Qua thực tiễn thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở có thể thấy, hoạt động hòa giải của tổ hòa giải, hòa giải viên có ý nghĩa quan trọng trong đời sống hàng ngày của người dân. Đội ngũ hòa giải viên đã không quản ngại khó khăn, vất vả, tận tâm, nhiệt tình trong việc hàn gắn những rạn nứt về tình cảm, vun đắp, thắp sáng tình yêu thương, sự hòa thuận trong từng gia đình, làng xóm, cộng đồng dân cư. Chính vì vậy, công tác hòa giải ở cơ sở đã góp phần phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Số lượng lớn các vụ, việc không phải đưa ra giải quyết tại cơ quan nhà nước đã tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc của nhân dân, giảm tải công việc cho các cơ quan tư pháp và giảm bớt gánh nặng chi tiêu cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh giá trị vật chất thì giá trị tinh thần mà công tác hòa giải mang lại là vô giá, đó chính là niềm vui, hạnh phúc của mọi người, mọi nhà, là tình cảm gia đình, xóm giềng gần gũi và thiêng liêng. Tuy nhiên, thực tế, trong thời gian qua, các điều kiện đảm bảo hoạt động của tổ hòa giải và hòa giải viên vẫn tồn tại những khó khăn, hạn chế, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động hòa giải nói chung và hoạt động của tổ hòa giải, hòa giải viên nói riêng.
Bạn đọc quan tâm đến vấn đề này có thể tìm đọc bài viết “Bảo đảm hoạt động của tổ hòa giải và hòa giải viên” của tác giả Đỗ Thị Nhẫn đăng trên ấn phẩm 200 trang của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật “Tổng kết 5 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở” xuất bản năm 2019. Những nội dung chính trong bài viết bao gồm: Chế độ, chính sách, điều kiện bảo đảm hoạt động của tổ hòa giải, hòa giải viên ở cơ sở; đánh giá chung về các điều kiện bảo đảm hoạt động của tổ hòa giải và hòa giải viên và một số kiến nghị, đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động này trong thời gian tới.
Bạn đọc quan tâm đến vấn đề này có thể tìm đọc bài viết “Bảo đảm hoạt động của tổ hòa giải và hòa giải viên” của tác giả Đỗ Thị Nhẫn đăng trên ấn phẩm 200 trang của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật “Tổng kết 5 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở” xuất bản năm 2019. Những nội dung chính trong bài viết bao gồm: Chế độ, chính sách, điều kiện bảo đảm hoạt động của tổ hòa giải, hòa giải viên ở cơ sở; đánh giá chung về các điều kiện bảo đảm hoạt động của tổ hòa giải và hòa giải viên và một số kiến nghị, đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động này trong thời gian tới.