Vi phạm hành chính không chỉ ảnh hưởng đến trật tự quản lý nhà nước mà còn gây ra những hậu quả nhất định đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Xử phạt vi phạm hành chính được xem là giải pháp hàng đầu, trọng điểm hiện nay trong công tác đấu tranh, phòng chống vi phạm hành chính. Mặc dù pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đã quy định khá rõ ràng về việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tuy nhiên, thực tiễn cho thấy hiệu quả thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính chưa cao, số lượng quyết định xử phạt vi phạm hành chính bị trì hoãn hoặc không thể thi hành còn rất nhiều.
Việc thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thời gian vừa qua còn gặp nhiều khó khăn, chưa triệt để. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho hiệu quả của việc thi hành và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính còn hạn chế, nhiều quyết định xử phạt vi phạm hành chính không được thi hành, không thể tổ chức cưỡng chế hoặc cưỡng chế không hiệu quả, mục đích của cưỡng chế không đạt được, trong đó có nguyên nhân xuất phát từ quy định về biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 chưa đầy đủ, chưa phù hợp với thực tiễn, chưa bảo đảm tính khả thi. Do đó, cần nghiên cứu bổ sung vào Luật XLVPHC biện pháp cưỡng chế mới, nghiêm khắc, hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính triệt để hơn.
Qua bài viết “Biện pháp cưỡng chế ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước cần được nghiên cứu bổ sung trong Luật Xử lý vi phạm hành chính” tác giả Phạm Thị Hồng Vân đã đưa ra những luận cứ, phân tích và lý giải về đề xuất bổ sung biện pháp cưỡng chế mới: “Ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với cá nhân, tổ chức vi phạm trong xây dựng công trình, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ” vào Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Bài viết được đăng tải trên Số chuyên đề 200 trang “Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính” của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2020.
Việc thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thời gian vừa qua còn gặp nhiều khó khăn, chưa triệt để. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho hiệu quả của việc thi hành và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính còn hạn chế, nhiều quyết định xử phạt vi phạm hành chính không được thi hành, không thể tổ chức cưỡng chế hoặc cưỡng chế không hiệu quả, mục đích của cưỡng chế không đạt được, trong đó có nguyên nhân xuất phát từ quy định về biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 chưa đầy đủ, chưa phù hợp với thực tiễn, chưa bảo đảm tính khả thi. Do đó, cần nghiên cứu bổ sung vào Luật XLVPHC biện pháp cưỡng chế mới, nghiêm khắc, hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính triệt để hơn.
Qua bài viết “Biện pháp cưỡng chế ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước cần được nghiên cứu bổ sung trong Luật Xử lý vi phạm hành chính” tác giả Phạm Thị Hồng Vân đã đưa ra những luận cứ, phân tích và lý giải về đề xuất bổ sung biện pháp cưỡng chế mới: “Ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với cá nhân, tổ chức vi phạm trong xây dựng công trình, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ” vào Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Bài viết được đăng tải trên Số chuyên đề 200 trang “Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính” của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2020.