Có thể nói, trong những năm quan, cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng luôn là nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, chỉ đạo. Việc xác định chỉ số cải cách hành chính thể hiện quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc đổi mới công tác quản lý theo dõi, đánh giá để đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu quả trong thực hiện chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011 - 2020.
Về mặt thực tiễn, chỉ số cải cách hành chính là công cụ quản lý mới có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện qua một số nội dung cơ bản như: (i) Chỉ số cải cách hành chính đánh giá toàn diện, thực chất, khách quan kết quả cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong đó, coi trọng việc tự đánh giá của cơ quan quản lý hành chính và đánh giá của các cơ quan, tổ chức bên ngoài. Nhất là đối với những doanh nhân, doanh nghiệp, người dân là những đối tượng trực tiếp thụ hưởng sự phục vụ của các cơ quan hành chính; (ii) Thông qua chỉ số cải cách hành chính có thể đánh giá đúng mặt mạnh, mặt yếu của việc thực hiện cải cách hành chính, thông qua đó sẽ giúp cho các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có cơ sở xem xét, đánh giá điều chỉnh mục tiêu nội dung cải cách hành chính hàng năm, đồng thời đề ra các giải pháp thích hợp đảm bảo ngày càng nâng cao kết quả của công tác cải cách hành chính của bộ, ngành địa phương; (iii) Xác định chỉ số cải cách hành chính theo các tiêu chí, định lượng cụ thể trên cơ sở đó giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể so sánh, đánh giá, xếp loại kết quả cải cách hành chính hàng năm của mình.
1. Chỉ số cải cách hành chính cấp bộ
Quyết định số 2678/QĐ-BNV ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án xác định chỉ số cải cách thủ tục hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định cụ thể về cấu trúc, đối tượng và phương pháp xác định chỉ số cải cách hành chính cấp bộ, cụ thể:
Thứ nhất, về cấu trúc chỉ số cải cách hành chính cấp bộ: Bộ tiêu chí xác định chỉ số cải cách hành chính cấp bộ được cấu trúc thành 07 lĩnh vực đánh giá, 39 tiêu chí và 88 tiêu chí thành phần với tổng số điểm 100 điểm (trong đó, điểm chấm thẩm định là 62.5 điểm, điểm đánh giá qua điều tra xã hội học là 37.5 điểm). Cụ thể: (i) Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính (06 tiêu chí và 06 tiêu chí thành phần) là 10.5 điểm; (ii) Xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ (07 tiêu chí và 12 tiêu chí thành phần) là 16.5 điểm; (iii) Cải cách thủ tục hành chính (05 tiêu chí và 14 tiêu chí thành phần) là 15.5 điểm; (iv) Cải cách tổ chức bộ máy hành chính (04 tiêu chí và 11 tiêu chí thành phần) là 12.5 điểm; (v) Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức (08 tiêu chí và 13 tiêu chí thành phần) là 16 điểm; (vi) Cải cách tài chính công (04 tiêu chí và 14 tiêu chí thành phần) là 13.5 điểm; (vii) Hiện đại hóa hành chính (05 tiêu chí và 18 tiêu chí thành phần) là 15.5 điểm.
Thứ hai, phương pháp đánh giá, xác định chỉ số cải cách hành chính cấp bộ: (i) Tự đánh giá(các bộ tự theo dõi, đánh giá và cho điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo tiêu chí được quy định trong chỉ số cải cách hành chính cấp bộ và hướng dẫn của Bộ Nội vụ); (ii) Bộ Nội vụ thẩm định điểm số tự đánh giá của các bộ với sự tư vấn của hội đồng thẩm định; (iii) Đánh giá thông qua điều tra xã hội học.
2. Chỉ số cải cách hành chính của Bộ Tư pháp năm 2018
2.1. Bộ Tư pháp tăng giá trị điểm cũng như thăng hạng trong đánh giá chỉ số cải cách hành chính cấp bộ
Năm 2018, tổng số điểm chỉ số cải cách hành chính là 86.53/100 điểm, xếp thứ 03/18 bộ. Trong đó, điểm do Bộ Nội vụ tổng hợp, thẩm định trên cơ sở tự chấm điểm là 56.80/62.5 điểm, xếp thứ 03/18 bộ; điểm đánh giá qua điều tra xã hội học là 29.74/37.5 điểm, xếp thứ 08/18 bộ. Kết quả cụ thể trên 07 lĩnh vực là: Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính là 9.5/10.5 điểm (Bộ Tư pháp bị trừ 01 điểm đối với tiêu chí thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao năm 2018); xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ là 14.36/16.5 điểm; cải cách thủ tục hành chính là 13.57/15.5 điểm; cải cách tổ chức bộ máy hành chính là 10.81/12.5 điểm; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chứclà 14.9/16 điểm; cải cách tài chính công là 11.68/13.5 điểm; hiện đại hóa hành chính là 11.71/15.5 điểm.
Có thể thấy rằng, đây là năm thứ 3 liên tiếp Bộ Tư pháp tăng giá trị điểm cũng như thăng hạng trong đánh giá chỉ số cải cách hành chính cấp bộ (năm 2015 đạt 78.27/100 điểm, xếp thứ 9; năm 2016 đạt 82.90/100 điểm, xếp thứ 6; năm 2017 đạt 83.93/100 điểm, xếp thứ 4).
Để đạt được những kết quả như trên thể hiện sự quyết tâm và chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ cũng như sự nỗ lực của các đơn vị thuộc Bộ. Tổng giá trị điểm số của Bộ Tư pháp đều tăng giá trị đối với điểm chấm qua thẩm định cũng như đánh giá điều tra xã hội học. Phân tích 07 lĩnh vực đánh giá chỉ số cải cách cấp bộ năm 2018 có thể thấy rằng, công tác chỉ đạo điều hành cải cách hành chính và xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức là 02 lĩnh vực dẫn đầu trong các lĩnh vực cải cách hành chính của Bộ đạt tỷ lệ hoàn thành trên 90% theo yêu cầu, riêng lĩnh vực xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức đạt 100% số điểm chấm thẩm định. Bên cạnh việc có nhiều kết quả khả quan trong các nội dung cải cách hành chính thuộc diện chấm điểm thẩm định thì Bộ Tư pháp cũng đạt giá trị điểm cũng như vị trí xếp hạng cao hơn ở nội dung đánh giá thông qua điều tra xã hội học.
2.2. Một số hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của Bộ Tư pháp
Mặc dù, Bộ Tư pháp đứng thứ 3, nhưng điểm tuyệt đối cách xa so với đơn vị đứng thứ 2 và đứng rất gần với đơn vị đứng thứ 4. Điều đó cho thấy rằng, việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của Bộ Tư pháp còn một số hạn chế, cụ thể như:
Một là, việc thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao chưa đạt tiến độ như yêu cầu.
Hai là, các đơn vị thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng quy định việc xin lỗi người dân, tổ chức các trường hợp trễ hẹn trong giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính.
Ba là, việc thực hiện giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2018 chưa đạt 100% theo yêu cầu; đồng thời, Bộ cũng chưa thực hiện đầy đủ các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước về tài chính, ngân sách và ban hành chưa kịp thời quy định về phân cấp quản lý tài sản công thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Bốn là, cổng dịch vụ công của Bộ Tư pháp chưa đáp ứng đầy đủ các chức năng và yêu cầu kỹ thuật theo quy định.
Năm là, số lượng hồ sơ thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 3, 4 phát sinh còn thấp; số lượng đơn vị thực hiện đúng duy trì, cải tiến ISO 9001:2008 theo quy định còn chưa đạt 100% yêu cầu.
3. Giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính của Bộ Tư pháp trong thời gian tới
- Đối với các bộ, ngành có liên quan: Cần tiếp tục quan tâm, phối hợp chặt chẽ, kịp thời với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính. Cụ thể:
+ Bộ Nội vụ: Tiếp tục phối hợp với Bộ Tư pháp để xác định các tiêu chí, tiêu chí thành phần thuộc lĩnh vực cải cách thể chế đưa vào nội dung chấm điểm chỉ số cải cách hành chính; đồng thời, tham mưu sớm ban hành chỉ số cải cách hành chính để các bộ, địa phương chủ động triển khai thực hiện.
+ Văn phòng Chính phủ: Trong thời gian tới, tiếp tục phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện các nhiệm vụ về kiểm soát thủ tục hành chính, trong đó đặc biệt là việc hoàn thiện Cổng dịch vụ công của Bộ.
+ Bộ Khoa học và Công nghệ: Tiếp tục phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc triển khai xây dựng mới Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 trong năm 2010.
+ Bộ Thông tin và Truyền thông: Cần nghiên cứu thêm đối với tiêu chí về tỷ lệ thủ tục hành chính cung cấp trực tuyến có phát sinh hồ sơ khi chấm điểm chỉ số cải cách hành chính. Hiện nay, việc thực hiện thủ tục hành chính theo phương thức nào là sự lựa chọn của người dân, cơ quan hành chính nhà nước chỉ đảm bảo các điều kiện thiết yếu để cung cấp dịch vụ. Do đó, việc trừ điểm các cơ quan hành chính nhà nước do không phát sinh hồ sơ thủ tục hành chính là chưa hợp lý. Bên cạnh đó, nếu đưa những dịch vụ công không phát sinh hồ sơ ra khỏi danh mục dịch vụ công cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4 thì không đảm bảo các giải pháp chủ yếu tại Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử.
- Đối với các đơn vị thuộc Bộ:
+ Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch cải cách hành chính năm 2019 của Bộ Tư pháp (ban hành kèm theo quyết định số 3110/QĐ-BTP ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), gắn với việc thực hiện nhiệm vụ của cách hành chính trong công tác chuyên môn và coi đây là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài của đơn vị mình. Đồng thời, nghiên cứu lồng ghép các nhiệm vụ cải cách hành chính vào kế hoạch công tác hàng năm của đơn vị, trong đó xác định rõ các nhiệm vụ cải cách hành chính trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với lộ trình cải cách chung của Chính phủ, của Bộ, ngành và với điều kiện cụ thể của từng đơn vị và chú trọng hơn nữa việc kiểm tra, theo dõi, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính tại đơn vị. Trong đó, cần đặc biệt lưu ý các nhóm việc liên quan đến chấm điểm chỉ số cải cách hành chính cấp bộ, qua đó, phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những nội dung cải cách hành chính còn bị trừ điểm.
+ Tích cực phối hợp với Văn phòng Bộ trong việc đề xuất nhiệm vụ cải cách hành chính hàng năm của Bộ; cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu kiểm chứng để phục vụ chấm điểm chỉ số cải cách hành chính; tiếp tục nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung chỉ số cải cách hành chính theo đề nghị của Bộ Nội vụ.
+ Chú trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý và giải quyết các công việc; thực hiện đồng bộ, hiệu quả việc sử dụng chữ ký số và gửi nhận văn bản điện tử tại Bộ Tư pháp theo đúng yêu cầu tại Quyết định số 569/QĐ-BTP ngày 11/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Về mặt thực tiễn, chỉ số cải cách hành chính là công cụ quản lý mới có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện qua một số nội dung cơ bản như: (i) Chỉ số cải cách hành chính đánh giá toàn diện, thực chất, khách quan kết quả cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong đó, coi trọng việc tự đánh giá của cơ quan quản lý hành chính và đánh giá của các cơ quan, tổ chức bên ngoài. Nhất là đối với những doanh nhân, doanh nghiệp, người dân là những đối tượng trực tiếp thụ hưởng sự phục vụ của các cơ quan hành chính; (ii) Thông qua chỉ số cải cách hành chính có thể đánh giá đúng mặt mạnh, mặt yếu của việc thực hiện cải cách hành chính, thông qua đó sẽ giúp cho các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có cơ sở xem xét, đánh giá điều chỉnh mục tiêu nội dung cải cách hành chính hàng năm, đồng thời đề ra các giải pháp thích hợp đảm bảo ngày càng nâng cao kết quả của công tác cải cách hành chính của bộ, ngành địa phương; (iii) Xác định chỉ số cải cách hành chính theo các tiêu chí, định lượng cụ thể trên cơ sở đó giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể so sánh, đánh giá, xếp loại kết quả cải cách hành chính hàng năm của mình.
1. Chỉ số cải cách hành chính cấp bộ
Quyết định số 2678/QĐ-BNV ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án xác định chỉ số cải cách thủ tục hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định cụ thể về cấu trúc, đối tượng và phương pháp xác định chỉ số cải cách hành chính cấp bộ, cụ thể:
Thứ nhất, về cấu trúc chỉ số cải cách hành chính cấp bộ: Bộ tiêu chí xác định chỉ số cải cách hành chính cấp bộ được cấu trúc thành 07 lĩnh vực đánh giá, 39 tiêu chí và 88 tiêu chí thành phần với tổng số điểm 100 điểm (trong đó, điểm chấm thẩm định là 62.5 điểm, điểm đánh giá qua điều tra xã hội học là 37.5 điểm). Cụ thể: (i) Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính (06 tiêu chí và 06 tiêu chí thành phần) là 10.5 điểm; (ii) Xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ (07 tiêu chí và 12 tiêu chí thành phần) là 16.5 điểm; (iii) Cải cách thủ tục hành chính (05 tiêu chí và 14 tiêu chí thành phần) là 15.5 điểm; (iv) Cải cách tổ chức bộ máy hành chính (04 tiêu chí và 11 tiêu chí thành phần) là 12.5 điểm; (v) Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức (08 tiêu chí và 13 tiêu chí thành phần) là 16 điểm; (vi) Cải cách tài chính công (04 tiêu chí và 14 tiêu chí thành phần) là 13.5 điểm; (vii) Hiện đại hóa hành chính (05 tiêu chí và 18 tiêu chí thành phần) là 15.5 điểm.
Thứ hai, phương pháp đánh giá, xác định chỉ số cải cách hành chính cấp bộ: (i) Tự đánh giá(các bộ tự theo dõi, đánh giá và cho điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo tiêu chí được quy định trong chỉ số cải cách hành chính cấp bộ và hướng dẫn của Bộ Nội vụ); (ii) Bộ Nội vụ thẩm định điểm số tự đánh giá của các bộ với sự tư vấn của hội đồng thẩm định; (iii) Đánh giá thông qua điều tra xã hội học.
2. Chỉ số cải cách hành chính của Bộ Tư pháp năm 2018
2.1. Bộ Tư pháp tăng giá trị điểm cũng như thăng hạng trong đánh giá chỉ số cải cách hành chính cấp bộ
Năm 2018, tổng số điểm chỉ số cải cách hành chính là 86.53/100 điểm, xếp thứ 03/18 bộ. Trong đó, điểm do Bộ Nội vụ tổng hợp, thẩm định trên cơ sở tự chấm điểm là 56.80/62.5 điểm, xếp thứ 03/18 bộ; điểm đánh giá qua điều tra xã hội học là 29.74/37.5 điểm, xếp thứ 08/18 bộ. Kết quả cụ thể trên 07 lĩnh vực là: Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính là 9.5/10.5 điểm (Bộ Tư pháp bị trừ 01 điểm đối với tiêu chí thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao năm 2018); xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ là 14.36/16.5 điểm; cải cách thủ tục hành chính là 13.57/15.5 điểm; cải cách tổ chức bộ máy hành chính là 10.81/12.5 điểm; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chứclà 14.9/16 điểm; cải cách tài chính công là 11.68/13.5 điểm; hiện đại hóa hành chính là 11.71/15.5 điểm.
Có thể thấy rằng, đây là năm thứ 3 liên tiếp Bộ Tư pháp tăng giá trị điểm cũng như thăng hạng trong đánh giá chỉ số cải cách hành chính cấp bộ (năm 2015 đạt 78.27/100 điểm, xếp thứ 9; năm 2016 đạt 82.90/100 điểm, xếp thứ 6; năm 2017 đạt 83.93/100 điểm, xếp thứ 4).
Để đạt được những kết quả như trên thể hiện sự quyết tâm và chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ cũng như sự nỗ lực của các đơn vị thuộc Bộ. Tổng giá trị điểm số của Bộ Tư pháp đều tăng giá trị đối với điểm chấm qua thẩm định cũng như đánh giá điều tra xã hội học. Phân tích 07 lĩnh vực đánh giá chỉ số cải cách cấp bộ năm 2018 có thể thấy rằng, công tác chỉ đạo điều hành cải cách hành chính và xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức là 02 lĩnh vực dẫn đầu trong các lĩnh vực cải cách hành chính của Bộ đạt tỷ lệ hoàn thành trên 90% theo yêu cầu, riêng lĩnh vực xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức đạt 100% số điểm chấm thẩm định. Bên cạnh việc có nhiều kết quả khả quan trong các nội dung cải cách hành chính thuộc diện chấm điểm thẩm định thì Bộ Tư pháp cũng đạt giá trị điểm cũng như vị trí xếp hạng cao hơn ở nội dung đánh giá thông qua điều tra xã hội học.
2.2. Một số hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của Bộ Tư pháp
Mặc dù, Bộ Tư pháp đứng thứ 3, nhưng điểm tuyệt đối cách xa so với đơn vị đứng thứ 2 và đứng rất gần với đơn vị đứng thứ 4. Điều đó cho thấy rằng, việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của Bộ Tư pháp còn một số hạn chế, cụ thể như:
Một là, việc thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao chưa đạt tiến độ như yêu cầu.
Hai là, các đơn vị thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng quy định việc xin lỗi người dân, tổ chức các trường hợp trễ hẹn trong giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính.
Ba là, việc thực hiện giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2018 chưa đạt 100% theo yêu cầu; đồng thời, Bộ cũng chưa thực hiện đầy đủ các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước về tài chính, ngân sách và ban hành chưa kịp thời quy định về phân cấp quản lý tài sản công thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Bốn là, cổng dịch vụ công của Bộ Tư pháp chưa đáp ứng đầy đủ các chức năng và yêu cầu kỹ thuật theo quy định.
Năm là, số lượng hồ sơ thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 3, 4 phát sinh còn thấp; số lượng đơn vị thực hiện đúng duy trì, cải tiến ISO 9001:2008 theo quy định còn chưa đạt 100% yêu cầu.
3. Giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính của Bộ Tư pháp trong thời gian tới
- Đối với các bộ, ngành có liên quan: Cần tiếp tục quan tâm, phối hợp chặt chẽ, kịp thời với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính. Cụ thể:
+ Bộ Nội vụ: Tiếp tục phối hợp với Bộ Tư pháp để xác định các tiêu chí, tiêu chí thành phần thuộc lĩnh vực cải cách thể chế đưa vào nội dung chấm điểm chỉ số cải cách hành chính; đồng thời, tham mưu sớm ban hành chỉ số cải cách hành chính để các bộ, địa phương chủ động triển khai thực hiện.
+ Văn phòng Chính phủ: Trong thời gian tới, tiếp tục phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện các nhiệm vụ về kiểm soát thủ tục hành chính, trong đó đặc biệt là việc hoàn thiện Cổng dịch vụ công của Bộ.
+ Bộ Khoa học và Công nghệ: Tiếp tục phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc triển khai xây dựng mới Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 trong năm 2010.
+ Bộ Thông tin và Truyền thông: Cần nghiên cứu thêm đối với tiêu chí về tỷ lệ thủ tục hành chính cung cấp trực tuyến có phát sinh hồ sơ khi chấm điểm chỉ số cải cách hành chính. Hiện nay, việc thực hiện thủ tục hành chính theo phương thức nào là sự lựa chọn của người dân, cơ quan hành chính nhà nước chỉ đảm bảo các điều kiện thiết yếu để cung cấp dịch vụ. Do đó, việc trừ điểm các cơ quan hành chính nhà nước do không phát sinh hồ sơ thủ tục hành chính là chưa hợp lý. Bên cạnh đó, nếu đưa những dịch vụ công không phát sinh hồ sơ ra khỏi danh mục dịch vụ công cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4 thì không đảm bảo các giải pháp chủ yếu tại Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử.
- Đối với các đơn vị thuộc Bộ:
+ Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch cải cách hành chính năm 2019 của Bộ Tư pháp (ban hành kèm theo quyết định số 3110/QĐ-BTP ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), gắn với việc thực hiện nhiệm vụ của cách hành chính trong công tác chuyên môn và coi đây là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài của đơn vị mình. Đồng thời, nghiên cứu lồng ghép các nhiệm vụ cải cách hành chính vào kế hoạch công tác hàng năm của đơn vị, trong đó xác định rõ các nhiệm vụ cải cách hành chính trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với lộ trình cải cách chung của Chính phủ, của Bộ, ngành và với điều kiện cụ thể của từng đơn vị và chú trọng hơn nữa việc kiểm tra, theo dõi, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính tại đơn vị. Trong đó, cần đặc biệt lưu ý các nhóm việc liên quan đến chấm điểm chỉ số cải cách hành chính cấp bộ, qua đó, phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những nội dung cải cách hành chính còn bị trừ điểm.
+ Tích cực phối hợp với Văn phòng Bộ trong việc đề xuất nhiệm vụ cải cách hành chính hàng năm của Bộ; cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu kiểm chứng để phục vụ chấm điểm chỉ số cải cách hành chính; tiếp tục nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung chỉ số cải cách hành chính theo đề nghị của Bộ Nội vụ.
+ Chú trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý và giải quyết các công việc; thực hiện đồng bộ, hiệu quả việc sử dụng chữ ký số và gửi nhận văn bản điện tử tại Bộ Tư pháp theo đúng yêu cầu tại Quyết định số 569/QĐ-BTP ngày 11/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Bùi Huyền
[1] Bài viết sử dụng số liệu trong tài liệu Tọa đàm “Đánh giá, rút kinh nghiệm về chỉ số cải cách hành chính năm 2018” do Bộ Tư pháp tổ chức tại Hà Nội ngày 19/7/2019.