Trách nhiệm của công chứng viên xuất phát từ những nghĩa vụ của công chứng viên đối với khách hàng. Đó là nghĩa vụ: Tuân thủ nguyên tắc hành nghề công chứng; tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng; giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng. Nếu công chứng viên không thực hiện tốt những nghĩa vụ nêu trên, thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, bao gồm: Trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm dân sự hoặc trách nhiệm hình sự...
Để đảm bảo cho quyền lợi chính đáng của công dân, tổ chức bị thiệt hại do hoạt động hành nghề của công chứng viên gây ra, việc đóng bảo hiểm nghề nghiệp cũng là một nghĩa vụ mà công chứng viên hầu hết các nước phải tuân thủ. Bảo hiểm nghề nghiệp phải duy trì bắt buộc trong suốt thời gian được bổ nhiệm. Đây là vấn đề vẫn còn khá mới ở nước ta. Trong bài viết này, tác giả nêu một số vấn đề về: (1)Trách nhiệm nghề nghiệp và bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên; (2) Kiến nghị sửa đổi Luật Công chứng nhằm xây dựng mô hình bảo hiểm “kép” tại Việt Nam
Để hiểu thêm thông tin về: Trách nhiệm nghề nghiệp và bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên; những kiến nghị sửa đổi Luật Công chứng nhằm xây dựng mô hình bảo hiểm “kép” tại Việt Nam, độc giả có thể xem thêm tại bài viết: “Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên” của tác giả Minh Hà, đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số Chuyên đề “Pháp luật về công chứng” tháng 5/2014.
Vũ Hải Việt