Khi Nhà nước ra đời đã xuất hiện một hình thức giải quyết tranh chấp có tính chất uy quyền dựa trên sức mạnh cưỡng chế của bộ máy nhà nước, đó là Tòa án hay còn gọi là cơ quan tư pháp. Nhưng không vì thế mà phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài bị mai một, bị mất đi.
Trong bài viết “Căn cứ hủy phán quyết trọng tài theo pháp luật Việt Nam và một số kiến nghị” tác giả Tưởng Duy Lượng đã đi sâu phân tích 03 nội dung chính, cụ thể:
(i) Nội dung thứ nhất, tác giả đề cập đến vai trò của trọng tài và thực tiễn giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trong thời gian vừa qua.
(ii) Nội dung thứ hai, tác giả phân tích và bình luận rất sâu sắc về các căn cứ hủy phán quyết trọng tài được quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật Trọng tài thương mại năm 2010. Cụ thể các căn cứ hủy bao gồm: Không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu; vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật Trọng tài thương mại năm 2010; căn cứ hủy phán quyết trọng tài theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 68 Luật Trọng tài thương mại năm 2010; căn cứ hủy phán quyết trọng tài theo điểm đ khoản 2 Điều 68 và Điều 13 Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
(iii) Nội dung cuối cùng của bài viết, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về trọng tài thương mại với 05 luận điểm chính.
Độc giả quan tâm đến chủ đề này có thể tìm đọc bài viết tại ấn phẩm “Pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài thương mại và hòa giải thương mại” của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2019.