1. Theo quy định tại Điều 4 Khoản 3,4 Luật Công nghệ thông tin thì môi trường mạng là môi trường trong đó thông tin được cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông qua cơ sở hạ tầng thông tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính và cơ sở dữ liệu.
Trong những năm vừa qua, theo xu thế phát triển mạnh của khoa học công nghệ, các dịch vụ thông tin trên môi trường mạng đã tạo ra những biến đổi to lớn trong truyền thông, giúp cho con người ở mọi miền trên trái đất ở mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị có thể dễ dàng tiếp cận với những thông tin vô cùng phong phú, đa dạng và những kho dữ liệu khổng lồ được cập nhật hàng ngày, hàng giờ từ khắp nơi trên thế giới, tạo ra nhiều khả năng giao lưu, trao đổi thông tin giữa mọi người với nhau, thúc đẩy xã hội phát triển.
Theo số liệu thống kê của tổ chức Internet thế giới, số lượng website năm 2016 đạt mức gần 1 tỷ trang nhưng đây không phải là con số cao nhất. Năm 2014 ghi nhận là đỉnh cao nhiều năm với con số vượt mốc 1 tỷ người dùng. Trong đó, những người sử dụng mạng internet ở châu Á là 49.6%, chiếm tỉ lệ cao nhất so với các khu vực khác: châu Âu: 17,0%; châu Mỹ La-tin và Caribê: 10,7%; châu Phi: 9,4%; Bắc Mỹ: 8,9%; Trung Đông: 3,7%; châu Đại Dương và Úc: 0,8%.
Số liệu của Trung tâm Internet Việt Nam cho thấy, đến tháng 11 năm 2012, Việt Nam có hơn 30 triệu người sử dụng Internet, chiếm tỷ lệ 35,5% dân số, là một trong những quốc gia phát triển Internet nhanh nhất trên thế giới. Còn theo số liệu mới được công bố bởi Tổ chức thống kê số liệu Internet quốc tế (internetworldstats), tính đến hết tháng 6/2015, Việt Nam đã có 45,5 triệu người dùng internet, đạt mức thâm nhập/dân số là 48%. Số lượng người dùng nói trên bao gồm người truy cập internet ở tất cả các phương tiện hỗ trợ (máy tính để bàn, máy tính xách tay, điện thoại di động…).
Môi trường mạng đã trở nên rất quen thuộc đối với đông đảo thanh, thiếu niên với sự tăng vọt về số lượng thanh, thiếu niên sử dụng, nhất là ở các thành phố lớn. Thế giới ngày càng phẳng mang lại càng nhiều lợi ích cho trẻ em nhưng trẻ em cũng phải chịu nhiều rủi ro và nguy cơ bị xâm hại nhiều hơn từ môi trường mạng: bí mật đời tư vô tình hay cố ý tiết lộ những thông tin cá nhân và những kẻ xấu lợi dụng. Tình trạng xâm hại tình dục trẻ em, bóc lột và lừa đảo trẻ em trên mạng cũng gia tăng, trẻ em tham gia game lập tài khoản ảo và phải trả tiền để tham gia những trò chơi đó. Tác động của những thông tin thiếu lành mạnh đến nhân cách và tinh thần mà hiện nay chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả. Tình trạng bạo lực, bóc lột, xâm hại trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, từ môi trường mạng sang đời thực.
Nếu lướt qua các trang mạng, bên cạnh những thông tin tích cực, lành mạnh, chúng ta có thể dễ dàng thấy đầy rẫy những thông tin sai trái, độc hại với các tính chất khác nhau, như: không phù hợp về chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục như kích động dâm ô đồi trụy, kích động tình dục, bạo lực, bôi nhọ đời tư, vu khống…; những thông tin sai trái, độc hại có tính chất tội phạm tin học như: Lừa đảo trên mạng, đánh cắp thông tin, mật khẩu, phát tán virus…; rồi đến những thông tin sai trái có tính chất chính trị: xuyên tạc sự thật lịch sử, xuyên tạc chống phá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đe dọa an ninh quốc gia...
Người ta nói đến sự lan tỏa, tầm ảnh hưởng tác động của nó lớn hơn bao giờ hết. Một thông tin được đưa ra, chỉ cần sau ít phút chốc sẽ lan truyền nhanh khắp nơi, đến không chỉ một số ít người như trước đây, mà hàng trăm, hàng nghìn, hàng vạn thậm chí hàng triệu người đang sử dụng phương tiện đó. Bất kể thông tin đó là đúng hay sai, tốt hay xấu, nó tác động một cách trực tiếp đến nhận thức, hành vi của mỗi cá thể, qua đó tác động đến cộng đồng và toàn xã hội, đặc biệt là những đối tượng cần phải được nhà nước và xã hội bảo vệ như trẻ em.
Thống kê cho thấy có tới 57% thanh niên thành thị từng chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng, với thanh niên nông thôn là khoảng 45%, trong đó rất nhiều trẻ sẵn sàng chia sẻ cả thông tin mang tính bí mật như tên riêng, số điện thoại, trường học, và không ít trong số đó đã từng đi gặp người lạ làm quen trên mạng[1].
Những câu chuyện đau lòng từ đó đã xảy ra, thiếu nữ bị lợi dụng tình dục, có em bị lừa mất xe máy, bị bán vào đường dây buôn người. Áp lực từ mạng xã hội khiến nhiều em bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, sức khỏe, học tập, thậm chí dẫn đến tự tử.
Trong khi trẻ em tham gia vào môi trường mạng ngày càng đông, thì chưa có những hàng rào hữu hiệu để bảo vệ trẻ em lại khỏi nguy cơ bị xâm hại. Phần lớn cha mẹ, thầy cô chưa hoặc không đủ kiến thức tin học để có thể nắm được nội dung lên mạng của con; các đơn vị cung cấp dịch vụ mạng không kiểm soát, phân loại và cảnh báo kịp thời về các nội dung xấu; hành lang pháp luật bảo vệ trẻ em chưa đủ mạnh, năng lực của các cơ quan quản lý còn hạn chế, khi mà nhận thức của trẻ em về an toàn trên mạng còn chưa đầy đủ, chưa tự bảo vệ mình trước sức hút của môi trường mạng.
Những con số đáng báo động về sự xâm hại trẻ em gần đây cho thấy việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đang là vấn đề cấp bách hiện nay.
2. Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng giờ đây đã trở thành một vấn đề toàn cầu và đòi hỏi phải có cách tiếp cận toàn cầu.
Kể từ những năm 1990, Liên hợp quốc và nhiều tổ chức khu vực khác đã thông qua những văn bản quy định hướng dẫn việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Trước tiên, có thể kể đến đó là Công ước về quyền trẻ em của Liên hợp quốc (Công ước). Theo pháp luật quốc tế, các quốc gia có nghĩa vụ cơ bản là phải đảm bảo tôn trọng, khuyến khích và bảo vệ các quyền trẻ em, thì Công ước coi việc bảo vệ trẻ em là ưu tiên trên bình diện quốc tế và thừa nhận rằng những chủ thể khác như bố mẹ, xã hội dân sự, khu vực dịch vụ tư nhân và kinh doanh cũng có trách nhiệm này. Điều 5 của Công ước đề cập cụ thể các quyền và nghĩa vụ của bố mẹ hoặc các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ pháp lý đối với trẻ em phải đưa ra hướng dẫn thích hợp cho trẻ em và bảo vệ trẻ em trước những thông tin và tài liệu có hại cho trẻ em, trong đó đặc biệt là việc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã đưa việc bảo vệ trẻ em trên mạng vào chương trình của nhiều hội nghị, dự án, chủ yếu là tập trung vào việc chia sẻ kinh nghiệm tốt nhất giữa các nước thành viên.
Liên đoàn Viễn thông quốc tế (ITU) cũng đưa việc bảo vệ trẻ em trên mạng vào chính sách, chương trình làm việc của mình thông qua Sáng kiến bảo vệ trẻ em trên mạng (COP), một sáng kiến đa phương của các thành viên để tạo ý thức và phát triển các biện pháp và nguồn lực thực tiễn giúp giảm thiểu rủi ro.
Tổ chức hợp tác và pháp triển kinh tế (OECD) cũng đã đề cập ảnh hưởng của mạng đối với trẻ em và sự hợp tác xuyên biên giới ngày càng tăng của các chính phủ và quan chức thừa hành pháp luật trên lĩnh vực bảo vệ trẻ em.
Quỹ Nhi đồng của Liên hợp quốc (UNICEF) cũng hướng sự chú ý của mình vào việc bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực, ngược đãi và lạm dụng, kể cả trên môi trường mạng. Đó là trường hợp ví dụ Báo cáo của Trung nghiên cứu IRC về "Sự an toàn của trẻ em trên mạng, thách thức và chiến lược toàn cầu".
Hội nghị cấp cao thế giới về xã hội thông tin (WSIS) đưa ra những cam kết mạnh mẽ về việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, mà tổ chức tiền thân của nó là Hội nghị Quản trị Internet (IGF) đã thành lập một liên minh năng động cho việc bảo vệ trẻ em trên mạng.
Cộng đồng châu Âu, một tổ chức khu vực, cũng đã đạt được một mức độ cao trong điều phối chính sách bảo vệ trẻ em trước tác hại của truyền thông và môi trường mạng và về phát triển những kỹ năng của trẻ em. Quy định cốt lõi ở cấp châu Âu là Điều 10 của Công ước châu Âu về nhân quyền trong đó bao hàm nghĩa vụ của các nước thành viên trong việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
3. Mặc dù việc bảo vệ trẻ em trong môi trường mạng đã trở nên vấn đề toàn cầu và cần phải có tiếp cận toàn cầu, song việc hợp tác giữa các quốc gia chỉ dừng lại ở việc chia sẻ thông tin, sáng kiến, kinh nghiệm tốt nhất. Rốt cục, việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng có thực sự hiệu quả hay không lại do việc thực thi ở tầm quốc gia tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của quốc gia đó. Việt Nam cũng không là ngoại lệ.
Việt Nam là nước đang phát triển cho nên chịu nhiều ảnh hưởng của sự phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin. Đúng như nhận định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và UNICEF rằng, "đối với Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, việc bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực và bóc lột vẫn luôn là một thách thức khó khăn. Những chênh lệch về điều kiện sống trong thời kỳ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, những rạn vỡ trong gia đình, và sự xói mòn những giá trị truyền thống đã dẫn tới con số trẻ em bị bỏ rơi, bị sao nhãng, lạm dụng và bóc lột ngày càng gia tăng" [2].
Hiện nay, theo đánh giá của Cục cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao, Bộ Công an cho biết các loại tội phạm truyền thống đang có xu hướng chuyển sang hoạt động công nghệ cao, đặc biệt là tội phạm xâm hại tình dục trẻ em.
Theo số liệu cung cấp tại buổi Tọa đàm ngày 29/3/2016 Chính sách về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, UNICEF khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, trong 5 năm (2011-2015), cả nước phát hiện trên 8.200 vụ xâm hại trẻ em với gần 10.000 nạn nhân, tăng 258 nạn nhân so với 5 năm trước đó. Số vụ bị xâm hại tình dục chiếm tới 5.300 vụ (khoảng 65%) và gia tăng xâm hại tình dục nam. Năm 2011, lực lượng chức năng bắt hơn 1.000 đối tượng, đến năm 2015 số đối tượng tăng lên hơn 1.400. Hầu hết nghi can phạm tội trong các vụ xâm hại tình dục trẻ em là những người gần gũi nạn nhân như người quen của bố mẹ, hàng xóm, thậm chí là giáo viên, bố dượng, bố đẻ...
4. Dựa trên cơ sở của Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và Hiến pháp năm 2013, Luật Trẻ em được Quốc hội thông qua ngày 05/05/2016, có hiệu lực từ ngày 01/06/2017, quy định về chính sách của Nhà nước để bảo đảm về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, bảo đảm điều kiện vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch và thông tin, truyền thông cho trẻ em. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để xây dựng, thực hiện các chính sách về quyền trẻ em trong thực tế.
Luật Trẻ em năm 2016 quy định về nguyên tắc các biện pháp bảo vệ trẻ em từ phòng ngừa, hỗ trợ đến can thiệp cùng với trách nhiệm thực hiện của các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân để bảo đảm trẻ em được an toàn, được hỗ trợ và cạn thiệp kịp thời khi có nguy cơ hoặc đang bị xâm hại. Điều 54 quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Trên cơ sở đó, ngày 09/5/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em (Nghị định 56).
Nghị định 56 bao hàm việc quy định các biện pháp cụ thể bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, phù hợp với các yếu tố tâm sinh lý, nhận thức và nhu cầu, hoàn cảnh của trẻ em, tạo điều kiện cho mọi trẻ em phải được hưởng lợi ích từ sử dụng internet. Các quy định đó xuất phát từ tình hình thực tế trẻ em là nạn nhân của các hình thức xâm hại trong môi trường mạng ở trong nước và phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Đồng thời, Nghị định 56 cũng quy định rõ trách nhiệm, nâng cao ý thức, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, doanh nghiệp, cộng đồng và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Các biện pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng tại Nghị định 56 bảo đảm thực chất, hiệu quả, để trẻ em phát huy được những lợi ích của môi trường mạng trong học tập và phát triển, đồng thời ngăn chặn kịp thời các xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.
Nghị định số 56 quy định chi tiết hơn Điều 54 của Luật Trẻ em về các biện pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, bao gồm cụ thể:
- Bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em;
- Truyền thông, giáo dục, nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng;
- Các biện pháp an toàn cho trẻ em trong việc trao đổi, cung cấp thông tin trên môi trường mạng;
- Các biện pháp bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em trên môi trường mạng;
- Các biện pháp bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em trên môi trường mạng;
- Các biện pháp hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng.
Vì Nghị định 56 vừa mới ban hành chúng ta chưa có thời gian để kiểm chứng hiệu quả của nó, nên chưa vội bàn ở đây. Hy vọng các quy định mới sẽ góp phần đắc lực vào việc bảo vệ trẻ em. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần nghĩ đến các biện pháp khác. Vì như trên đã đề cập, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng một cách hiệu quả nhất không chỉ dựa riêng về các biện pháp pháp lý. Từ trước tới nay, chúng ta thường ỷ vào Nhà nước và chưa chú ý đến một cách đúng mức vai trò của các tổ chức phi chính phủ, tổ chức cộng đồng và xã hội. Trên thực tế, nó đóng một vai trò rất quan trọng.
5. Kinh nghiệm từ việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng từ các nước khác cho thấy, việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng không chỉ là trách nhiệm của nhà nước thông qua chính sách, pháp luật mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng xã hội với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Đó là việc kết hợp một cách linh hoạt, hiệu quả các biện pháp pháp lý thân thiện, các biện pháp kỹ thuật và quy trình, các cơ cấu tổ chức, xây dựng năng lực và hợp tác quốc tế.
Xin nêu một số kinh nghiệm trong việc thực thi việc bảo vệ trẻ em ở các nước châu Âu[3]. Pháp luật châu Âu không mang tính rập khuôn, máy móc, mà là đa dạng và linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo tính thống nhất trong toàn hệ thống. Các ví dụ dưới đây xung quanh các biện pháp bảo vệ trẻ em thể hiện rõ điều đó.
- Mặc dù các nước châu Âu có cơ chế điều chỉnh khác nhau liên quan đến nội dung "xâm hại" trong việc bảo vệ trẻ em, hầu hết pháp luật của các nước châu Âu đưa ra các quy định tối thiểu và những tổ chức có trách nhiệm thực thi pháp luật và các biện pháp để những nhà cung cấp dịch vụ mạng tuân thủ yêu cầu của pháp luật. Các quy định trên lĩnh vực này thường dựa trên trách nhiệm chia sẽ giữa các nhà chức trách (hoặc tổ chức, cơ quan có liên quan), nhà cung cấp dịch vụ và bố mẹ trẻ em hoặc người giám hộ, thông qua các biện pháp hợp tác và tự điều chỉnh. Vấn đề là họ không đặt nặng về cơ chế và cơ cấu mà là đi vào hiệu quả thực chất.
- Ở châu Âu không có khái niệm chung về thế nào là "xâm hại", "xâm hại nghiêm trọng". Các nước châu Âu giải thích khác nhau về nội dung có hại nghiêm trọng. Ví dụ: ở Áo đó là: hình ảnh khỏa thân/bạo lực miễn phí; ở Bỉ; hình ảnh khỏa thân/ bạo lực không cần thiết; ở CH Séc: ảnh khỏa thân, bạo lực miễn phí; ở Đức: tài liệu bất hợp pháp/ảnh khỏa thân; Đan Mạch: ảnh khỏa thân/bạo lực không cần thiết; ở Pháp: tài liệu hình sự bất hợp pháp (tìm cách để xâm hại nhân phẩm con người, bạo lực, tình dục trụy lạc, ảnh khỏa thân trẻ em, bạo lực); ở Anh: nội dung bất hợp pháp, ảnh khỏa thân có tính bạo lực, tình dục quá mức dưới 18 tuổi và những tài liệu có thể gây nên sự thù ghét về màu da, giới tính, dân tộc và tôn giáo; ...
Hay thế nào là "có thể xâm hại" đối với trẻ em cũng được giải thích một cách khác nhau. Ví dụ: ở Áo đó là những tài liệu, chương trình không thân thiện với gia đình; ở Bỉ: những hình ảnh lặp đi lặp lại về bạo lực tâm sinh lý, tình dục hoặc bạo lực, ảnh khỏa thân; ở Đức thì đó là mô tả tường tận cảnh bạo lực, hình ảnh khỏa thân mức độ nhẹ, nội dung tình ái hoặc tình dục; ở Pháp: tài liệu tình ái, nội dung bạo lực, bạo lực tâm, sinh lý lặp đi lặp lại, ảnh khỏa thân và bạo lực quá mức; ở Anh thì đó là các tài liệu có nội dung gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ em dưới 18 tuổi...
Như vậy, các nước châu Âu vận dụng và lý giải khái niệm nói trên theo cách hiểu và pháp luật truyền thống của mình để vẫn có được hiệu quả của việc bảo vệ trẻ em theo mục đích chung. Các tiêu chí cụ thể đó đặt ra những yêu cầu rõ ràng đối với những nhà cung cấp dịch vụ mạng để đưa ra những sản phẩm phù hợp với lợi ích của trẻ em.
- Các nước châu Âu có những yêu cầu khác nhau đối với những nhà cung cấp dịch vụ mạng: Những tài liệu, nội dung có thể xâm hại đối với sự phát triển của trẻ em chỉ có thể do các nhà dịch vụ mạng cung cấp, miễn là nó phải được đảm bảo rằng khi chọn thời gian truyền tải hoặc các biện pháp kỹ thuật công nghệ mà trẻ em có thể truy cập một cách bình thường. Vấn đề đặt ra ở đây là có sự hiểu và điều chỉnh khác nhau đối với độ tuổi của trẻ em. Thuật ngữ pháp lý này xác định một độ tuổi nhất định, thường là chưa thành niên để phân biệt giữa trẻ em và người lớn. Theo Công ước về quyền trẻ em thì đó là 18 tuổi, nhưng độ tuổi này lại được xác định khác nhau ở các nước khác nhau, tùy thuộc vào tình hình thực tế ở mỗi nước. Điều này thể hiện, ví dụ, ở việc giới hạn độ tuổi xem TV, được xác định ở 4 mức: mọi người, dưới 18, dưới 12 tuổi hoặc 13 tuổi, trong khi đó những nước khác chỉ áp dụng duy nhất là "+16" hoặc "+18". Ví dụ, ở Bỉ tương ứng là -10/-12/-16/-18; ở Đức: -16/18; ở Đan Mạch: +16; ở Ba Lan: Tất cả 7/12/16/18; thậm chí ở Na Uy là: Tất cả 6/9/12/15/18…
Theo Luật trẻ em của Việt Nam thì trẻ em là người dưới 16 tuổi. Trong khi đó, khái niệm “trẻ em” và độ tuổi của trẻ em ở Việt Nam hiện nay được quy định trong nhiều văn bản luật và dưới luật, nhưng không có sự thống nhất[4].
Theo kết quả nghiên cứu về “Nâng độ tuổi pháp lý của trẻ em lên dưới 18 trong bối cảnh Việt Nam hiện nay - lợi ích, tác động và một số giải pháp” do Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam phối hợp cùng Tổ chức Plan tại Việt Nam thực hiện đã chỉ rõ, về cơ sở khoa học, tâm sinh lý của trẻ em từ 16 - 18 tuổi còn non nớt, chưa hoàn thiện, có những thay đổi lớn trong giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em lên người trưởng thành với nhận thức xã hội, hành vi chưa chín chắn. Do vậy, trẻ em trong lứa tuổi này thường dễ bị tổn thương, dễ bị lợi dụng và lệch lạc về hành vi, thái độ, nhận thức; đồng nghĩa với việc dễ bị vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp cũng như có nguy cơ thực hiện các hành vi trái pháp luật khá cao"[5].
- Các nước châu Âu đã có những sáng kiến hợp tác và tự điều chỉnh, ví dụ:
"Chương trình internet an toàn", "Chương trình sử dụng điện thoại di động an toàn" dành cho trẻ em đã được hỗ trợ đắc lực bởi Cộng đồng châu Âu từ năm 2007 nhằm bảo đảm rằng trẻ em có thể truy cập an toàn các nội dung trong điện thoại của mình. Cũng theo cách đó, năm 2009, những nhà cung cấp dịch vụ lớn nhất của mạng truyền thông xã hội (ví dụ: Google, Facebook, Netlog, Yahoo, Microsoft) sau khi tham kiến với Cộng đồng châu Âu và một số tổ chức phi chính phủ, đã phát triển một loạt các nguyên tắc liên châu Âu để đưa ra những khuyến nghị thực tế tốt cho các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông xã hội và các nhà mạng khác, để tạo sự an toàn cho trẻ em sử dụng dịch vụ của mình. Các nguyên tắc mạng xã hội an toàn cho EU bao hàm sự hướng dẫn cho các nhà mạng để họ tìm cách giảm thiểu tác hại đối với trẻ em và khuyến nghị một loạt các khuyến nghị thực tiễn tốt để bảo đảm các nguyên tắc này và nó đã được thực hiện bởi 21 nước thành viên ký kết. Cùng với những sáng kiến này, năm 2011, EU tập hợp những công ty hàng đầu thành lập một liên minh để làm cho internet tốt hơn và an toàn hơn cho trẻ em. Sáng kiến nhằm cung cấp các công cụ đơn giản và thiết thực để thông báo các nội dung có hại, bảo đảm những cài đặt riêng tư một cách thích hợp, tạo cơ hội cho việc sử dụng rộng rãi việc phân loại nội dung - ví dụ: Phát triển một cách tiếp cận đối với cách tính tuổi, được dùng trên mọi khu vực và cung cấp cho bố mẹ trẻ em các hạng tuổi một cách dễ hiểu - khả năng kiểm soát của bố mẹ tốt hơn - ví dụ: các công cụ thân thiện với người sử dụng - và loại bỏ một cách hiệu quả những tài liệu, nội dung có hại cho trẻ em.
Năm 2003, sáng kiến "Hệ thống thông tin trò chơi liên châu Âu tự điều chỉnh" được thông qua sau khi có sự tham vấn mật thiết với các ngành công nghiệp và xã hội dân sự, kể cả các hiệp hội bố mẹ và người tiêu dùng. Sáng kiến này là tự nguyện nhằm bảo đảm rằng trẻ em không bị lôi kéo vào các trò chơi không thích hợp với độ tuổi của mình. Năm 2007, sáng kiến này được khởi xướng và đồng tài trợ bởi "Chương trình internet an toàn" cũng như sự phát triển logic của "Hệ thống thông tin trò chơi liên châu Âu tự điều chỉnh" để thích ứng với môi trường trực tuyến.
Ngoài ra, còn có những sáng kiến để cho người sử dụng tự đánh giá nội dung theo nhận thức của mình và vì vậy cho phép một cơ chế phân loại mức độ tác hại của nội dung được truyền tải... Đây được coi là một trong những biện pháp quan trọng nhất vì khi trẻ em được đào tạo, rèn luyện kỹ năng nhận biết tác hại của môi trường mạng thì chính các em mới là người phòng tránh hiệu quả nhất, giảm thiểu tối đa sự xâm hại.
Điều đáng ghi nhận là ở Việt Nam cũng có những biện pháp để bảo vệ trẻ em như: Hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại, có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hoặc Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em phù hợp với yêu cầu tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em, tăng cường chất lượng dịch vụ trẻ em, chăm sóc thay thế hòa nhập cộng đồng và nhiều chương trình, kế hoạch, biện pháp khác... Nhưng xem ra những biện pháp này ở một mức độ nhất định nào đó, vẫn còn khá thụ động. Cần khắc phục tình trạng từ trước tới nay là chờ cho đến khi (hoặc gần đến khi) hậu quả xãy ra mới hành động can thiệp. Một trong những chức năng rất quan trọng của chính sách và pháp luật đó là dự báo và phòng ngừa. Với tinh thần "phòng bệnh hơn chữa bệnh", các cơ quan chức năng cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn. Rõ ràng, muốn bảo vệ trẻ em có hiệu quả nhất trên môi trường mạng cần phải có giải pháp đồng bộ, từ ban hành và thực thi chính sách, pháp luật, các biện pháp kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội...
Thiết nghĩ một số ví dụ kinh nghiệm nước ngoài ở trên đây gợi mở thêm cho chúng ta những biện pháp linh hoạt, đa dạng khác mà chúng ta vẫn có thể khai thác và áp dụng hiệu quả bên cạnh các biện pháp pháp lý.
Tóm lại, không thể thụ động trong việc ngồi chờ các cơ quan nhà nước ra chính sách, pháp luật mà cá nhân, gia đình bố mẹ trẻ em, nhà trường, tổ chức phi chính phủ, tổ chức và cộng đồng xã hội có liên quan cần chủ động khai thác tiềm năng từ khu vực ngoài nhà nước, phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ mạng đưa ra các sáng kiến, biện pháp hữu hiệu để hạn chế đến mức tối đa những tác hại do môi trường mạng gây ra cho trẻ em, xây dựng những nguyên tắc, chương trình phù hợp với độ tuổi, sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em và đặc biệt quan trọng hơn cả đó là giáo dục, bồi dưỡng và đào tạo kỹ năng để các em tự mình điều chỉnh tránh những tác hại và phát huy những ưu điểm của môi trường mạng.
Trong những năm vừa qua, theo xu thế phát triển mạnh của khoa học công nghệ, các dịch vụ thông tin trên môi trường mạng đã tạo ra những biến đổi to lớn trong truyền thông, giúp cho con người ở mọi miền trên trái đất ở mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị có thể dễ dàng tiếp cận với những thông tin vô cùng phong phú, đa dạng và những kho dữ liệu khổng lồ được cập nhật hàng ngày, hàng giờ từ khắp nơi trên thế giới, tạo ra nhiều khả năng giao lưu, trao đổi thông tin giữa mọi người với nhau, thúc đẩy xã hội phát triển.
Theo số liệu thống kê của tổ chức Internet thế giới, số lượng website năm 2016 đạt mức gần 1 tỷ trang nhưng đây không phải là con số cao nhất. Năm 2014 ghi nhận là đỉnh cao nhiều năm với con số vượt mốc 1 tỷ người dùng. Trong đó, những người sử dụng mạng internet ở châu Á là 49.6%, chiếm tỉ lệ cao nhất so với các khu vực khác: châu Âu: 17,0%; châu Mỹ La-tin và Caribê: 10,7%; châu Phi: 9,4%; Bắc Mỹ: 8,9%; Trung Đông: 3,7%; châu Đại Dương và Úc: 0,8%.
Số liệu của Trung tâm Internet Việt Nam cho thấy, đến tháng 11 năm 2012, Việt Nam có hơn 30 triệu người sử dụng Internet, chiếm tỷ lệ 35,5% dân số, là một trong những quốc gia phát triển Internet nhanh nhất trên thế giới. Còn theo số liệu mới được công bố bởi Tổ chức thống kê số liệu Internet quốc tế (internetworldstats), tính đến hết tháng 6/2015, Việt Nam đã có 45,5 triệu người dùng internet, đạt mức thâm nhập/dân số là 48%. Số lượng người dùng nói trên bao gồm người truy cập internet ở tất cả các phương tiện hỗ trợ (máy tính để bàn, máy tính xách tay, điện thoại di động…).
Môi trường mạng đã trở nên rất quen thuộc đối với đông đảo thanh, thiếu niên với sự tăng vọt về số lượng thanh, thiếu niên sử dụng, nhất là ở các thành phố lớn. Thế giới ngày càng phẳng mang lại càng nhiều lợi ích cho trẻ em nhưng trẻ em cũng phải chịu nhiều rủi ro và nguy cơ bị xâm hại nhiều hơn từ môi trường mạng: bí mật đời tư vô tình hay cố ý tiết lộ những thông tin cá nhân và những kẻ xấu lợi dụng. Tình trạng xâm hại tình dục trẻ em, bóc lột và lừa đảo trẻ em trên mạng cũng gia tăng, trẻ em tham gia game lập tài khoản ảo và phải trả tiền để tham gia những trò chơi đó. Tác động của những thông tin thiếu lành mạnh đến nhân cách và tinh thần mà hiện nay chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả. Tình trạng bạo lực, bóc lột, xâm hại trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, từ môi trường mạng sang đời thực.
Nếu lướt qua các trang mạng, bên cạnh những thông tin tích cực, lành mạnh, chúng ta có thể dễ dàng thấy đầy rẫy những thông tin sai trái, độc hại với các tính chất khác nhau, như: không phù hợp về chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục như kích động dâm ô đồi trụy, kích động tình dục, bạo lực, bôi nhọ đời tư, vu khống…; những thông tin sai trái, độc hại có tính chất tội phạm tin học như: Lừa đảo trên mạng, đánh cắp thông tin, mật khẩu, phát tán virus…; rồi đến những thông tin sai trái có tính chất chính trị: xuyên tạc sự thật lịch sử, xuyên tạc chống phá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đe dọa an ninh quốc gia...
Người ta nói đến sự lan tỏa, tầm ảnh hưởng tác động của nó lớn hơn bao giờ hết. Một thông tin được đưa ra, chỉ cần sau ít phút chốc sẽ lan truyền nhanh khắp nơi, đến không chỉ một số ít người như trước đây, mà hàng trăm, hàng nghìn, hàng vạn thậm chí hàng triệu người đang sử dụng phương tiện đó. Bất kể thông tin đó là đúng hay sai, tốt hay xấu, nó tác động một cách trực tiếp đến nhận thức, hành vi của mỗi cá thể, qua đó tác động đến cộng đồng và toàn xã hội, đặc biệt là những đối tượng cần phải được nhà nước và xã hội bảo vệ như trẻ em.
Thống kê cho thấy có tới 57% thanh niên thành thị từng chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng, với thanh niên nông thôn là khoảng 45%, trong đó rất nhiều trẻ sẵn sàng chia sẻ cả thông tin mang tính bí mật như tên riêng, số điện thoại, trường học, và không ít trong số đó đã từng đi gặp người lạ làm quen trên mạng[1].
Những câu chuyện đau lòng từ đó đã xảy ra, thiếu nữ bị lợi dụng tình dục, có em bị lừa mất xe máy, bị bán vào đường dây buôn người. Áp lực từ mạng xã hội khiến nhiều em bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, sức khỏe, học tập, thậm chí dẫn đến tự tử.
Trong khi trẻ em tham gia vào môi trường mạng ngày càng đông, thì chưa có những hàng rào hữu hiệu để bảo vệ trẻ em lại khỏi nguy cơ bị xâm hại. Phần lớn cha mẹ, thầy cô chưa hoặc không đủ kiến thức tin học để có thể nắm được nội dung lên mạng của con; các đơn vị cung cấp dịch vụ mạng không kiểm soát, phân loại và cảnh báo kịp thời về các nội dung xấu; hành lang pháp luật bảo vệ trẻ em chưa đủ mạnh, năng lực của các cơ quan quản lý còn hạn chế, khi mà nhận thức của trẻ em về an toàn trên mạng còn chưa đầy đủ, chưa tự bảo vệ mình trước sức hút của môi trường mạng.
Những con số đáng báo động về sự xâm hại trẻ em gần đây cho thấy việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đang là vấn đề cấp bách hiện nay.
2. Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng giờ đây đã trở thành một vấn đề toàn cầu và đòi hỏi phải có cách tiếp cận toàn cầu.
Kể từ những năm 1990, Liên hợp quốc và nhiều tổ chức khu vực khác đã thông qua những văn bản quy định hướng dẫn việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Trước tiên, có thể kể đến đó là Công ước về quyền trẻ em của Liên hợp quốc (Công ước). Theo pháp luật quốc tế, các quốc gia có nghĩa vụ cơ bản là phải đảm bảo tôn trọng, khuyến khích và bảo vệ các quyền trẻ em, thì Công ước coi việc bảo vệ trẻ em là ưu tiên trên bình diện quốc tế và thừa nhận rằng những chủ thể khác như bố mẹ, xã hội dân sự, khu vực dịch vụ tư nhân và kinh doanh cũng có trách nhiệm này. Điều 5 của Công ước đề cập cụ thể các quyền và nghĩa vụ của bố mẹ hoặc các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ pháp lý đối với trẻ em phải đưa ra hướng dẫn thích hợp cho trẻ em và bảo vệ trẻ em trước những thông tin và tài liệu có hại cho trẻ em, trong đó đặc biệt là việc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã đưa việc bảo vệ trẻ em trên mạng vào chương trình của nhiều hội nghị, dự án, chủ yếu là tập trung vào việc chia sẻ kinh nghiệm tốt nhất giữa các nước thành viên.
Liên đoàn Viễn thông quốc tế (ITU) cũng đưa việc bảo vệ trẻ em trên mạng vào chính sách, chương trình làm việc của mình thông qua Sáng kiến bảo vệ trẻ em trên mạng (COP), một sáng kiến đa phương của các thành viên để tạo ý thức và phát triển các biện pháp và nguồn lực thực tiễn giúp giảm thiểu rủi ro.
Tổ chức hợp tác và pháp triển kinh tế (OECD) cũng đã đề cập ảnh hưởng của mạng đối với trẻ em và sự hợp tác xuyên biên giới ngày càng tăng của các chính phủ và quan chức thừa hành pháp luật trên lĩnh vực bảo vệ trẻ em.
Quỹ Nhi đồng của Liên hợp quốc (UNICEF) cũng hướng sự chú ý của mình vào việc bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực, ngược đãi và lạm dụng, kể cả trên môi trường mạng. Đó là trường hợp ví dụ Báo cáo của Trung nghiên cứu IRC về "Sự an toàn của trẻ em trên mạng, thách thức và chiến lược toàn cầu".
Hội nghị cấp cao thế giới về xã hội thông tin (WSIS) đưa ra những cam kết mạnh mẽ về việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, mà tổ chức tiền thân của nó là Hội nghị Quản trị Internet (IGF) đã thành lập một liên minh năng động cho việc bảo vệ trẻ em trên mạng.
Cộng đồng châu Âu, một tổ chức khu vực, cũng đã đạt được một mức độ cao trong điều phối chính sách bảo vệ trẻ em trước tác hại của truyền thông và môi trường mạng và về phát triển những kỹ năng của trẻ em. Quy định cốt lõi ở cấp châu Âu là Điều 10 của Công ước châu Âu về nhân quyền trong đó bao hàm nghĩa vụ của các nước thành viên trong việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
3. Mặc dù việc bảo vệ trẻ em trong môi trường mạng đã trở nên vấn đề toàn cầu và cần phải có tiếp cận toàn cầu, song việc hợp tác giữa các quốc gia chỉ dừng lại ở việc chia sẻ thông tin, sáng kiến, kinh nghiệm tốt nhất. Rốt cục, việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng có thực sự hiệu quả hay không lại do việc thực thi ở tầm quốc gia tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của quốc gia đó. Việt Nam cũng không là ngoại lệ.
Việt Nam là nước đang phát triển cho nên chịu nhiều ảnh hưởng của sự phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin. Đúng như nhận định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và UNICEF rằng, "đối với Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, việc bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực và bóc lột vẫn luôn là một thách thức khó khăn. Những chênh lệch về điều kiện sống trong thời kỳ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, những rạn vỡ trong gia đình, và sự xói mòn những giá trị truyền thống đã dẫn tới con số trẻ em bị bỏ rơi, bị sao nhãng, lạm dụng và bóc lột ngày càng gia tăng" [2].
Hiện nay, theo đánh giá của Cục cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao, Bộ Công an cho biết các loại tội phạm truyền thống đang có xu hướng chuyển sang hoạt động công nghệ cao, đặc biệt là tội phạm xâm hại tình dục trẻ em.
Theo số liệu cung cấp tại buổi Tọa đàm ngày 29/3/2016 Chính sách về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, UNICEF khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, trong 5 năm (2011-2015), cả nước phát hiện trên 8.200 vụ xâm hại trẻ em với gần 10.000 nạn nhân, tăng 258 nạn nhân so với 5 năm trước đó. Số vụ bị xâm hại tình dục chiếm tới 5.300 vụ (khoảng 65%) và gia tăng xâm hại tình dục nam. Năm 2011, lực lượng chức năng bắt hơn 1.000 đối tượng, đến năm 2015 số đối tượng tăng lên hơn 1.400. Hầu hết nghi can phạm tội trong các vụ xâm hại tình dục trẻ em là những người gần gũi nạn nhân như người quen của bố mẹ, hàng xóm, thậm chí là giáo viên, bố dượng, bố đẻ...
4. Dựa trên cơ sở của Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và Hiến pháp năm 2013, Luật Trẻ em được Quốc hội thông qua ngày 05/05/2016, có hiệu lực từ ngày 01/06/2017, quy định về chính sách của Nhà nước để bảo đảm về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, bảo đảm điều kiện vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch và thông tin, truyền thông cho trẻ em. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để xây dựng, thực hiện các chính sách về quyền trẻ em trong thực tế.
Luật Trẻ em năm 2016 quy định về nguyên tắc các biện pháp bảo vệ trẻ em từ phòng ngừa, hỗ trợ đến can thiệp cùng với trách nhiệm thực hiện của các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân để bảo đảm trẻ em được an toàn, được hỗ trợ và cạn thiệp kịp thời khi có nguy cơ hoặc đang bị xâm hại. Điều 54 quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Trên cơ sở đó, ngày 09/5/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em (Nghị định 56).
Nghị định 56 bao hàm việc quy định các biện pháp cụ thể bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, phù hợp với các yếu tố tâm sinh lý, nhận thức và nhu cầu, hoàn cảnh của trẻ em, tạo điều kiện cho mọi trẻ em phải được hưởng lợi ích từ sử dụng internet. Các quy định đó xuất phát từ tình hình thực tế trẻ em là nạn nhân của các hình thức xâm hại trong môi trường mạng ở trong nước và phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Đồng thời, Nghị định 56 cũng quy định rõ trách nhiệm, nâng cao ý thức, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, doanh nghiệp, cộng đồng và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Các biện pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng tại Nghị định 56 bảo đảm thực chất, hiệu quả, để trẻ em phát huy được những lợi ích của môi trường mạng trong học tập và phát triển, đồng thời ngăn chặn kịp thời các xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.
Nghị định số 56 quy định chi tiết hơn Điều 54 của Luật Trẻ em về các biện pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, bao gồm cụ thể:
- Bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em;
- Truyền thông, giáo dục, nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng;
- Các biện pháp an toàn cho trẻ em trong việc trao đổi, cung cấp thông tin trên môi trường mạng;
- Các biện pháp bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em trên môi trường mạng;
- Các biện pháp bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em trên môi trường mạng;
- Các biện pháp hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng.
Vì Nghị định 56 vừa mới ban hành chúng ta chưa có thời gian để kiểm chứng hiệu quả của nó, nên chưa vội bàn ở đây. Hy vọng các quy định mới sẽ góp phần đắc lực vào việc bảo vệ trẻ em. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần nghĩ đến các biện pháp khác. Vì như trên đã đề cập, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng một cách hiệu quả nhất không chỉ dựa riêng về các biện pháp pháp lý. Từ trước tới nay, chúng ta thường ỷ vào Nhà nước và chưa chú ý đến một cách đúng mức vai trò của các tổ chức phi chính phủ, tổ chức cộng đồng và xã hội. Trên thực tế, nó đóng một vai trò rất quan trọng.
5. Kinh nghiệm từ việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng từ các nước khác cho thấy, việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng không chỉ là trách nhiệm của nhà nước thông qua chính sách, pháp luật mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng xã hội với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Đó là việc kết hợp một cách linh hoạt, hiệu quả các biện pháp pháp lý thân thiện, các biện pháp kỹ thuật và quy trình, các cơ cấu tổ chức, xây dựng năng lực và hợp tác quốc tế.
Xin nêu một số kinh nghiệm trong việc thực thi việc bảo vệ trẻ em ở các nước châu Âu[3]. Pháp luật châu Âu không mang tính rập khuôn, máy móc, mà là đa dạng và linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo tính thống nhất trong toàn hệ thống. Các ví dụ dưới đây xung quanh các biện pháp bảo vệ trẻ em thể hiện rõ điều đó.
- Mặc dù các nước châu Âu có cơ chế điều chỉnh khác nhau liên quan đến nội dung "xâm hại" trong việc bảo vệ trẻ em, hầu hết pháp luật của các nước châu Âu đưa ra các quy định tối thiểu và những tổ chức có trách nhiệm thực thi pháp luật và các biện pháp để những nhà cung cấp dịch vụ mạng tuân thủ yêu cầu của pháp luật. Các quy định trên lĩnh vực này thường dựa trên trách nhiệm chia sẽ giữa các nhà chức trách (hoặc tổ chức, cơ quan có liên quan), nhà cung cấp dịch vụ và bố mẹ trẻ em hoặc người giám hộ, thông qua các biện pháp hợp tác và tự điều chỉnh. Vấn đề là họ không đặt nặng về cơ chế và cơ cấu mà là đi vào hiệu quả thực chất.
- Ở châu Âu không có khái niệm chung về thế nào là "xâm hại", "xâm hại nghiêm trọng". Các nước châu Âu giải thích khác nhau về nội dung có hại nghiêm trọng. Ví dụ: ở Áo đó là: hình ảnh khỏa thân/bạo lực miễn phí; ở Bỉ; hình ảnh khỏa thân/ bạo lực không cần thiết; ở CH Séc: ảnh khỏa thân, bạo lực miễn phí; ở Đức: tài liệu bất hợp pháp/ảnh khỏa thân; Đan Mạch: ảnh khỏa thân/bạo lực không cần thiết; ở Pháp: tài liệu hình sự bất hợp pháp (tìm cách để xâm hại nhân phẩm con người, bạo lực, tình dục trụy lạc, ảnh khỏa thân trẻ em, bạo lực); ở Anh: nội dung bất hợp pháp, ảnh khỏa thân có tính bạo lực, tình dục quá mức dưới 18 tuổi và những tài liệu có thể gây nên sự thù ghét về màu da, giới tính, dân tộc và tôn giáo; ...
Hay thế nào là "có thể xâm hại" đối với trẻ em cũng được giải thích một cách khác nhau. Ví dụ: ở Áo đó là những tài liệu, chương trình không thân thiện với gia đình; ở Bỉ: những hình ảnh lặp đi lặp lại về bạo lực tâm sinh lý, tình dục hoặc bạo lực, ảnh khỏa thân; ở Đức thì đó là mô tả tường tận cảnh bạo lực, hình ảnh khỏa thân mức độ nhẹ, nội dung tình ái hoặc tình dục; ở Pháp: tài liệu tình ái, nội dung bạo lực, bạo lực tâm, sinh lý lặp đi lặp lại, ảnh khỏa thân và bạo lực quá mức; ở Anh thì đó là các tài liệu có nội dung gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ em dưới 18 tuổi...
Như vậy, các nước châu Âu vận dụng và lý giải khái niệm nói trên theo cách hiểu và pháp luật truyền thống của mình để vẫn có được hiệu quả của việc bảo vệ trẻ em theo mục đích chung. Các tiêu chí cụ thể đó đặt ra những yêu cầu rõ ràng đối với những nhà cung cấp dịch vụ mạng để đưa ra những sản phẩm phù hợp với lợi ích của trẻ em.
- Các nước châu Âu có những yêu cầu khác nhau đối với những nhà cung cấp dịch vụ mạng: Những tài liệu, nội dung có thể xâm hại đối với sự phát triển của trẻ em chỉ có thể do các nhà dịch vụ mạng cung cấp, miễn là nó phải được đảm bảo rằng khi chọn thời gian truyền tải hoặc các biện pháp kỹ thuật công nghệ mà trẻ em có thể truy cập một cách bình thường. Vấn đề đặt ra ở đây là có sự hiểu và điều chỉnh khác nhau đối với độ tuổi của trẻ em. Thuật ngữ pháp lý này xác định một độ tuổi nhất định, thường là chưa thành niên để phân biệt giữa trẻ em và người lớn. Theo Công ước về quyền trẻ em thì đó là 18 tuổi, nhưng độ tuổi này lại được xác định khác nhau ở các nước khác nhau, tùy thuộc vào tình hình thực tế ở mỗi nước. Điều này thể hiện, ví dụ, ở việc giới hạn độ tuổi xem TV, được xác định ở 4 mức: mọi người, dưới 18, dưới 12 tuổi hoặc 13 tuổi, trong khi đó những nước khác chỉ áp dụng duy nhất là "+16" hoặc "+18". Ví dụ, ở Bỉ tương ứng là -10/-12/-16/-18; ở Đức: -16/18; ở Đan Mạch: +16; ở Ba Lan: Tất cả 7/12/16/18; thậm chí ở Na Uy là: Tất cả 6/9/12/15/18…
Theo Luật trẻ em của Việt Nam thì trẻ em là người dưới 16 tuổi. Trong khi đó, khái niệm “trẻ em” và độ tuổi của trẻ em ở Việt Nam hiện nay được quy định trong nhiều văn bản luật và dưới luật, nhưng không có sự thống nhất[4].
Theo kết quả nghiên cứu về “Nâng độ tuổi pháp lý của trẻ em lên dưới 18 trong bối cảnh Việt Nam hiện nay - lợi ích, tác động và một số giải pháp” do Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam phối hợp cùng Tổ chức Plan tại Việt Nam thực hiện đã chỉ rõ, về cơ sở khoa học, tâm sinh lý của trẻ em từ 16 - 18 tuổi còn non nớt, chưa hoàn thiện, có những thay đổi lớn trong giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em lên người trưởng thành với nhận thức xã hội, hành vi chưa chín chắn. Do vậy, trẻ em trong lứa tuổi này thường dễ bị tổn thương, dễ bị lợi dụng và lệch lạc về hành vi, thái độ, nhận thức; đồng nghĩa với việc dễ bị vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp cũng như có nguy cơ thực hiện các hành vi trái pháp luật khá cao"[5].
- Các nước châu Âu đã có những sáng kiến hợp tác và tự điều chỉnh, ví dụ:
"Chương trình internet an toàn", "Chương trình sử dụng điện thoại di động an toàn" dành cho trẻ em đã được hỗ trợ đắc lực bởi Cộng đồng châu Âu từ năm 2007 nhằm bảo đảm rằng trẻ em có thể truy cập an toàn các nội dung trong điện thoại của mình. Cũng theo cách đó, năm 2009, những nhà cung cấp dịch vụ lớn nhất của mạng truyền thông xã hội (ví dụ: Google, Facebook, Netlog, Yahoo, Microsoft) sau khi tham kiến với Cộng đồng châu Âu và một số tổ chức phi chính phủ, đã phát triển một loạt các nguyên tắc liên châu Âu để đưa ra những khuyến nghị thực tế tốt cho các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông xã hội và các nhà mạng khác, để tạo sự an toàn cho trẻ em sử dụng dịch vụ của mình. Các nguyên tắc mạng xã hội an toàn cho EU bao hàm sự hướng dẫn cho các nhà mạng để họ tìm cách giảm thiểu tác hại đối với trẻ em và khuyến nghị một loạt các khuyến nghị thực tiễn tốt để bảo đảm các nguyên tắc này và nó đã được thực hiện bởi 21 nước thành viên ký kết. Cùng với những sáng kiến này, năm 2011, EU tập hợp những công ty hàng đầu thành lập một liên minh để làm cho internet tốt hơn và an toàn hơn cho trẻ em. Sáng kiến nhằm cung cấp các công cụ đơn giản và thiết thực để thông báo các nội dung có hại, bảo đảm những cài đặt riêng tư một cách thích hợp, tạo cơ hội cho việc sử dụng rộng rãi việc phân loại nội dung - ví dụ: Phát triển một cách tiếp cận đối với cách tính tuổi, được dùng trên mọi khu vực và cung cấp cho bố mẹ trẻ em các hạng tuổi một cách dễ hiểu - khả năng kiểm soát của bố mẹ tốt hơn - ví dụ: các công cụ thân thiện với người sử dụng - và loại bỏ một cách hiệu quả những tài liệu, nội dung có hại cho trẻ em.
Năm 2003, sáng kiến "Hệ thống thông tin trò chơi liên châu Âu tự điều chỉnh" được thông qua sau khi có sự tham vấn mật thiết với các ngành công nghiệp và xã hội dân sự, kể cả các hiệp hội bố mẹ và người tiêu dùng. Sáng kiến này là tự nguyện nhằm bảo đảm rằng trẻ em không bị lôi kéo vào các trò chơi không thích hợp với độ tuổi của mình. Năm 2007, sáng kiến này được khởi xướng và đồng tài trợ bởi "Chương trình internet an toàn" cũng như sự phát triển logic của "Hệ thống thông tin trò chơi liên châu Âu tự điều chỉnh" để thích ứng với môi trường trực tuyến.
Ngoài ra, còn có những sáng kiến để cho người sử dụng tự đánh giá nội dung theo nhận thức của mình và vì vậy cho phép một cơ chế phân loại mức độ tác hại của nội dung được truyền tải... Đây được coi là một trong những biện pháp quan trọng nhất vì khi trẻ em được đào tạo, rèn luyện kỹ năng nhận biết tác hại của môi trường mạng thì chính các em mới là người phòng tránh hiệu quả nhất, giảm thiểu tối đa sự xâm hại.
Điều đáng ghi nhận là ở Việt Nam cũng có những biện pháp để bảo vệ trẻ em như: Hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại, có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hoặc Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em phù hợp với yêu cầu tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em, tăng cường chất lượng dịch vụ trẻ em, chăm sóc thay thế hòa nhập cộng đồng và nhiều chương trình, kế hoạch, biện pháp khác... Nhưng xem ra những biện pháp này ở một mức độ nhất định nào đó, vẫn còn khá thụ động. Cần khắc phục tình trạng từ trước tới nay là chờ cho đến khi (hoặc gần đến khi) hậu quả xãy ra mới hành động can thiệp. Một trong những chức năng rất quan trọng của chính sách và pháp luật đó là dự báo và phòng ngừa. Với tinh thần "phòng bệnh hơn chữa bệnh", các cơ quan chức năng cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn. Rõ ràng, muốn bảo vệ trẻ em có hiệu quả nhất trên môi trường mạng cần phải có giải pháp đồng bộ, từ ban hành và thực thi chính sách, pháp luật, các biện pháp kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội...
Thiết nghĩ một số ví dụ kinh nghiệm nước ngoài ở trên đây gợi mở thêm cho chúng ta những biện pháp linh hoạt, đa dạng khác mà chúng ta vẫn có thể khai thác và áp dụng hiệu quả bên cạnh các biện pháp pháp lý.
Tóm lại, không thể thụ động trong việc ngồi chờ các cơ quan nhà nước ra chính sách, pháp luật mà cá nhân, gia đình bố mẹ trẻ em, nhà trường, tổ chức phi chính phủ, tổ chức và cộng đồng xã hội có liên quan cần chủ động khai thác tiềm năng từ khu vực ngoài nhà nước, phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ mạng đưa ra các sáng kiến, biện pháp hữu hiệu để hạn chế đến mức tối đa những tác hại do môi trường mạng gây ra cho trẻ em, xây dựng những nguyên tắc, chương trình phù hợp với độ tuổi, sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em và đặc biệt quan trọng hơn cả đó là giáo dục, bồi dưỡng và đào tạo kỹ năng để các em tự mình điều chỉnh tránh những tác hại và phát huy những ưu điểm của môi trường mạng.
TS. Dương Văn Hậu
[1] Thanh Thủy, Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, Thời báo Ngân hàng, 04/05/2016
[2] "Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt Nam: Đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam", Tài liệu của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và UNICEF Hà Nội năm 2009.
[3] The protection of minors in a converged media environment (Bảo vệ trẻ em trên môi trường truyền thông hội tụ - Tổ chức quan sát nghe nhìn châu Âu), IRIS plus 2015-1
[4] Theo Điều 1, Luật Thanh niên năm 2005 thì: “Thanh niên … là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi”. Điều 18 của Bộ luật Dân sự hiện hành quy định: Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên. Điều 3 Khoản 1 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động”. Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, Điều 5 Khoản 1, Điểm a xác định đối tượng xử phạt hành chính phải từ đủ 14 tuổi trở lên, cụ thể là: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính”, quy định này đồng nghĩa với việc coi trẻ em là 14 thay vì 16 như quy định chung.
[5] Việt Hà - TTXVN: Xem xét nâng độ tuổi pháp lý của trẻ em Việt Nam lên dưới 18 tuổi.
[5] Việt Hà - TTXVN: Xem xét nâng độ tuổi pháp lý của trẻ em Việt Nam lên dưới 18 tuổi.