nước (gồm các cầu thủ bóng đá, vận động viên thể thao được Ủy ban nhân dân tỉnh, Tổng Cục thể dục thể thao xác nhận về tài năng, mức độ đóng góp cho đội tuyển); 08 trường hợp có cha mẹ là người có công lao đặc biệt, có nhiều đóng góp cho đất nước, được Lãnh đạo Đảng và Nhà nước ghi nhận và muốn dành một số ưu đãi cho con cái họ (bằng việc cho con cái họ được giữ quốc tịch nước ngoài khi được nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam), nhằm tạo thuận lợi để họ yên tâm, tin tưởng và đóng góp nhiều hơn cho đất nước; 02 trường hợp là vợ của bộ đội Việt Nam ở Cămpuchia được nhập quốc tịch Việt Nam, giữ quốc tịch Cămpuchia; 01 trường hợp trẻ em nhập quốc tịch Việt Nam, giữ quốc tịch Hà Lan; 01 người có quốc tịch danh dự (ông Nguyễn Đình Lập - công dân Hy Lạp).