Toàn cảnh Hội thảo tại điểm cầu trực tiếp Quảng Bình.
Tham dự Hội thảo gồm có 125 đại biểu, trong đó, 55 đại biểu tham dự trực tiếp là công chức, viên chức làm công tác tư pháp, pháp chế trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và đến từ Trường Cao đẳng Luật miền Trung, Văn phòng Bộ, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật; 70 đại biểu tham gia dưới hình thức trực tuyến, là các cộng tác viên của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật công tác tại các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, cơ quan thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cán bộ làm công tác pháp chế tại các cơ quan, doanh nghiệp…
Sau 02 ngày làm việc, Hội thảo đã thành công tốt đẹp. Nhiều kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm được các báo cáo viên truyền tải, chia sẻ đến các đại biểu tham dự, đặc biệt các đại biểu đã được thực hành nhiều kỹ năng như: Kỹ năng xây dựng, biên tập tin; kỹ năng viết, biên tập bài viết nghiên cứu; kinh nghiệm về việc viết bài nghiên cứu đăng trên Tạp chí khoa học; kỹ năng thu thập thông tin, xác minh độ tin cậy của nguồn thông tin, tài liệu, kỹ năng xử lý thông tin trong viết, xây dựng tin, bài; kỹ năng thực hiện truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và các nền tảng mạng xã hội; một số kinh nghiệm về việc viết, biên tập tin, bài viết nghiên cứu khoa học đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật; kỹ năng quay phim, chụp ảnh, phỏng vấn; kỹ năng thiết kế infographic, poster, dựng video clip…
Báo cáo viên tại Hội thảo là các nhà báo, nhà giáo, nhà nghiên cứu, nhà quản lý có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực báo chí và pháp luật: Nhà báo Đinh Ngọc Sơn, Nguyên Phó Trưởng khoa, Khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền; GS.TS. Đỗ Văn Đại, Phó Hiệu trưởng kiêm phụ trách Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, thành viên Hội đồng Giáo sư nhà nước, Viện sĩ Viện Hàn lâm quốc tế về Luật So sánh; GS.TS. Vũ Công Giao, Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, thành viên Hội đồng Giáo sư nhà nước, Biên tập viên Tạp chí Human Right Review; PGS.TS. Vũ Thị Lan Anh, Phó Hiệu trưởng kiêm Tổng biên tập Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Nhà báo Đinh Ngọc Sơn, Nguyên Phó Trưởng khoa, Khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trình bày tại Hội thảo.
PGS.TS. Vũ Thị Lan Anh, Phó Hiệu trưởng kiêm Tổng biên tập Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội trình bày tham luận tại Hội thảo.
GS.TS. Đỗ Văn Đại, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Phụ trách Tạp chí Khoa học pháp lý; Thành viên Hội đồng Giáo sư Nhà nước, Viện sĩ Viện Hàn lâm quốc tế về Luật So sánh trình bày tham luận tại điểm cầu Thành phố Hồ Chí Minh.
GS.TS. Vũ Công Giao, Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, thành viên Hội đồng Giáo sư nhà nước, Biên tập viên Tạp chí Human Right Reviewtrình bày tham luận tại điểm cầu thành phố Hà Nội.
Đồng thời, tại Hội thảo, các đại biểu cũng được Tổng biên tập Tạp chí Dân chủ và Pháp luật chia sẻ về chức năng, nhiệm vụ của Tạp chí liên quan đến thực hiện công tác truyền thông chính sách trong lĩnh vực pháp luật và thông tin về yêu cầu đối với bài viết gửi đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật. Theo đó, bài viết gửi đăng cần đúng tôn chỉ, mục đích của Tạp chí; phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, không vi phạm điều cấm của pháp luật; chưa từng được công bố trên bất kỳ phương tiện báo chí xuất bản khác, không đồng thời gửi đăng ở tạp chí hoặc cơ quan báo chí, xuất bản khác; bài viết có tính mới về học thuật so với các công trình đã công bố; bài viết có cơ cấu nội dung hoàn chỉnh; đảm bảo yêu cầu về hình thức và thông tin tác giả đầy đủ, rõ ràng…
TS. Trương Thế Côn - Tổng biên tập Tạp chí Dân chủ và Pháp luật chia sẻ tại Hội thảo.
Mặc dù, thời gian vừa qua, công tác truyền thông của Bộ, ngành Tư pháp đã được quan tâm, triển khai tích cực nhưng để đẩy mạnh công tác truyền thông thì cần phải có đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ về xây dựng, viết tin, bài và thực hiện truyền thông đa phương tiện. Vì thế, qua Hội thảo, các đại biểu đã được trang bị các kỹ năng, nghiệp vụ về xây dựng, viết, biên tập tin, bài viết nghiên cứu, nhất là các đại biểu đã được trực tiếp thực hành các kỹ năng truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các nền tảng mạng xã hội nên chắc chắn trong thời gian tới, công tác truyền thông nói chung và truyền thông chính sách của Bộ, ngành Tư pháp cũng như của các cơ quan, đơn vị nói riêng sẽ được thực hiện tốt, bài bản, đạt chất lượng và hiệu quả cao hơn nữa.
Một số hình ảnh khác tại Hội thảo:
Minh Trí