Bộ luật Lao động năm 2019 gồm có 17 chương, 220 điều quy định về tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động. Những nội dung cụ thể của Bộ luật Lao động năm 2019 đã góp phần đưa pháp luật Việt Nam tiệm cận hơn các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Đồng thời, đây là đạo luật có tác động rất lớn đến các tầng lớp nhân dân và người lao động, hướng tới bảo đảm sự hài hòa, ổn định trong quan hệ lao động, nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.
Bài viết phân tích sự cần thiết ban hành Bộ luật Lao động năm 2019, chính sách của Nhà nước ta về lao động và những điểm mới cơ bản của Bộ luật Lao động năm 2019 (về hợp đồng lao động; đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể; tiền lương; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; tuổi nghỉ hưu; tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở…).
Kính mời độc giả đọc bài viết này trên số Chuyên đề 200 trang “Triển khai thi hành Bộ luật Lao động năm 2019” xuất bản năm 2020 của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.