1. Thực trạng người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam - Lào
Di cư nói chung và di cư tự do trong vùng biên giới Việt Nam - Lào nói riêng là vấn đề hết sức phức tạp, chịu tác động của nhiều nhân tố nhưng chủ yếu là vì lý do kinh tế, phong tục, tập quán và quan hệ gia đình, dòng tộc. Trải qua nhiều năm cư trú, làm ăn, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam và Lào, người di cư tự do từ Lào sang Việt Nam và từ Việt Nam sang Lào[1] chủ yếu làm ruộng, làm rẫy, làm thợ, một số ít kinh doanh, buôn bán nhỏ. Đến nay, hầu hết số cư dân này đã hoà nhập với cộng đồng xã hội nơi cư trú (về sản xuất, sinh hoạt, học tập, hôn nhân, việc làm…). Tuy nhiên, về mặt pháp lý, những người này cũng như con, cháu của họ không có bất cứ giấy tờ gì để chứng minh quốc tịch. Do vậy, họ cũng không thể đăng ký hộ tịch, không được cấp chứng minh nhân dân, hộ khẩu, hộ chiếu, giấy tờ đăng ký tài sản... Thực trạng này không những làm cho cuộc sống của họ khó khăn thêm, mà còn phát sinh vấn đề phức tạp cho công tác quản lý dân cư nói chung tại các địa phương, nhất là khu vực biên giới.
Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 dành riêng một điều (Điều 22) quy định về việc nhập quốc tịch Việt Nam cho người không quốc tịch: “Người không quốc tịch mà không có đầy đủ các giấy tờ về nhân thân nhưng đã cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ hai mươi năm trở lên tính đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành và tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam thì được nhập quốc tịch Việt Nam theo trình tự, thủ tục và hồ sơ do Chính phủ quy định”. Đây là quy định mang tính chất chuyển tiếp, được thực hiện trong vòng 03 năm (kể từ ngày Luật Quốc tịch có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2012), nhằm giải quyết dứt điểm tồn đọng về mặt lịch sử tình trạng người không quốc tịch làm ăn, sinh sống ổn định trên lãnh thổ Việt Nam, bảo đảm quyền có quốc tịch của cá nhân, hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng không quốc tịch ở nước ta. Đồng thời, qua đó tạo cơ sở pháp lý để xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý dân cư, giải quyết các việc về quốc tịch[2].
Để thực hiện Điều 22 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, Chính phủ đã quy định về trình tự thủ tục ưu tiên giải quyết nhập quốc tịch Việt Nam cho những người không quốc tịch theo hướng đơn giản hoá thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có cuộc sống ổn định lâu dài hoà nhập tốt với cộng đồng xã hội Việt Nam, để họ nhanh chóng ổn định cuộc sống, được hưởng đầy đủ quyền công dân và có điều kiện để làm nghĩa vụ của họ đối với tổ quốc Việt Nam, tạo thuận lợi cho việc quản lý nhà nước về dân cư ở các vùng biên giới, giữ gìn và phát triển quan hệ quốc tế với các nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn hàng nghìn người di cư tự do cư trú ổn định dưới 20 năm tính đến 01/7/2009 và con cháu của họ chưa được giải quyết giấy tờ về quốc tịch, hộ tịch và các giấy tờ khác, họ mong chờ được giải quyết khi thực hiện Thỏa thuận quốc tế song phương Việt Nam - Lào.
Để giải quyết vấn đề di cư tự do, kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam - Lào, năm 1999, tại Nghệ An, Đoàn đại biểu biên giới hai bên đã ký kết “Biên bản Cửa Lò về giải quyết vấn đề di cư tự do, kết hôn không giá thú trong khu vực biên giới hai nước” trên cơ sở pháp luật hiện hành của mỗi nước. Đến thời điểm năm 2008 (sau gần 10 năm thực hiện Biên bản Cửa Lò), kết quả thu được rất hạn chế, số lượng người dân di cư từ Lào sang Việt Nam và từ Việt Nam sang Lào được nhập quốc tịch, được hợp pháp hóa hôn nhân, được đăng ký hộ tịch là rất ít; đa số người dân di cư tự do vẫn trong tình trạng không quốc tịch, không đăng ký kết hôn, tảo hôn, vi phạm chế độ một vợ một chồng, trẻ em sinh ra không đăng ký khai sinh; người dân gặp rất nhiều khó khăn để hòa nhập với xã hội nước sở tại, gây khó khăn phức tạp cho công tác quản lý, cứu trợ, bảo trợ xã hội.
Trước tình hình đó, Đoàn đại biểu biên giới của hai nước thấy rằng cần phải có một điều ước quốc tế song phương giữa Việt Nam và Lào về giải quyết vấn đề liên quan cho người di cư sống trong khu vực biên giới. Ngày 08/7/2013 tại Nghệ An, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào ký kết “Thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do, kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước” (sau đây gọi chung là Thỏa thuận). Thỏa thuận có hiệu lực trong vòng 03 năm kể từ ngày 14/11/2013 đến ngày 14/11/2016, được gia hạn hiệu lực đến ngày 14/11/2019.
2. Bảo đảm quyền có quốc tịch đối với người di cư tự do và kết hôn không giá thú
Xuất phát từ mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, trên tinh thần nhân đạo và thực tiễn giải quyết vấn đề quốc tịch của người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam - Lào và để giải quyết cơ bản vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú tồn đọng trong lịch sử từ nhiều năm, tạo điều kiện thuận lợi cho người di cư tự do (đa phần là dân tộc, không quốc tịch, nghèo, dân trí thấp, cư trú ổn định, đã kết hôn hoặc chung sống với nhau như vợ chồng…) hòa nhập với cộng đồng nơi cư trú, thỏa thuận đã điều chỉnh tương đối toàn diện các quan hệ xã hội trong lĩnh vực quốc tịch như:
- Quyền của cá nhân đối với quốc tịch quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thỏa thuận: “Đối với những người được phép cư trú: Trên cơ sở tự nguyện và nguyên tắc quy định tại Điều 2 của Thỏa thuận này, hai bên thống nhất cho phép họ được nhập quốc tịch nước cư trú, đăng ký hộ tịch và cấp các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật mỗi nước, đồng thời sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho những người được cư trú trong việc làm thủ tục để được cấp các giấy tờ trên”.
- Nguyên tắc một quốc tịch quy định tại khoản 1 Điều 8 của Thỏa thuận: “Hai bên thống nhất khẩn trương tiến hành các trình tự, thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật nước mình về quốc tịch và theo nội dung tinh thần nêu tại khoản 1 Điều 4 của Thỏa thuận này xem xét cho số người có nguyện vọng trong danh sách nêu trên được nhập quốc tịch và khi số người này được nhận quốc tịch của nước cư trú thì mất quốc tịch gốc”.
Các nội dung của Thoả thuận phù hợp với những vấn đề có liên quan trong các cam kết quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia và với Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008. Cụ thể, Nhà nước ta đã có những chính sách hết sức nhân đạo nhằm bảo đảm quyền lợi của người không quốc tịch cư trú trên lãnh thổ nước ta, nhất là trẻ em. Trước hết, đó là sự ghi nhận có tính nguyên tắc về quyền đối với quốc tịch của mỗi cá nhân theo khoản 1 Điều 2 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch”. Đặc biệt, quy định tại Điều 8 của Luật về hạn chế tình trạng không quốc tịch đã chính thức khẳng định quan điểm, chính sách lớn mang tính nhân đạo của Nhà nước Việt Nam trong việc tạo điều kiện, bảo đảm cho mọi trẻ em sinh ra trên lãnh thổ nước ta đều có quốc tịch và những người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam được nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật.
Với chính sách tạo điều kiện cho những người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam - Lào có quốc tịch Việt Nam, ổn định cuộc sống theo tinh thần của Thỏa thuận về việc giải quyết vấn đề di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước, trên cơ sở Quyết định số 2627/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thực hiện Thỏa thuận, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 03/2015/TT-BTP ngày 01/4/2015 quy định điều kiện, trình tự, thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam, đăng ký khai sinh, kết hôn cho người di cư tự do tại các huyện của Việt Nam tiếp giáp với Lào (sau đây gọi là Thông tư). Căn cứ Thỏa thuận và Đề án thực hiện Thỏa thuận được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, phạm vi của Thông tư quy định đơn giản hoá về điều kiện, trình tự, thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam, đăng ký khai sinh, kết hôn đối với người Lào di cư tự do sang cư trú tại các huyện của Việt Nam tiếp giáp với Lào và được phép cư trú tại Việt Nam theo quy định của Thỏa thuận, cụ thể:
- Đơn giản hóa về điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam: Để phù hợp với tinh thần của Thỏa thuận, nhằm đảm bảo khả thi, tạo thuận lợi cho người Lào di cư được phép cư trú trong việc nhập quốc tịch Việt Nam theo nguyện vọng, quy định của Thông tư đã miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam. Theo đó, ngoài việc đáp ứng 03 điều kiện nêu trong Thỏa thuận (tự nguyện tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, không vi phạm pháp luật hình sự; có cuộc sống ổn định, có nhà cửa tài sản cố định, có đất canh tác ở nước Việt Nam; không phải là người đang bị truy nã hoặc đang phải thi hành án theo quy định của pháp luật Việt Nam), họ chỉ cần có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam và có tên gọi Việt Nam (tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và ghi rõ trong đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam).
- Đơn giản hóa hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam: Để phù hợp với tinh thần của Thỏa thuận, nhằm tạo thuận lợi cho người Lào di cư được phép cư trú được nhập quốc tịch Việt Nam theo nguyện vọng, Thông tư quy định hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm 02 bộ, trong đó chỉ cần 02 loại giấy tờ, gồm đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam và tờ khai lý lịch.
- Đơn giản hóa về trình tự, thủ tục giải quyết nhập quốc tịch Việt Nam: Thông tư quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp công an cùng cấp và Ủy ban nhân dân huyện biên giới tổ chức đoàn công tác lưu động đến Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc huyện biên giới để hướng dẫn, hỗ trợ việc lập và tiếp nhận hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam (thay vì nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp theo thủ tục thông thường). Điều này tạo thuận lợi cho người xin nhập quốc tịch Việt Nam rút ngắn được thời gian hoàn thiện hồ sơ, giúp họ sớm có thể hòa nhập với cộng đồng dân cư Việt Nam.
3. Kết quả thực hiện việc giải quyết nhập quốc tịch Việt Nam, nhập quốc tịch Lào cho người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước
Triển khai thực hiện Thỏa thuận trong vòng 03 năm (có hiệu lực từ ngày 14/11/2013 đến ngày 14/11/2016), do nhiều nguyên nhân khác nhau (cả chủ quan và khách quan), sau 03 năm triển khai, việc thực hiện Thỏa thuận không đạt tiến độ theo kế hoạch và lộ trình hai bên đã thống nhất. Vì vậy, Chính phủ hai nước đã thống nhất gia hạn hiệu lực đến ngày 14/11/2019.
Thực hiện Thỏa thuận, hai bên đã rất nỗ lực trong việc rà soát, lập danh sách người di cư tự do để trình Trưởng đoàn Đại biểu biên giới phê duyệt.
Về phía Việt Nam, đã có 09/10 tỉnh được Trưởng đoàn Đại biểu biên giới Việt Nam phê duyệt danh sách người Lào di cư tự do và kết hôn không giá thú được phép cư trú với tổng số 1.383 trường hợp[3]. Đến nay, Chủ tịch nước đã ký quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam đối với 139 trường hợp[4]; hiện Chủ tịch nước đang xem xét, quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam đối với 241 trường hợp cư trú tại các tỉnh Điện Biên, Kon Tum, Quảng Trị.
Về phía Lào, đã giải quyết cho 930 người Việt Nam di cư tự do và kết hôn không giá thú cư trú tại các huyện biên giới thuộc tỉnh Bo-ly-khăm-xay và Ắt-tạ-pư của Lào được nhập quốc tịch Lào.
Có thể nói rằng, việc giải quyết cho người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam - Lào được nhập quốc tịch Việt Nam và nhập quốc tịch Lào, cũng như việc thực hiện tốt Thỏa thuận đã góp phần duy trì, quản lý và bảo vệ an ninh, trật tự, sự ổn định của đường biên giới cũng như củng cố mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Lào. Việc người di cư tự do và kết hôn không giá thú được nhập quốc tịch của nước nơi cư trú đã giúp bà con yên tâm ổn định cuộc sống, quyền và lợi ích hợp pháp được đảm bảo (bao gồm tạo điều kiện pháp lý để họ làm các giấy tờ nhân thân, khai sinh, kết hôn, đăng ký sở hữu tài sản...). Đây là việc mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và nhận được rất nhiều sự quan tâm đặc biệt của dư luận quốc tế. Kết quả đạt được cũng đã khẳng định những cam kết quốc tế về bảo đảm quyền con người cơ bản của Việt Nam. Việc triển khai thực hiện Thỏa thuận đã tạo ra những chuyển biến tích cực đối với công tác quản lý nhà nước về dân cư và qua lại biên giới, nhất là công tác quản lý hộ tịch, hộ khẩu trên địa bàn các huyện biên giới Việt Nam - Lào. Thể hiện tinh thần nhân đạo trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người dân, tạo điều kiện để họ ổn định và hòa nhập vào đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của nước cư trú.
[1]. Số liệu thống kê tại Biên bản cuộc họp vòng IV Đoàn chuyên viên liên hợp thực hiện Thỏa thuận Việt Nam - Lào ký ngày 10/9/2018 tại Viêng Chăn: Có 5.526 người Việt Nam di cư tự do sang Lào và 1.747 người Lào di cư tự do sang Việt Nam. Số người này không bao gồm con cái của họ.
[2]. Thực hiện Điều 22 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, 10 tỉnh biên giới với Lào đã thụ lý, trình giải quyết cho nhập quốc tịch Việt Nam gần 2.000 người di cư tự do từ Lào, cư trú ổn định tại Việt Nam từ 20 năm trở lên tính đến ngày 01/7/2009, trong đó Kom Tum có 1.066 người, Sơn La 340 người, Thừa Thiên - Huế 147 người...
[3]. Cư trú tại các tỉnh: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam, Kon Tum, Điện Biên, Thừa Thiên - Huế, Thanh Hóa, Sơn La.
[4]. Cư trú tại các tỉnh: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Trị.
Di cư nói chung và di cư tự do trong vùng biên giới Việt Nam - Lào nói riêng là vấn đề hết sức phức tạp, chịu tác động của nhiều nhân tố nhưng chủ yếu là vì lý do kinh tế, phong tục, tập quán và quan hệ gia đình, dòng tộc. Trải qua nhiều năm cư trú, làm ăn, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam và Lào, người di cư tự do từ Lào sang Việt Nam và từ Việt Nam sang Lào[1] chủ yếu làm ruộng, làm rẫy, làm thợ, một số ít kinh doanh, buôn bán nhỏ. Đến nay, hầu hết số cư dân này đã hoà nhập với cộng đồng xã hội nơi cư trú (về sản xuất, sinh hoạt, học tập, hôn nhân, việc làm…). Tuy nhiên, về mặt pháp lý, những người này cũng như con, cháu của họ không có bất cứ giấy tờ gì để chứng minh quốc tịch. Do vậy, họ cũng không thể đăng ký hộ tịch, không được cấp chứng minh nhân dân, hộ khẩu, hộ chiếu, giấy tờ đăng ký tài sản... Thực trạng này không những làm cho cuộc sống của họ khó khăn thêm, mà còn phát sinh vấn đề phức tạp cho công tác quản lý dân cư nói chung tại các địa phương, nhất là khu vực biên giới.
Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 dành riêng một điều (Điều 22) quy định về việc nhập quốc tịch Việt Nam cho người không quốc tịch: “Người không quốc tịch mà không có đầy đủ các giấy tờ về nhân thân nhưng đã cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ hai mươi năm trở lên tính đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành và tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam thì được nhập quốc tịch Việt Nam theo trình tự, thủ tục và hồ sơ do Chính phủ quy định”. Đây là quy định mang tính chất chuyển tiếp, được thực hiện trong vòng 03 năm (kể từ ngày Luật Quốc tịch có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2012), nhằm giải quyết dứt điểm tồn đọng về mặt lịch sử tình trạng người không quốc tịch làm ăn, sinh sống ổn định trên lãnh thổ Việt Nam, bảo đảm quyền có quốc tịch của cá nhân, hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng không quốc tịch ở nước ta. Đồng thời, qua đó tạo cơ sở pháp lý để xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý dân cư, giải quyết các việc về quốc tịch[2].
Để thực hiện Điều 22 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, Chính phủ đã quy định về trình tự thủ tục ưu tiên giải quyết nhập quốc tịch Việt Nam cho những người không quốc tịch theo hướng đơn giản hoá thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có cuộc sống ổn định lâu dài hoà nhập tốt với cộng đồng xã hội Việt Nam, để họ nhanh chóng ổn định cuộc sống, được hưởng đầy đủ quyền công dân và có điều kiện để làm nghĩa vụ của họ đối với tổ quốc Việt Nam, tạo thuận lợi cho việc quản lý nhà nước về dân cư ở các vùng biên giới, giữ gìn và phát triển quan hệ quốc tế với các nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn hàng nghìn người di cư tự do cư trú ổn định dưới 20 năm tính đến 01/7/2009 và con cháu của họ chưa được giải quyết giấy tờ về quốc tịch, hộ tịch và các giấy tờ khác, họ mong chờ được giải quyết khi thực hiện Thỏa thuận quốc tế song phương Việt Nam - Lào.
Để giải quyết vấn đề di cư tự do, kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam - Lào, năm 1999, tại Nghệ An, Đoàn đại biểu biên giới hai bên đã ký kết “Biên bản Cửa Lò về giải quyết vấn đề di cư tự do, kết hôn không giá thú trong khu vực biên giới hai nước” trên cơ sở pháp luật hiện hành của mỗi nước. Đến thời điểm năm 2008 (sau gần 10 năm thực hiện Biên bản Cửa Lò), kết quả thu được rất hạn chế, số lượng người dân di cư từ Lào sang Việt Nam và từ Việt Nam sang Lào được nhập quốc tịch, được hợp pháp hóa hôn nhân, được đăng ký hộ tịch là rất ít; đa số người dân di cư tự do vẫn trong tình trạng không quốc tịch, không đăng ký kết hôn, tảo hôn, vi phạm chế độ một vợ một chồng, trẻ em sinh ra không đăng ký khai sinh; người dân gặp rất nhiều khó khăn để hòa nhập với xã hội nước sở tại, gây khó khăn phức tạp cho công tác quản lý, cứu trợ, bảo trợ xã hội.
Trước tình hình đó, Đoàn đại biểu biên giới của hai nước thấy rằng cần phải có một điều ước quốc tế song phương giữa Việt Nam và Lào về giải quyết vấn đề liên quan cho người di cư sống trong khu vực biên giới. Ngày 08/7/2013 tại Nghệ An, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào ký kết “Thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do, kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước” (sau đây gọi chung là Thỏa thuận). Thỏa thuận có hiệu lực trong vòng 03 năm kể từ ngày 14/11/2013 đến ngày 14/11/2016, được gia hạn hiệu lực đến ngày 14/11/2019.
2. Bảo đảm quyền có quốc tịch đối với người di cư tự do và kết hôn không giá thú
Xuất phát từ mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, trên tinh thần nhân đạo và thực tiễn giải quyết vấn đề quốc tịch của người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam - Lào và để giải quyết cơ bản vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú tồn đọng trong lịch sử từ nhiều năm, tạo điều kiện thuận lợi cho người di cư tự do (đa phần là dân tộc, không quốc tịch, nghèo, dân trí thấp, cư trú ổn định, đã kết hôn hoặc chung sống với nhau như vợ chồng…) hòa nhập với cộng đồng nơi cư trú, thỏa thuận đã điều chỉnh tương đối toàn diện các quan hệ xã hội trong lĩnh vực quốc tịch như:
- Quyền của cá nhân đối với quốc tịch quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thỏa thuận: “Đối với những người được phép cư trú: Trên cơ sở tự nguyện và nguyên tắc quy định tại Điều 2 của Thỏa thuận này, hai bên thống nhất cho phép họ được nhập quốc tịch nước cư trú, đăng ký hộ tịch và cấp các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật mỗi nước, đồng thời sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho những người được cư trú trong việc làm thủ tục để được cấp các giấy tờ trên”.
- Nguyên tắc một quốc tịch quy định tại khoản 1 Điều 8 của Thỏa thuận: “Hai bên thống nhất khẩn trương tiến hành các trình tự, thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật nước mình về quốc tịch và theo nội dung tinh thần nêu tại khoản 1 Điều 4 của Thỏa thuận này xem xét cho số người có nguyện vọng trong danh sách nêu trên được nhập quốc tịch và khi số người này được nhận quốc tịch của nước cư trú thì mất quốc tịch gốc”.
Các nội dung của Thoả thuận phù hợp với những vấn đề có liên quan trong các cam kết quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia và với Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008. Cụ thể, Nhà nước ta đã có những chính sách hết sức nhân đạo nhằm bảo đảm quyền lợi của người không quốc tịch cư trú trên lãnh thổ nước ta, nhất là trẻ em. Trước hết, đó là sự ghi nhận có tính nguyên tắc về quyền đối với quốc tịch của mỗi cá nhân theo khoản 1 Điều 2 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch”. Đặc biệt, quy định tại Điều 8 của Luật về hạn chế tình trạng không quốc tịch đã chính thức khẳng định quan điểm, chính sách lớn mang tính nhân đạo của Nhà nước Việt Nam trong việc tạo điều kiện, bảo đảm cho mọi trẻ em sinh ra trên lãnh thổ nước ta đều có quốc tịch và những người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam được nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật.
Với chính sách tạo điều kiện cho những người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam - Lào có quốc tịch Việt Nam, ổn định cuộc sống theo tinh thần của Thỏa thuận về việc giải quyết vấn đề di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước, trên cơ sở Quyết định số 2627/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thực hiện Thỏa thuận, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 03/2015/TT-BTP ngày 01/4/2015 quy định điều kiện, trình tự, thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam, đăng ký khai sinh, kết hôn cho người di cư tự do tại các huyện của Việt Nam tiếp giáp với Lào (sau đây gọi là Thông tư). Căn cứ Thỏa thuận và Đề án thực hiện Thỏa thuận được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, phạm vi của Thông tư quy định đơn giản hoá về điều kiện, trình tự, thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam, đăng ký khai sinh, kết hôn đối với người Lào di cư tự do sang cư trú tại các huyện của Việt Nam tiếp giáp với Lào và được phép cư trú tại Việt Nam theo quy định của Thỏa thuận, cụ thể:
- Đơn giản hóa về điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam: Để phù hợp với tinh thần của Thỏa thuận, nhằm đảm bảo khả thi, tạo thuận lợi cho người Lào di cư được phép cư trú trong việc nhập quốc tịch Việt Nam theo nguyện vọng, quy định của Thông tư đã miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam. Theo đó, ngoài việc đáp ứng 03 điều kiện nêu trong Thỏa thuận (tự nguyện tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, không vi phạm pháp luật hình sự; có cuộc sống ổn định, có nhà cửa tài sản cố định, có đất canh tác ở nước Việt Nam; không phải là người đang bị truy nã hoặc đang phải thi hành án theo quy định của pháp luật Việt Nam), họ chỉ cần có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam và có tên gọi Việt Nam (tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và ghi rõ trong đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam).
- Đơn giản hóa hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam: Để phù hợp với tinh thần của Thỏa thuận, nhằm tạo thuận lợi cho người Lào di cư được phép cư trú được nhập quốc tịch Việt Nam theo nguyện vọng, Thông tư quy định hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm 02 bộ, trong đó chỉ cần 02 loại giấy tờ, gồm đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam và tờ khai lý lịch.
- Đơn giản hóa về trình tự, thủ tục giải quyết nhập quốc tịch Việt Nam: Thông tư quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp công an cùng cấp và Ủy ban nhân dân huyện biên giới tổ chức đoàn công tác lưu động đến Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc huyện biên giới để hướng dẫn, hỗ trợ việc lập và tiếp nhận hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam (thay vì nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp theo thủ tục thông thường). Điều này tạo thuận lợi cho người xin nhập quốc tịch Việt Nam rút ngắn được thời gian hoàn thiện hồ sơ, giúp họ sớm có thể hòa nhập với cộng đồng dân cư Việt Nam.
3. Kết quả thực hiện việc giải quyết nhập quốc tịch Việt Nam, nhập quốc tịch Lào cho người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước
Triển khai thực hiện Thỏa thuận trong vòng 03 năm (có hiệu lực từ ngày 14/11/2013 đến ngày 14/11/2016), do nhiều nguyên nhân khác nhau (cả chủ quan và khách quan), sau 03 năm triển khai, việc thực hiện Thỏa thuận không đạt tiến độ theo kế hoạch và lộ trình hai bên đã thống nhất. Vì vậy, Chính phủ hai nước đã thống nhất gia hạn hiệu lực đến ngày 14/11/2019.
Thực hiện Thỏa thuận, hai bên đã rất nỗ lực trong việc rà soát, lập danh sách người di cư tự do để trình Trưởng đoàn Đại biểu biên giới phê duyệt.
Về phía Việt Nam, đã có 09/10 tỉnh được Trưởng đoàn Đại biểu biên giới Việt Nam phê duyệt danh sách người Lào di cư tự do và kết hôn không giá thú được phép cư trú với tổng số 1.383 trường hợp[3]. Đến nay, Chủ tịch nước đã ký quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam đối với 139 trường hợp[4]; hiện Chủ tịch nước đang xem xét, quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam đối với 241 trường hợp cư trú tại các tỉnh Điện Biên, Kon Tum, Quảng Trị.
Về phía Lào, đã giải quyết cho 930 người Việt Nam di cư tự do và kết hôn không giá thú cư trú tại các huyện biên giới thuộc tỉnh Bo-ly-khăm-xay và Ắt-tạ-pư của Lào được nhập quốc tịch Lào.
Có thể nói rằng, việc giải quyết cho người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam - Lào được nhập quốc tịch Việt Nam và nhập quốc tịch Lào, cũng như việc thực hiện tốt Thỏa thuận đã góp phần duy trì, quản lý và bảo vệ an ninh, trật tự, sự ổn định của đường biên giới cũng như củng cố mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Lào. Việc người di cư tự do và kết hôn không giá thú được nhập quốc tịch của nước nơi cư trú đã giúp bà con yên tâm ổn định cuộc sống, quyền và lợi ích hợp pháp được đảm bảo (bao gồm tạo điều kiện pháp lý để họ làm các giấy tờ nhân thân, khai sinh, kết hôn, đăng ký sở hữu tài sản...). Đây là việc mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và nhận được rất nhiều sự quan tâm đặc biệt của dư luận quốc tế. Kết quả đạt được cũng đã khẳng định những cam kết quốc tế về bảo đảm quyền con người cơ bản của Việt Nam. Việc triển khai thực hiện Thỏa thuận đã tạo ra những chuyển biến tích cực đối với công tác quản lý nhà nước về dân cư và qua lại biên giới, nhất là công tác quản lý hộ tịch, hộ khẩu trên địa bàn các huyện biên giới Việt Nam - Lào. Thể hiện tinh thần nhân đạo trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người dân, tạo điều kiện để họ ổn định và hòa nhập vào đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của nước cư trú.
Nguyễn Quốc Anh
Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Bộ Tư pháp
Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Bộ Tư pháp
[1]. Số liệu thống kê tại Biên bản cuộc họp vòng IV Đoàn chuyên viên liên hợp thực hiện Thỏa thuận Việt Nam - Lào ký ngày 10/9/2018 tại Viêng Chăn: Có 5.526 người Việt Nam di cư tự do sang Lào và 1.747 người Lào di cư tự do sang Việt Nam. Số người này không bao gồm con cái của họ.
[2]. Thực hiện Điều 22 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, 10 tỉnh biên giới với Lào đã thụ lý, trình giải quyết cho nhập quốc tịch Việt Nam gần 2.000 người di cư tự do từ Lào, cư trú ổn định tại Việt Nam từ 20 năm trở lên tính đến ngày 01/7/2009, trong đó Kom Tum có 1.066 người, Sơn La 340 người, Thừa Thiên - Huế 147 người...
[3]. Cư trú tại các tỉnh: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam, Kon Tum, Điện Biên, Thừa Thiên - Huế, Thanh Hóa, Sơn La.
[4]. Cư trú tại các tỉnh: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Trị.