Thứ hai 16/06/2025 20:39
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Chính sách ưu đãi đầu tư tại một số đặc khu kinh tế trên thế giới và bài học cho Việt Nam

Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu về chính sách pháp luật ưu đãi đầu tư của một số quốc gia trên thế giới tại các đặc khu kinh tế, từ đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu về chính sách pháp luật ưu đãi đầu tư của một số quốc gia trên thế giới tại các đặc khu kinh tế, từ đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Abstract: The paper examines legal policy of investment incentives of some nations in the world in the special zones, thence, draws experience for Vietnam.

1. Vài nét về đặc khu kinh tế

Mỗi quốc gia đều dựa vào điều kiện tự nhiên và xã hội riêng để tạo ra các mô hình đặc khu kinh tế với các tên gọi khác nhau như: Khu kinh tế đặc biệt hay đặc khu kinh tế, khu kinh tế mở, khu kinh tế tự do, khu tự trị, khu hành chính - kinh tế đặc biệt… Tuy nhiên, đặc khu kinh tế đều mang một số đặc điểm chung như: (i) Là một khu vực hội tụ nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn các khu vực khác. Sự thuận lợi được thể hiện qua việc có lợi thế so sánh về vị trí địa lý, gần các cảng biển quốc tế, là điểm trung gian của các tuyến đường giao thông quan trọng. Bên cạnh đó, khí hậu ôn hoà, nguồn tài nguyên thiên nhiên nội tại phong phú để phát triển toàn diện kinh tế - xã hội. Với vị trí địa lý độc lập, tương đối tách biệt các với vùng lãnh thổ khác nên đặc khu kinh tế không bị ảnh hưởng bởi sự tác động tiêu cực từ các bộ phận khác và dễ dàng thử nghiệm các chính sách mới mà không tác động đến các vùng còn lại; (ii) Đặc khu kinh tế là vùng có cơ chế quản lý kinh tế và quản lý hành chính riêng biệt. Đó là việc bãi bỏ các hàng rào bảo hộ thuế và phi thuế quan, miễn thị thực nhập cảnh cho khách du lịch, kinh doanh; cho phép cư trú lâu dài đối với các nhà kinh doanh, quản lý, kỹ thuật; mức thuế thu nhập doanh nghiệp hấp dẫn, cho phép thực thi chế độ tự quản về hành chính, chính quyền Trung ương chỉ nắm quyền quản lý thống nhất về an ninh, quốc phòng và đối ngoại. Những quy định chỉ được thực hiện đồng thời tại các đặc khu kinh tế, các khu vực khác không được áp dụng quy định này; (iii) Đặc khu kinh tế được hưởng ưu đãi vượt trội về thuế, hải quan và có các đặc quyền cụ thể[1]. Các nhà đầu tư vào đặc khu được hưởng hàng loạt các ưu đãi đầu tư mà không một khu vực đầu tư nào khác có được. Những ưu đãi cao về thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế xuất khẩu hoặc nhập khẩu, thời gian thuê đất hoặc giao đất kéo dài, được phát triển những ngành nghề bị hạn chế kinh doanh ở các khu vực khác là ví dụ điển hình cho việc các đặc khu được hưởng các ưu đãi đặc biệt. Điều này đã tạo ra sự hấp dẫn đầu tư cho các đặc khu kinh tế và hình thành nên lợi thế so sánh về đầu tư; (iv) Đặc khu kinh tế còn là nơi thử nghiệm các ý tưởng cải cách, đổi mới trước khi áp dụng rộng rãi cho các khu vực khác. Đây là kết quả của học thuyết “lan toả không gian và cân bằng vùng”. Học thuyết này đã chỉ ra rằng, quy luật phát triển kinh tế bao giờ cũng có sự tích tụ và lan toả, từ đó dẫn đến sự cân bằng và giảm mức chênh lệch về sự phát triển không đồng đều giữa các vùng. Vì vậy, ban đầu phải đầu tư vốn và nguồn lực vào các vùng thuận lợi, có tiềm năng để phát triển nhanh, nhằm tạo ra sự tích tụ về của cải, vật chất và tài chính, rồi từ đó tạo ra sự lan toả cho các vùng khó khăn hơn.

2. Kinh nghiệm chính sách pháp luật về ưu đãi đầu tư tại đặc khu kinh tế của một số quốc gia

2.1. Ở Thái Lan

Các đặc khu kinh tế của Thái Lan nằm chủ yếu ở tỉnh giáp biên giới để tận dụng các cơ hội hưởng lợi từ những người lao động di cư xuyên biên giới với chi phí thấp và sự dồi dào về tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, các nhà đầu tư và doanh nghiệp có thể tận dụng chuỗi cung ứng hiện có và cơ sở hạ tầng giao thông mới để dễ dàng tiếp cận thị trường đang phát triển ở châu Á. Các dự án đầu tư vào Khu phát triển kinh tế đặc biệt (gọi tắt là SEZ) sẽ nhận được hỗ trợ của Chính phủ, tuy nhiên sự hỗ trợ này có sự khác biệt giữa các dự án đầu tư. Theo đó, mười nhóm ngành nghề được đặc biệt ưu đãi bao gồm: (i) Nông nghiệp, ngư nghiệp và các ngành có liên quan; (ii) Gốm sứ; (iii) Hàng may mặc, dệt may và da; nội thất; đồ trang sức và phụ kiện thời trang; thiết bị y tế; (iv) Ô tô, động cơ và các bộ phận; (v) Thiết bị điện và điện tử; (vi) Nhựa; (vii) Sản phẩm y tế; (viii) Hậu cần (logistics); (ix) Khu công nghiệp; (x) Các hoạt động hỗ trợ du lịch. Các dự án hoạt động trong những ngành nghề này được hưởng các chính sách đặc biệt ưu đãi đầu tư từ Hội đồng Đầu tư (BOI) của Thái Lan bao gồm: (i) Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 08 năm đồng thời giảm thêm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 05 năm tiếp theo; (ii) Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư đầu vào dùng để sản xuất sản phẩm; (iii) Giảm thuế hoặc miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc; (iv) Các khoản khấu trừ kép cho các chi phí liên quan đến giao thông vận tải, điện và nguồn cung cấp điện trong 10 năm; (v) Giảm 25% chi phí đầu tư vào việc lắp đặt hoặc xây dựng các cơ sở được sử dụng, bắt đầu từ ngày doanh thu được tạo ra; (vi) Cho phép các chuyên gia nước ngoài và nhân viên kỹ thuật cùng với vợ hoặc chồng và người thân của họ vào Thái Lan; (vii) Giấy phép sử dụng lao động không có tay nghề ở nước ngoài trong dự án được khuyến khích, theo các điều kiện theo quy định của BOI[2]. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp trong SEZ có ngành nghề kinh doanh thuộc trong danh sách tổng quát các hoạt động được khuyến khích của BOI nhưng không phải là một trong mười nhóm ngành ở trên, thì việc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp có thể thay đổi từ ba đến tám năm. Đối với các doanh nghiệp còn lại hoạt động trong SEZ nhưng không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư thì vẫn có thể được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 20% xuống 10% trong mười năm, tuỳ theo điều kiện được Cục Doanh thu quy định[3].

Bên cạnh đó, ngoài các ưu đãi được cung cấp bởi Ban đầu tư BOI, Cơ quan Sở hữu công nghiệp Thái Lan (IEAT) cũng có thẩm quyền đưa ra các ưu đãi bổ sung để thúc đẩy phát triển kinh doanh ở các khu công nghiệp nằm trong đặc khu kinh tế. Thông thường, một đặc khu kinh tế sẽ có hai khu vực là khu công nghiệp chung và khu vực phi thuế quan (có bản chất tương đồng với khu chế xuất của Việt Nam). Các doanh nghiệp chế xuất trong các khu vực phi thuế quan sẽ được hưởng chính sách miễn thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tang và thuế tiêu thụ đặc biệt. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp của SEZ, IEAT có thể cấp cho người nước ngoài quyền sở hữu đất trong khu công nghiệp, visa và giấy phép lao động cho các kỹ thuật viên và chuyên gia, quyền được chuyển tiền ra nước ngoài. Chính phủ đã cam kết phát triển cơ sở hạ tầng cho giao thông và các tiện ích khác, xây dựng các trạm kiểm soát hải quan mở rộng cho năm khu SEZ đầu tiên với chi phí BT10bn (301 triệu USD) trong năm 2015 – 2016[4].

2.2. Ở Hàn Quốc

Từ những năm 1970, khi mô hình đặc khu kinh tế bắt đầu nhận được sự chú ý trên toàn cầu, Hàn Quốc cũng đã thành lập đặc khu đầu tiên đầu tiên được gọi là Khu chế xuất đặc biệt Masan (về sau được đặt tên lại là Khu thương mại tự do Masan). Sau đó, Masan Zone được nhân bản lên rộng rãi ở các khu vực khác của Hàn Quốc và tính đến năm 2016, số lượng đặc khu kinh tế đã được tăng lên con số bảy[5]. Về bản chất, các khu vực kinh tế tự do của Hàn Quốc tương đồng với khái niệm đặc khu kinh tế trên thế giới. Theo Luật Quản lý khu kinh tế tự do năm 2009 sửa đổi năm 2014, khu kinh tế tự do tại Hàn Quốc được hiểu là khu vực được phát triển với mục đích cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp có có vốn đầu tư nước ngoài và điều kiện sống cho người nước ngoài[6]. Nhà nước và chính quyền địa phương sẽ hỗ trợ các biện pháp hành chính và tài chính cần thiết để vận hành các khu kinh tế tự do để có thể đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Căn cứ vào mức độ “tự do hoá” mà Nhà nước Hàn Quốc cho phép, khu kinh tế tự do được phân chia thành hai loại sau: (i) Khu kinh tế tự do phổ thông (Masan là ví dụ điển hình) và (ii) Thành phố tự trị hay còn gọi là thành phố quốc tế (Đảo Jeju là ví dụ minh hoạ)[7]. Trong đó, thành phố tự trị Jeju là một hình thái mới của khu kinh tế tự do phổ thông được hình thành sau khi có Luật Quản lý khu kinh tế tự do sửa đổi năm 2014. Jeju có quyền tự quyết và tự chủ nhiều vấn đề pháp lý hơn khu kinh tế tự do phổ thông. Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc chịu trách nhiệm quản lý các khu vực này.

Đối với khu kinh tế tự do phổ thông, nếu cần thiết để tạo điều kiện thúc đẩy các dự án phát triển thì các biện pháp ưu đãi đầu tư có thể áp dụng các loại thuế, bao gồm thuế doanh nghiệp, thuế thu nhập, thuế hải quan, thuế mua lại, thuế đăng ký và thuế giấy phép và thuế bất động sản có thể được miễn hoặc giảm theo quy định của Luật Hạn chế thuế đặc biệt, Đạo luật Hải quan và Đạo luật Hạn chế thuế địa phương đặc biệt, đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp lao động,... trong khu vực xúc tiến đầu tư, khu liên hợp khoa học và công nghệ, khu thương mại tự do hoặc đầu tư vào khu vực dự án phát triển, hoặc chuyển nhượng hoặc mua lại đất,... trong một khu vực dự án phát triển[8].

Riêng với thành phố tự trị, do tính chất hết sức đặc biệt của khu vực này nên Chính phủ Hàn Quốc ban hành một đạo luật riêng điều chỉnh về hoạt động của đặc khu này - Đạo luật 15489 ban hành ngày 20/3/2018)[9]. Xuất phát là một khu kinh tế tự do, song có nhiều điểm mạnh về vị trí và điều kiện tự nhiên nên Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định phát triển khu vực này thành nơi có những đặc quyền duy nhất tại Hàn Quốc. Điều này đã góp phần tạo nên Jeju không chỉ dừng lại là đặc khu kinh tế mà còn là đặc khu hành chính - nơi được áp dụng những chính sách quản lý hành chính riêng biệt so với các tỉnh còn lại. Theo Đạo luật đặc biệt này, chính quyền tỉnh Jeju được trao quyền tự quyết ở mức cao trong hầu hết mọi lĩnh vực, trừ ngoại giao, quốc phòng và tư pháp... Thậm chí, Chính phủ còn cho phép Jeju có lực lượng cảnh sát và hệ thống giáo dục riêng, độc lập với chính quyền trung ương, cũng như tự do hơn trong việc tổ chức hành chính[10]. Một số chức năng vốn thuộc thẩm quyền của các bộ ở trung ương cũng được chuyển giao cho Jeju toàn quyền quyết định. Bên cạnh đó, Jeju được thành lập nhằm thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nên các chính sách ưu đãi của Jeju vô cùng hấp dẫn và đa dạng.

Đối tượng hưởng ưu đãi tại Jeju rộng với danh mục các ngành nghề được ưu đãi lên tới 24 ngành nghề. Các chính sách ưu đãi đầu tư về thuế đối với hoạt động đầu tư tại Jeju đa dạng và có sự thay đổi phụ thuộc vào quy mô vốn của dự án đầu tư. Đối với nhà đầu tư, thuế thu nhập cá nhân được giảm 50% cho ba năm đầu tiên và giảm 25% cho hai năm tiếp theo. Thuế nhập khẩu được miễn liên quan đến hàng hóa vốn nhập khẩu trong 03 năm đầu. Về đất đai, các dự án trong khu kinh tế Jeju được thuê đất trong 50 năm (có thể gia hạn thêm). Tiền thuê đất của các dự án đầu tư sẽ giảm một nửa trong suốt quá trình thuê đất[11].

Chính sách ưu đãi đặc thù đối với nhà đầu tư, nguời lao động, chuyên gia đã tạo nên một môi trường sống đầy thuận lợi cho người nước ngoài ở Jeju. Khách du lịch (trừ 11 quốc gia) đến đảo Jeju được miễn visa trong vòng tối đa 30 ngày với mục đích tham quan, du lịch. Đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư bất động sản trị giá ít nhất 500 triệu won (khoảng 450.000 USD) và duy trì trong vòng 05 năm tại đảo Jeju sẽ được cấp giấy phép thường trú tại Hàn Quốc, đồng thời, hưởng đãi ngộ như công dân nước Hàn Quốc về chính sách y tế, giáo dục, hỗ trợ tìm việc[12].

2.3. Ở Trung Quốc

Đặc khu kinh tế của Trung Quốc (SEZ) là khu kinh tế đặc biệt nằm ở Trung Quốc đại lục. Các SEZ đã đóng góp 22% cho GDP của Trung Quốc GDP, tạo ra hơn 30 triệu việc làm, tăng thu nhập của lao động, đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và đô thị hóa[13]. Trong phần này, các tác giả tập trung nghiên cứu chính sách ưu đãi đầu tư của Trung Quốc tại tỉnh Quảng Đông - nơi có ba đặc khu kinh tế sớm nhất và đều đạt được những thành công nhất định (đó là Thâm Quyến, Sán Đầu và Chu Hải).

Là một tỉnh tập trung đến ba đặc khu kinh tế lớn nhất hiện nay của Trung Quốc nên hoạt động đầu tư vào Quảng Đông được điều chỉnh bởi các quy định riêng như Quy định về quản lý đất đai tại các đặc khu kinh tế tỉnh Quảng Đông năm 1988[14] và Quy định về các khu kinh tế đặc biệt ở tỉnh Quảng Đông (được chấp thuận để thực hiện tại Hội nghị lần thứ 15 của Ủy ban Thường vụ Đại hội Nhân dân toàn quốc lần thứ năm vào ngày 26/8/1980)[15]. Chính sách ưu đãi đầu tư, đặc điểm nổi bật của các SEZ đầu tiên này là chính quyền địa phương được phép đưa ra các ưu đãi thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài mà không có sự ủy quyền của Bắc Kinh[16]. Do đó, đến giữa thập niên 80, chỉ sau vài năm tồn tại, các SEZ đầu tiên đã chiếm hơn 59% vốn FDI của Trung Quốc.

Các biện pháp ưu đãi thuế đối với các dự án đầu tư tại SEZ tương đối đa dạng như: Miễn giảm thuế (gồm thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp)[17]. Khi đầu tư vào một số ngành kinh tế trọng điểm, Nhà đầu tư có thể nhận được các lợi ích sau: Thuế thu nhập doanh nghiệp là 15%, được miễn thuế hai năm đầu tiên và hưởng mức thuế 12.5% cho ba năm tiếp theo; đối với những dự án đầu tư vào hạ tầng cơ bản, bảo vệ môi trường, năng lượng được miễn thuế 03 năm đầu và hưởng thuế xuất 12,5% cho 03 năm tiếp theo; những doanh nghiệp có chu trình sản xuất khép kín có thể được miễn thuế 05 năm đầu tiên và hưởng mức thuế suất 12,5% cho 05 năm tiếp theo[18]. Bên cạnh đó, chính sách bảo đảm đầu tư của các SEZ cũng là một điểm sáng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Cơ chế bảo vệ đầu tư cho phép nhà đầu tư có quyền lựa chọn Tòa án quốc tế là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước. Phương thức giải quyết bằng Tòa án trong nước không bị bắt buộc sử dụng trong trường hợp này. Đồng thời nhà đầu tư còn được yêu cầu bồi thường cho khoản đầu tư bị mất trước một cơ quan có chức năng tài phán trung lập[19]. Chính phủ Trung Quốc cũng cho phép nhà đầu tư nước ngoài được chuyển tài sản và lợi nhuận hợp pháp ra nước ngoài thông qua Ngân hàng Trung Quốc hoặc các ngân hàng khác trong các đặc khu, theo quy định của các biện pháp kiểm soát ngoại hối của các đặc khu. Còn nếu nhà đầu tư tái đầu tư phần lợi nhuận của mình vào các khu vực đặc biệt cho thời hạn năm năm hoặc lâu hơn, có thể nộp đơn xin giảm hoặc miễn thuế thu nhập trên phần tái đầu tư[20].

3. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Có thể thấy rằng, trong chính sách pháp luật về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư nhằm thu hút đầu tư nước ngoài của các nước trong khu vực châu Á có nhiều điểm tương đồng. Hầu hết các nước đều đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó các chính sách được thực hiện chủ yếu là ưu đãi thông qua công cụ thuế. Bên cạnh đó, ở mỗi quốc gia còn có những biện pháp khác ngoài thuế, như giảm bớt các thủ tục hành chính, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu của nhà đầu tư, chính sách về đất đai, nhà cửa, thông tin… nhằm thu hút các nhà đầu tư. Qua nghiên cứu chính sách pháp luật về ưu đãi đầu tư tại đặc khu kinh tế của một số quốc gia ở trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất, ưu đãi đầu tư về thuế thu nhập doanh nghiệp nên được áp dụng khi doanh nghiệp đạt một số điều kiện nhất định

Đây là kinh nghiệm mà các tác giả rút ra sau khi nghiên cứu về chính sách ưu đãi đầu tư của Hàn Quốc. Các dự án đầu tư vào Jeju hưởng các ưu đãi từ Chính phủ nếu dự án có mức đầu tư ít nhất từ năm triệu USD[21]. Điều này giúp cho Jeju tập trung thu hút được các dự án đầu tư quy mô lớn, đồng thời khiến ngân sách nhà nước không bị thâm hụt quá nhiều. Đối với Việt Nam, cần phải tính toán những chi phí và lợi ích của chính sách ưu đãi thuế tại các đặc khu, tác động đối với doanh nghiệp nội địa ngoài đặc khu và nguy cơ các ưu đãi về thuế bị lợi dụng. Việc miễn, giảm thuế chỉ nên áp dụng trong giai đoạn đầu, không nên kéo dài, tránh ưu đãi tràn lan. Đồng thời, chính sách ưu đãi thuế cần có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm vượt trội nhưng không ảnh hưởng lớn đến nguồn thu của ngân sách. Các chính sách về ưu đãi thuế nên quy định theo hướng sau:

- Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, nên theo hướng chỉ tập trung ưu đãi đối với các dự án đáp ứng điều kiện của nhà đầu tư chiến lược và dự án thuộc một số ngành, nghề ưu tiên phát triển mang tính mũi nhọn ở từng đặc khu. Lợi nhuận mà nhà đầu tư tái đầu tư có thể được miễn thuế một phần...

- Thuế áp dụng đối với dịch vụ kinh doanh casino, trò chơi điện tử cần được nâng cao. Casino không phải là ngành nghề kinh doanh trọng điểm của các đặc khu và không tạo ra nhiều sự tiến bộ cho nền kinh tế khu vực, vì vậy, mức thuế suất cần quy định ít nhất là 15% trong 15 năm, sau đó là 30% theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.

Thứ hai, các biện pháp ưu đãi về thuế không nhất thiết phải áp dụng cho mọi dự án đầu tư được thực hiện trong các đặc khu kinh tế, mà nên có sự khác biệt giữa các đặc khu

Hiện nay, chính sách phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn ở mỗi đặc khu là khác nhau. Ở Việt Nam, dự kiến đặc khu Vân Đồn ưu tiên phát triển công nghệ cao; công nghiệp hỗ trợ công nghiệp công nghệ cao; du lịch và công nghiệp văn hóa; cảng hàng không, cảng biển, thương mại; đặc khu Bắc Vân Phong ưu tiên phát triển công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí chính xác; cảng biển; du lịch, khách sạn; trung tâm thương mại - tài chính; đặc khu Phú Quốc ưu tiên phát triển du lịch, khách sạn; thương mại, hội nghị, triển lãm, quản lý tài sản; y tế, giáo dục, nghiên cứu và phát triển[22]. Vì vậy, nên có chính sách ưu đãi đầu tư theo hướng phát triển của từng loại đặc khu này. Việc xây dựng chính sách ưu đãi riêng của từng đặc khu sẽ phù hợp hơn với điều kiện tự nhiên của mỗi vùng, tạo ra trọng tâm trọng điểm, từ đó hạn chế tối đa sự thâm hụt ngân sách nhà nước.

Thứ ba, ưu đãi về thời gian thuê đất không nhất thiết phải kéo dài 99 năm. Như đã phân tích ở trên, mục tiêu thành lập các đặc khu kinh tế là thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, giáo dục và y tế. Dưới góc độ kinh tế, để phát triển các ngành nghề này, nhà đầu tư công nghệ cao không cần thuê đất đến 99 năm, cái họ cần là môi trường đầu tư sạch, hạ tầng tốt, giao dịch sòng phẳng, minh bạch. Bên cạnh đó, khi so sánh với pháp luật các quốc gia khác, khoảng thời gian 99 năm là tương đối dài. Thông thường các quốc gia sẽ đưa ra mốc cố định từ 50 - 70 năm, sau đó có thể gia hạn 50 năm nữa nếu dự án đáp ứng được các yêu cầu nhất định. Quy định của Đặc khu kinh tế Thâm Quyến cũng chỉ có thời gian thuê đất tối đa là 70 năm…

ThS. Vũ Thị Hòa Như

ThS. Lê Ngọc Anh

Đại học Luật Hà Nội



[1]. Akinci, Gokhan; Crittle, James, 2008, Special economic zone: performance, lessons learned, and implication for zone development (English). Foreign Investment Advisory Service (FIAS) occasional paper. Washington, DC: World Bank.

[2]. Https://www.aseanbriefing.com/news/2018/04/13/thailands-special-economic-zones-opportunities-investment.html.

[3]. Https://www.boi.go.th/upload/content/BOI-book%202015_20150818_95385.pdf.

[4]. Https://oxfordbusinessgroup.com/analysis/zones-productivity-benefits-locating-business-special-economic-zone.

[5]. 2016 Modularization of Korea’s Development Experience: Special Economic Zones: What Can Developing Countries Learn from the Korean Experience? , Support by Ministry of Strategy and Finance.

[6]. Tham khảo khoản 1 Điều 2 Luật Quản lý khu kinh tế tự do của Hàn Quốc.

[7]. Tham khảo Điều 4 Luật Quản lý khu kinh tế tự do của Hàn Quốc.

https://elaw.klri.re.kr/kor_service/lawView.do?hseq=33555&lang=ENG.

[8]. Tham khảo Điều 155 Luật Đặc khu kinh tế.

[9]. Tham khảo Luật Thành lập tỉnh tự trị Jeju năm 2018 đăng tải trên trang web http://elaw.klri.re.kr/kor_service/lawView.do?lang=ENG&hseq=47269.

[10]. Tham khảo Chương I và Chương II của The Special Law for Designation of Jeju Special Self-Governing Province and formation of the Free International City, Act No. 15489, Mar. 20, 2018.

[11]. Http://english.visitkorea.or.kr/enu/invest/support/support_region.jsp

[12]. Https://baomoi.com/jeju-dac-khu-kinh-te-thanh-cong-nhat-cua-han-quoc/c/26345372.epi.

[13]. “China’s Special Economic Zones- Experience Gained” https://www.worldbank.org/content/dam/ Worldbank/Event/Africa/Investing%20in%20Africa%20Forum/2015/investing-in-africa-forum-chinas-special-economic-zone.pdf.

[14]. Trang web Bộ Thương mại Trung Quốc http://english.mofcom.gov.cn/article/lawsdata/chineselaw/ 200211/20021100050581.shtml.

[15]. Https://www.wto.org/english/thewto_e/acc_e/chn_e/WTACCCHN46_LEG_8.pdf

[16]. Http://www.hk-lawyer.org/content/investment-protection-china%E2%80%99s-special-economic-zones-lee-jong-baek-case-study.

[17]. Điều 13 Quy định về quản lý đặc khu kinh tế của Quảng Đông.

[18]. Tham khảo Báo cáo nghiên cứu về pháp luật đầu tư của một số nước, Bộ Kế hoạch đầu tư năm 2014, trang 20 và Điều 14 Quy định về các đặc khu kinh tế ở tỉnh Quảng Đông.

[19]. WTO….

[20]. Tham khảo Điều 15, 16 Quy định về quản lý đặc khu kinh tế tỉnh Quảng Đông.

[21]. Https://english.visitkorea.or.kr/enu/invest/support/support_jeju.jsp.

[22]. Điều 16 Dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Ngày 11/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 120/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp (Nghị định số 120/2025/NĐ-CP). Nghị định bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của các cơ quan; không để gián đoạn công việc, không để chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của xã hội, người dân, doanh nghiệp khi thực hiện chính quyền địa phương hai cấp từ ngày 01/7/2025 trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.
Phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Nhằm thể chế hoá đầy đủ quan điểm chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phân quyền, phân cấp; bảo đảm việc triển khai nhiệm vụ được thông suốt, hiệu quả, kịp thời, cải cách tối đa thủ tục hành chính, giảm chi phí, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, Chính phủ ban hành Nghị định số 121/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp (Nghị định số 121/2025/NĐ-CP).
Cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đòn bẩy thúc đẩy kinh tế tư nhân bứt phá

Cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đòn bẩy thúc đẩy kinh tế tư nhân bứt phá

Kinh tế tư nhân chiếm hơn 70% cơ cấu kinh tế Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng quốc gia, tuy nhiên, khu vực này chưa phát triển tương xứng với tiềm năng do còn nhiều rào cản về thủ tục, chính sách và thiếu cơ chế phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. Nghị quyết số 198/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển (Nghị quyết số 198/2025/QH15) và Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 198/2025/QH15 (Nghị quyết số 139/NQ-CP) với nhiều cơ chế, chính sách quan trọng sẽ góp phần “cởi trói”, tạo động lực để kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới.
Quyết tâm mạnh mẽ bảo đảm quyền không bị tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục con người ở Việt Nam

Quyết tâm mạnh mẽ bảo đảm quyền không bị tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục con người ở Việt Nam

Việt Nam đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ và cam kết rõ ràng trong việc bảo vệ quyền không bị tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo. Quyết tâm này được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa kể từ khi Việt Nam gia nhập Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (Công ước UNCAT) vào năm 2015. Những nỗ lực của Việt Nam trong bảo đảm quyền này không chỉ thể hiện qua việc hoàn thiện hệ thống pháp luật mà còn qua việc triển khai các biện pháp hành chính, tư pháp và hợp tác quốc tế.
Xây dựng pháp luật thi hành án dân sự đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới

Xây dựng pháp luật thi hành án dân sự đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới

Luật Thi hành án dân sự được Quốc hội khóa XII đã thông qua ngày 14/11/2008, được sửa đổi, bổ sung các năm 2014, 2018, 2020, 2022 (Luật Thi hành án dân sự). Sau gần 17 năm triển khai thực hiện, công tác thi hành án dân sự đã đạt được nhiều kết quả tích cực, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội của đất nước.
Bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin là chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước

Bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin là chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước

Ở nước ta, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền được tiếp cận thông tin được ghi nhận cụ thể trong Hiến pháp, pháp luật. Cùng với sự phát triển của đất nước và quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam gia nhập nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương về vấn đề bảo vệ quyền con người. Trong đó quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin ngày càng được bảo đảm tốt hơn, thông qua quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia và quá trình nội luật hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao - Nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, mang tính chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước

Phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao - Nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, mang tính chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước

Sau gần 40 năm đổi mới, kinh tế tư nhân đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã phát triển lớn mạnh, khẳng định thương hiệu và vươn ra thị trường khu vực, thế giới. Tuy nhiên, kinh tế tư nhân hiện vẫn đối mặt với nhiều rào cản, chưa bứt phá về quy mô và năng lực cạnh tranh, chưa đáp ứng được yêu cầu, kỳ vọng là lực lượng nòng cốt của kinh tế đất nước. Để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân cần có sự vào cuộc toàn diện của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp.
Nhiều chính sách mới có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025, kịp thời tháo gỡ khó khăn, “điểm nghẽn” về thể chế, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

Nhiều chính sách mới có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025, kịp thời tháo gỡ khó khăn, “điểm nghẽn” về thể chế, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

Từ ngày 01/7/2025, nhiều luật do Quốc hội khóa XV thông qua chính thức có hiệu lực thi hành với nhiều chính sách mới có tính đột phá, góp phần khơi thông “điểm nghẽn” về thể chế, tạo động lực phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, sẵn sàng đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Nỗ lực cao nhất để sớm đưa Cổng Pháp luật quốc gia phục vụ người dân và doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Nỗ lực cao nhất để sớm đưa Cổng Pháp luật quốc gia phục vụ người dân và doanh nghiệp

Sáng nay (31/5/2025), tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo nhiều bộ, ngành Trung ương đã bấm nút khai trương Cổng Pháp luật quốc gia. Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, cơ quan được Chính phủ giao làm đầu mối vận hành Cổng Pháp luật quốc gia về nội dung này.
Nhiều quy định mới về quy trình xây dựng, ban hành văn bản  quy phạm pháp luật

Nhiều quy định mới về quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Ngày 19/02/2025, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025. Ngày 01/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Nghị định số 78/2025/NĐ-CP). Luật và Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2025, có nhiều quy định mới được bổ sung để hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng ngắn gọn, đơn giản hơn về các bước, thành phần hồ sơ, rút ngắn thời gian xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp, trình Chính phủ chậm nhất ngày 03/6/2025

Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp, trình Chính phủ chậm nhất ngày 03/6/2025

Thực hiện nhiệm vụ được Quốc hội và Chính phủ giao, đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký ban hành Quyết định số 1355/QĐ-BTP ngày 28/4/2025 chính thức ban hành Kế hoạch triển khai nhiệm vụ của Bộ Tư pháp về việc tổ chức lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến của Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Nhận diện những rào cản trong đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Nhận diện những rào cản trong đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” trong ấn phẩm 200 trang “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo” xuất bản năm 2025.

Giải pháp khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Giải pháp khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới” trong ấn phẩm 200 trang “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo” xuất bản năm 2025.
Một số hạn chế trong quy định pháp luật về thành lập và ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Một số hạn chế trong quy định pháp luật về thành lập và ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Một số hạn chế trong quy định pháp luật về thành lập và ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo” trong ấn phẩm 200 trang “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo” xuất bản năm 2025.
Đổi mới cơ chế thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện nghiêm minh, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Đổi mới cơ chế thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện nghiêm minh, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Đây là quan điểm chỉ đạo quan trọng trong xây dựng Nghị định số 80/2025/NĐ-CP về tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật được Chính phủ ban hành ngày 01/4/2025 (Nghị định số 80/2025/NĐ-CP).

Theo dõi chúng tôi trên:

mega story

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm