Thông thường, hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm, nhưng trong một số trường hợp được Bộ luật Hình sự quy định, thì hành vi nguy hiểm cho xã hội lại không bị coi là tội phạm và người đã thực hiện hành vi nguy hiểm đó không phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là, trong một số trường hợp như: Người dân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm, cụ thể là tham gia bắt giữ tội phạm mà gây thương tích cho người phạm tội thì giải quyết thế nào, họ có bị trách nhiệm gì khi gây thương tích cho người đó không; hay trường hợp áp dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, nghiên cứu khoa học mà xảy ra rủi ro, gây thiệt hại về người và tài sản thì có truy cứu trách nhiệm hình sự không...
Qua nghiên cứu và thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999, tác giả Nguyễn Quốc Việt với bài viết “Chế định loại trừ trách nhiệm hình sự - Thực tiễn và đề xuất hoàn thiện” đã phân tích những trường hợp cụ thể cần phải làm rõ, đồng thời nêu lên những kinh nghiệm của nước ngoài và đề xuất một số nội dung hoàn thiện Bộ luật Hình sự năm 1999 về chế định loại trừ trách nhiệm hình sự.
Để tìm hiểu thêm về nội dung chi tiết của bài viết, chúng tôi xin trân trọng kính mời quý độc giả đón đọc bài viết này trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số tháng 2 (263) năm 2014.
Minh Minh