Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định có tới 183 chức danh thuộc các lực lượng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Các chức danh được Luật quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của cơ quan nhà nước và yêu cầu thực tế của công tác quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực. Từ đó, các quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đã nảy sinh những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai, thực hiện do không còn phù hợp với thực tiễn hoặc do cơ quan, đơn vị được cơ cấu, sắp xếp lại tổ chức, thay đổi tên gọi. Việc sửa đổi, bổ sung quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, trong đó có nội dung về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là yêu cầu cấp thiết.
Bài viết “Chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính” của tác giả Nguyễn Thanh Hà, đăng tải trên ấn phẩm 200 trang của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2021 “Những nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính” đã trình bày một cách chi tiết việc bãi bỏ, thay đổi tên gọi, bổ sung mới một số chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; sửa đổi, bổ sung thẩm quyền xử phạt của một số chức danh; quy định cụ thể trường hợp thay đổi tên gọi, nhiệm vụ, quyền hạn của chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; quy định cụ thể, thống nhất việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020.
Chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định có tới 183 chức danh thuộc các lực lượng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Các chức danh được Luật quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của cơ quan nhà nước và yêu cầu thực tế của công tác quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực.