1. Công tác triển khai Ngày Pháp luật trên địa bàn Hà Nội
Nhận thức rõ vị trí, vai trò triển khai thực hiện Ngày Pháp luật Việt Nam (ngày 09/11) (sau đây gọi là Ngày Pháp luật), trong những năm qua, thành phố Hà Nội luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật. Hàng năm, thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó đã chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện Ngày Pháp luật là một nhiệm vụ trọng tâm, điểm nhấn nổi bật trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật toàn thành phố. Bên cạnh đó, thành phố Hà Nội cũng ban hành nhiều kế hoạch, đề án, chương trình về phổ biến, giáo dục pháp luật để triển khai cùng với Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm. Bên cạnh đó, trong đợt cao điểm hưởng ứng Ngày Pháp luật hàng năm, Ủy ban nhân dân thành phố đều ban hành Kế hoạch triển khai đợt cao điểm hưởng ứng Ngày Pháp luật và bám sát chủ đề Ngày Pháp luật theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp để đề ra nội dung chỉ đạo các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố triển khai thực hiện.
Ủy ban nhân dân thành phố tích cực chỉ đạo các sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tích cực tuyên truyền hưởng ứng Ngày Pháp luật theo chủ đề, nhất là vào tháng cao điểm hưởng ứng Ngày Pháp luật. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp tích cực truyền thông, hưởng ứng Ngày Pháp luật. Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức giao ban báo chí thông tin về kết quả thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật của thành phố. Sở Thông tin và Truyền thông tích cực chỉ đạo các các cơ quan, báo chí truyền thông của thành phố tuyên truyền về Ngày Pháp luật.
Các ngành thành viên Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật là lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể đã tập trung chỉ đạo ngành, đơn vị mình triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật trong đời sống xã hội với nhiều hình thức khác nhau như: Tổ chức, hưởng ứng các cuộc thi; tổ chức hội nghị, tọa đàm, hội thảo về thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Cổng/Trang thông tin điện tử của thành phố Hà Nội, các sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, các cơ quan, báo chí tăng thời lượng phát sóng, mở chuyên mục tuyên tuyền, tăng cường tin, bài viết về Ngày Pháp luật, về kết quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, các mô hình mới về phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả, giới thiệu các văn bản pháp luật mới, các quy định pháp luật liên quan đến quyền, nghĩa vụ công dân, doanh nghiệp, các gương điển hình trong thực hiện chấp hành pháp luật, xây dựng nhiều phóng sự, video, clip, tổ chức nhiều buổi tọa đàm, giao lưu trực tuyến, phát thanh... tuyên truyền về Ngày Pháp luật, về việc chấp hành, thi hành pháp luật, học tập, tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn Thủ đô.
100% Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật của địa phương với nhiều hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp địa bàn, lồng ghép trong triển khai hoạt động xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật; nhiều mô hình mới Ngày Pháp luật đã được tổ chức ở địa phương như tổ chức ngày hội pháp luật; thiết lập trang tin, chuyên mục phát thanh; tư vấn pháp luật, thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý...
Trong đợt cao điểm hưởng ứng Ngày Pháp luật, thành phố Hà Nội đẩy mạnh việc tuyên truyền pháp luật văn bản pháp luật mới, văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người dân, doanh nghiệp, những quy định pháp luật liên quan thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của thành phố như cải cách hành chính, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống cháy nổ, phòng chống tham nhũng, lãng phí, hỗ trợ khởi nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh... Nhiều hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật hướng tới các đối tượng đặc thù như đồng bào dân tộc thiểu số, người dân miền núi, người thuộc hộ nghèo, người khuyết tật người lao động trong các khu công nghiệp, học viên tại các cơ sở cai nghiên, phạm nhân.
Thành phố tăng cường ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm hưởng ứng Ngày Pháp luật. Trong đợt cao điểm hưởng ứng Ngày Pháp luật, thành phố Hà Nội đẩy mạnh việc phối hợp với kênh tuyên truyền trên các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương như: VOV giao thông, VOVTV, sóng phát thanh 90MHZ, chương trình phát sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Cổng thông tin điện tử của thành phố Hà Nội, các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở, đẩy mạnh tuyên truyền trực quan, biên soạn, in ấn, phát hành tài liệu, treo băng rôn, pa-nô, khẩu hiệu tuyên truyền Ngày Pháp luật theo chủ đề, hướng dẫn của Bộ Tư pháp và chủ đề năm của thành phố trên dọc các tuyến phố chính, đường trung tâm của thành phố để hưởng ứng Ngày Pháp luật. Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố treo băng rôn, pa-nô, khẩu hiệu hưởng ứng Ngày Pháp luật.
2. Kết quả các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật
2.1. Ưu điểm, thuận lợi
- Thông qua Ngày Pháp luật, việc nhận thức về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với tính chất là cầu nối đưa pháp luật vào cuộc sống đã được coi trọng làm cho công tác này trong thời gian qua trên địa bàn thành phố đi vào thực chất và ý nghĩa hơn.
- Các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật trên địa bàn Thủ đô đã đi vào chiều sâu, thiết thực, tạo sự tan tỏa sâu rộng tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội, thực sự đã trở thành đợt sinh hoạt chính trị, pháp lý và trở thành ngày hội pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên và nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Thông qua các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật, thành phố Hà Nội đã góp phần đẩy mạnh tổ chức triển khai công tác xây dựng, thực thi, áp dụng pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên và nhân dân, xây dựng văn hóa pháp luật gắn với xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch.
- Sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và sự tích cực tham mưu của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quan tâm, bố trí kinh phí tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm, đảm bảo cho các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức hoạt động hướng ứng Ngày Pháp luật.
- Sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội và sự chủ động tham mưu của Sở Tư pháp - cơ quan thường trực của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, triển khai Ngày Pháp luật trên địa bàn thành phố đã kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các sở, ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã.
- Sự chủ động, tích cực triển khai và phối hợp triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và thực hiện Ngày Pháp luật của các sở, ngành, đoàn thể thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã đã tạo nên thành tích của đơn vị, địa phương và của thành phố Hà Nội.
- Thường xuyên đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bám sát nhu cầu của xã hội và điều kiện thực tiễn, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Phát huy vai trò của nhân dân, phát huy dân chủ ở cơ sở trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Phát động thi đua hưởng ứng rộng rãi trong các cơ quan, đơn vị thực hiện “Ngày Pháp luật” gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của từng cơ quan, đơn vị, gắn kết quả thành tích trong từng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong công tác thi đua của các đơn vị.
- Sự động viên, khen thưởng kịp thời của thành phố đối với những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, gương sáng điển hình trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
2.2. Một số vấn đề còn tồn tại
- Một số cơ quan, đơn vị và Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã chưa thực sự quan tâm hưởng ứng Ngày Pháp luật; nội dung, hình thức, biện pháp tổ chức thực hiện còn mang tính hình thức, thiếu sáng tạo, chưa đi vào chất lượng và tính hiệu quả, sức lan tỏa chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
- Công tác phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong việc triển khai thực hiện Ngày Pháp luật một số địa phương còn chưa được thường xuyên, chưa chặt chẽ.
- Kinh phí bố trí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung cũng như hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật tại một số địa phương còn hạn hẹp.
- Hoạt động xã hội hóa, vận động, thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cũng như các hoạt động hưởng ứng Ngày pháp luật còn hạn chế.
2.3. Nguyên nhân
- Sự nhận thức của một số lãnh đạo cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đối với công tác này còn hạn chế, nên chưa dành sự quan tâm và đầu tư thỏa đáng cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung cũng như các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật.
- Một bộ phận cán bộ, công chức và người dân chỉ khi vi phạm quy định pháp luật mới đi tìm hiểu pháp luật chứ chưa có thói quen tự tìm hiểu pháp luật để phòng tránh vi phạm pháp luật, để chấp hành pháp luật cho đúng.
- Hệ thống pháp luật còn bất cập như các văn bản pháp luật được ban hành ngày càng bị sửa đổi nhiều, bên cạnh đó, văn bản hướng dẫn ban hành chậm nên khó khăn cho việc tiếp cận pháp luật và thực hiện việc tuyên truyền pháp luật.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của cán bộ, công chức còn hạn chế; nhiều cán bộ, công chức chưa nhiệt tình, tâm huyết, sáng tạo khi tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Kinh phí bố trí cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung cũng như hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu. Mức giải thưởng cuộc thi tìm hiểu pháp luật theo quy định hiện nay còn quá thấp, chưa thể hiện được là động lực để khuyến khích, động viên tập thể, cá nhân tham gia tìm hiểu pháp luật.
- Kinh phí vận động, tài trợ xã hội hóa cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được xã hội đề cao nên việc huy động, xin tài trợ còn gặp nhiều khó khăn.
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật
- Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của pháp luật, mục đích, ý nghĩa của Ngày Pháp luật. Bảo đảm nguồn lực để bố trí kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật nói riêng.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về Ngày Pháp luật dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, bám sát nhu cầu xã hội, đối tượng tuyên truyền. Tập trung đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chú trọng nội dung tuyên truyền theo từng chuyên đề pháp luật cụ thể, phù hợp với từng thời điểm, gắn với các sự kiện chính trị - xã hội và phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị và nhu cầu xã hội; nhân rộng các mô hình có hiệu quả, gắn với người dân ở cơ sở trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên phương tiện thông tin đại chúng theo xu hướng hiện đại.
- Tiếp tục đẩy mạnh phát huy vai trò của nhân dân, phát huy dân chủ ở cơ sở, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tích cực tham gia học tập, tìm hiểu và chấp hành pháp luật.
- Tiếp tục phát động thi đua hưởng ứng rộng rãi trong các cơ quan, đơn vị thực hiện “Ngày Pháp luật” gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của từng cơ quan, đơn vị và gắn kết quả thành tích trong từng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong công tác thi đua của các đơn vị.
- Tiếp tục triển khai động viên, khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, gương sáng điển hình trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chú trọng cá nhân, tập thể nhỏ. Đồng thời, có hình thức xử lý nghiêm khắc, kịp thời đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt đối với vụ án, vụ việc phức tạp gây bức xúc trong dư luận xã hội.
- Đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa, vận động, thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
Ý kiến bạn đọc (0)
Các tin khác
Một số điểm cần lưu ý trong triển khai các quy định tại Luật Đất đai năm 2024 liên quan đến công tác quản lý, sử dụng tài sản công
Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024. Cùng với đó, Chính phủ cũng đã ban hành một loạt các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật, trong đó có những nội dung liên quan đến công tác quản lý, sử dụng tài sản công.
Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp
Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự...
Ký kết, phê chuẩn, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế về quyền con người ở Việt Nam - Kết quả đạt được và một số kiến nghị
Kể từ khi Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực thi hành đến nay, Việt Nam đã ký kết, phê chuẩn,...
Quyền của người dân tộc thiểu số theo Hiến pháp năm 2013 - Thành tựu và giải pháp
Bài viết phân tích một số thành tựu trong bảo đảm quyền của người dân tộc thiểu số theo Hiến pháp năm 2013, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường bảo đảm quyền của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong thời gian tới.
Quyền của người cao tuổi sau 10 năm thi hành Hiến pháp năm 2013 và giải pháp trong thời gian tới
Bài viết đánh giá thực trạng thực hiện quyền của người cao tuổi theo quy định của Hiến pháp năm 2013 sau hơn 10 năm thi hành, từ đó, đề xuất một số giải pháp để tiếp tục thực hiện tốt hơn các quy định về quyền của người cao tuổi.