Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, nhà làm luật đã loại bỏ quy định về di chúc chung vợ, chồng được ghi nhận tại Bộ luật Dân sự năm 2005. Vì vậy, thực tiễn hoạt động công chứng cũng có những thay đổi phù hợp nhằm đảm bảo ý nguyện của cá nhân khi người đó lập di chúc, đặc biệt khi công chứng viên tiếp nhận yêu cầu công chứng di chúc chung của hai vợ, chồng.
Theo Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015, di chúc là “sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Bên cạnh đó, Điều 627 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hình thức của di chúc gồm hai loại là: (i) Di chúc bằng văn bản; (ii) Di chúc miệng. Điều 628 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định bốn loại di chúc bằng văn bản gồm: (i) Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; (ii) Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; (iii) Di chúc bằng văn bản có công chứng; (iv) Di chúc bằng văn bản có chứng thực. Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ phân tích về di chúc bằng văn bản có công chứng trước đề nghị của vợ, chồng theo tinh thần của Bộ luật Dân sự năm 2015.
Hiện nay, trong chế định về thừa kế thì dường như việc nhà làm luật loại bỏ di chúc chung vợ, chồng là thay đổi lớn nhất đối với công chứng viên khi thực hiện chứng nhận nội dung công việc liên quan đến thừa kế. Bộ luật Dân sự năm 2005 có ba điều luật về di chúc chung vợ, chồng: Điều 663 - Di chúc chung vợ, chồng; Điều 664 - Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung vợ, chồng; Điều 668 - Hiệu lực pháp luật của di chúc chung vợ, chồng. Bộ luật Dân sự năm 2015 được Quốc hội thông qua, thay thế Bộ luật Dân sự năm 2005, trong đó, nhà làm luật không quy định về di chúc chung vợ, chồng nữa. Sự thay đổi này dẫn đến trong thực tiễn hoạt động nghề công chứng tồn tại vấn đề: Nếu cả hai vợ, chồng cùng đề nghị lập di chúc chung thì công chứng viên xử lý như thế nào? Đồng ý chứng nhận trong khi nhà làm luật đã không ghi nhận? Hoặc, từ chối công chứng trong khi tinh thần mới của dân luật là chủ thể “được làm những gì mà pháp luật không cấm” thay vì “được làm những gì phù hợp với quy định pháp luật”[1]. Điều vướng mắc này không những trong thực tiễn hành nghề công chứng mà còn bởi nhiều lập luận trái chiều trong giới nghiên cứu luật dân sự.
1. Một số quan điểm về lập di chúc chung của vợ, chồng trong hoạt động công chứng
Quan điểm thứ nhất: “Có thể hiểu đơn giản, nếu như Bộ luật Dân sự năm 2015 bỏ hoàn toàn điều luật về lập di chúc chung vợ chồng thì đương nhiên việc lập di chúc chỉ còn lại một quy định duy nhất, đó là di chúc riêng của từng cá nhân”[2].
Quan điểm này có sự so sánh, đối chiếu với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về di chúc chung vợ, chồng (Điều 663) và theo cách hiểu thông thường, khi Bộ luật Dân sự đã không còn quy định về di chúc chung của vợ, chồng (đã từng tồn tại trước đó) thì có nghĩa là quy định này không còn hiệu lực nữa. Tuy nhiên, quan điểm này lại chưa giải quyết triệt để vướng mắc thực tiễn trong hoạt động công chứng là việc giải quyết yêu cầu lập di chúc của cả hai vợ, chồng (di chúc chung).
Quan điểm thứ hai: Vợ, chồng đều là cá nhân và điều luật chỉ nói di chúc là ý chí cá nhân chứ không nói di chúc là “ý chí một cá nhân”, do vậy, hoàn toàn có thể hiểu vợ, chồng được lập di chúc chung[3].
Cũng nội dung liên quan, có tác giả nhận xét: “Bộ luật tiếp cận theo hướng, không quy định di chúc chung của vợ chồng, nhưng cũng không cấm vợ chồng lập di chúc chung mà áp dụng nguyên tắc chung về di chúc để xác định hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng”[4].
Ở một góc nhìn khác, Tài liệu tập huấn về những nội dung mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 liên quan đến hoạt động công chứng vào tháng 12/2016, trong đó, phần thừa kế nói về di chúc ghi: “Không quy định di chúc chung của vợ chồng, nhưng cũng không cấm”[5].
Tham khảo thêm tài liệu Hướng dẫn môn học Luật Dân sự do PGS.TS. Phạm Văn Tuyết (giảng viên Đại học Luật Hà Nội) soạn thảo liên quan đến vấn đề di chúc thì: “Đối với những di chúc do vợ, chồng lập chung, trong đó mặc dù thể hiện ý chí của cả hai người nhưng di chúc vẫn mang tính chất quyết định đơn phương ...”[6].
Qua những ý kiến nêu trên và thực tiễn hoạt động công chứng cho thấy, thật không dễ dàng khi áp dụng quy định liên quan đến di chúc chung vợ, chồng trong thực tiễn, tác giả cho rằng, dường như có một “trật tự” khi nhà làm luật sửa đổi chủ thể, ví dụ: Tại khoản 1 Điều 139 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về đại diện như sau: “Đại diện là việc một người ...”, do đó, khi Bộ luật Dân sự năm 2005 còn hiệu lực, về cơ bản, đại diện thông thường chỉ có một người mà thôi (trừ trường hợp là cha, mẹ hoặc ông, bà thực hiện giám hộ hoặc đại diện theo pháp luật[7]). Song, khi nhà làm luật sửa đổi, bổ sung về đại diện năm 2015, tại khoản 1 Điều 134 thì: “Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân...” cho thấy nhà làm luật sửa đổi “người” thành “cá nhân” và bổ sung “pháp nhân”, đồng thời, bỏ từ “một” đi. Như vậy, ngày nay, đại diện sẽ không hạn chế là một người nữa mà có thể là hai hoặc một số khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật. Tương tự như vậy, khi luật quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân...” thì có vẻ với “trật tự” sửa đổi về chủ thể cũng như sự đồng bộ, thống nhất về câu chữ và sự logic của các chế định liên quan, nhà làm luật không cấm hai cá nhân (vợ, chồng) thể hiện ý chí trong cùng một văn bản[8].
Hiểu đơn giản, cấm “... là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định” (Điều 123 Bộ luật Dân sự năm 2015). Tuy nhiên, nhà làm luật thường không quy định cụ thể hoặc không viết trực tiếp là cấm nhưng lại là cấm mặc dù ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật cần “... chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu”[9]. Có thể thấy, cũng liên quan đến di chúc, Điều 572 Bộ dân luật năm 1972 của chính quyền Sài Gòn cũ quy định: “Chúc thư chỉ có thể do một người lập ra... Đặc biệt, trong trường hợp chúc thư do hai vợ, chồng cùng làm...”. Ở Pháp, Điều 968 Bộ luật Dân sự quy định: “Hai hay nhiều người không được lập di chúc chung...”. Những điều luật trên cho thấy, chính quyền Sài Gòn chỉ thừa nhận chúc thư do một người lập và không thừa nhận hai người trở lên lập chung chúc thư (cấm) trừ trường hợp hai người đó là vợ, chồng hoặc ở Pháp, họ không thừa nhận di chúc do hai hay nhiều người lập chung (cấm) thì nghĩa là di chúc chỉ có một người lập, mặc dù không nói rõ là một người.
Như vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là, trước yêu cầu lập di chúc chung của hai cá nhân là vợ, chồng thì công chứng viên phải giải thích, soạn thảo và chứng nhận như thế nào để bảo đảm di chúc chung vợ, chồng có thể “sống” được trên thực tế, điều này đòi hỏi công chứng viên phải cẩn trọng trong quá trình hành nghề bởi công chứng viên không thể sửa sai khi người để lại di sản đã chết.
2. Giải pháp công chứng di chúc (chung) của vợ, chồng
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn hành nghề công chứng cho thấy, việc tồn tại di chúc chung của vợ, chồng là hoàn toàn hợp lý và có thể áp dụng nguyên tắc chung về di chúc để xác định hiệu lực của di chúc chung của vợ, chồng như đã nêu ở trên. Theo đó, công chứng viên có thể chứng nhận di chúc chung vợ, chồng trong cùng một văn bản nhưng thể hiện ý chí độc lập của vợ, chồng. Để thực hiện được nội dung này, chúng ta cần thực hiện giải pháp về soạn thảo di chúc chung vợ, chồng trên cơ sở đáp ứng đúng quy định tại Điều 631 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
Một là, di chúc chung nhưng phải thể hiện được ý chí riêng của cá nhân người vợ, người chồng. Nói cách khác, do di chúc là sự thể hiện ý chí cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết (Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015) vì vậy, nếu vợ, chồng lập di chúc chung trong cùng một văn bản thì ý chí phải là của cá nhân người vợ, người chồng bởi thời điểm có hiệu lực của di chúc sẽ áp dụng đối với cá nhân người để lại tài sản của chính người đó mà không liên quan đến người vợ/chồng còn lại. Trường hợp một trong hai người chết trước (di chúc có hiệu lực một phần) sẽ phát sinh quyền thừa kế đối với người vợ/chồng đang sống, tuy nhiên, để bảo đảm người thừa kế hưởng toàn bộ di sản của người vợ/chồng chết trước thì người vợ/chồng đang sống có thể từ chối di sản theo quy định tại Điều 620 Bộ luật Dân sự năm 2015; hoặc người vợ/chồng có thể thỏa thuận phân chia (và tặng cho) phần di sản của người đã chết một cách độc lập theo Điều 57 Luật Công chứng năm 2014. Tiếp đến, người vợ/chồng có thể tặng cho phần tài sản chung hợp nhất của mình cho người thừa kế.
Hai là, di chúc phải thể hiện được phần tài sản chung hoặc tài sản riêng của cá nhân người vợ, người chồng được định đoạt trong di chúc theo Điều 612 Bộ luật Dân sự năm 2015. Song, phần tài sản chung vợ, chồng là bao nhiêu thì hiện nay nội dung này cũng chưa được nhà làm luật quy định cụ thể. Tuy nhiên, theo tinh thần chung của luật, về cơ bản, vợ, chồng mỗi người sở hữu một phần hai khối tài sản chung được xác định theo những căn cứ pháp lý như sau:
(i) Theo khoản 2 Điều 213 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: “Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung”;
(ii) Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung (khoản 1 Điều 29); khi ly hôn, áp dụng nguyên tắc của Luật là tài sản chung vợ, chồng được chia đôi (khoản 2 Điều 59); khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, nếu có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung vợ, chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ, chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản (khoản 2, Điều 66). Như vậy, hiểu theo tinh thần của Luật thì vợ, chồng bình đẳng, có quyền ngang nhau, mỗi người có một nửa tài sản chung (nếu chia).
Ba là, di chúc phải xác định được thời điểm có hiệu lực đối với di sản của cá nhân người vợ, người chồng khi chuyển tài sản của mình cho chủ thể khác sau khi chết. Nói cách khác, di chúc phải xác định được thời điểm mở thừa kế của cá nhân người vợ, người chồng một cách độc lập. Điều này đòi hỏi người soạn thảo phải thận trọng vì dẫn chiếu theo Điều 668 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì hiệu lực di chúc chung vợ, chồng phát sinh khi người sau cùng chết hoặc cả hai vợ, chồng cùng chết tại một thời điểm. Quy định cũ gặp nhiều bất cập nếu một trong hai vợ, chồng chết trước thì người vợ hoặc chồng còn sống gặp nhiều khó khăn khi sử dụng tài sản chung vì người vợ hoặc chồng (và người thừa kế khác) không thể khai nhận/phân chia được di sản mà chỉ sửa đổi, bổ sung phần tài sản của người còn sống trong di chúc chung theo Điều 664 Bộ luật Dân sự năm 2005. Chính vì thế, để khai nhận/phân chia được di sản theo di chúc chung thì người soạn thảo phải tách biệt được thời điểm có hiệu lực đối với cá nhân người vợ (hoặc chồng) qua đó bảo đảm cho người thừa kế và người vợ (hoặc chồng) đang sống có thể xử lý được di sản của người đã chết.
Cần ghi cụ thể phần hiệu lực di chúc chung vợ, chồng như sau: “Người thừa kế theo di chúc có quyền thực hiện khai nhận/phân chia di sản thừa kế là phần tài sản của từng người để lại di sản nêu trên khi người đó chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết”. Bên cạnh đó, nếu vợ, chồng cùng lập di chúc yêu cầu thì công chứng viên cũng có thể chứng nhận hiệu lực di chúc chung vợ, chồng dựa trên quy định cũ tại Điều 668 Bộ luật Dân sự năm 2005, song, do hạn chế trong thực tiễn của điều luật này như đã phân tích ở trên, công chứng viên nên giải thích cho người yêu cầu công chứng biết trước khi chứng nhận giao dịch.
Tóm lại, theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì di chúc chung vợ, chồng hoàn toàn có thể thực hiện và áp dụng trên thực tiễn nếu người soạn thảo nắm bắt được tinh thần của điều luật, đồng thời, người soạn thảo phải diễn đạt được nội dung văn bản một cách chính xác, rõ ràng, dễ hiểu, đặc biệt là phần chủ thể, đối tượng và hiệu lực của di chúc chung vợ, chồng.
Hiện nay, trong chế định về thừa kế thì dường như việc nhà làm luật loại bỏ di chúc chung vợ, chồng là thay đổi lớn nhất đối với công chứng viên khi thực hiện chứng nhận nội dung công việc liên quan đến thừa kế. Bộ luật Dân sự năm 2005 có ba điều luật về di chúc chung vợ, chồng: Điều 663 - Di chúc chung vợ, chồng; Điều 664 - Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung vợ, chồng; Điều 668 - Hiệu lực pháp luật của di chúc chung vợ, chồng. Bộ luật Dân sự năm 2015 được Quốc hội thông qua, thay thế Bộ luật Dân sự năm 2005, trong đó, nhà làm luật không quy định về di chúc chung vợ, chồng nữa. Sự thay đổi này dẫn đến trong thực tiễn hoạt động nghề công chứng tồn tại vấn đề: Nếu cả hai vợ, chồng cùng đề nghị lập di chúc chung thì công chứng viên xử lý như thế nào? Đồng ý chứng nhận trong khi nhà làm luật đã không ghi nhận? Hoặc, từ chối công chứng trong khi tinh thần mới của dân luật là chủ thể “được làm những gì mà pháp luật không cấm” thay vì “được làm những gì phù hợp với quy định pháp luật”[1]. Điều vướng mắc này không những trong thực tiễn hành nghề công chứng mà còn bởi nhiều lập luận trái chiều trong giới nghiên cứu luật dân sự.
1. Một số quan điểm về lập di chúc chung của vợ, chồng trong hoạt động công chứng
Quan điểm thứ nhất: “Có thể hiểu đơn giản, nếu như Bộ luật Dân sự năm 2015 bỏ hoàn toàn điều luật về lập di chúc chung vợ chồng thì đương nhiên việc lập di chúc chỉ còn lại một quy định duy nhất, đó là di chúc riêng của từng cá nhân”[2].
Quan điểm này có sự so sánh, đối chiếu với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về di chúc chung vợ, chồng (Điều 663) và theo cách hiểu thông thường, khi Bộ luật Dân sự đã không còn quy định về di chúc chung của vợ, chồng (đã từng tồn tại trước đó) thì có nghĩa là quy định này không còn hiệu lực nữa. Tuy nhiên, quan điểm này lại chưa giải quyết triệt để vướng mắc thực tiễn trong hoạt động công chứng là việc giải quyết yêu cầu lập di chúc của cả hai vợ, chồng (di chúc chung).
Quan điểm thứ hai: Vợ, chồng đều là cá nhân và điều luật chỉ nói di chúc là ý chí cá nhân chứ không nói di chúc là “ý chí một cá nhân”, do vậy, hoàn toàn có thể hiểu vợ, chồng được lập di chúc chung[3].
Cũng nội dung liên quan, có tác giả nhận xét: “Bộ luật tiếp cận theo hướng, không quy định di chúc chung của vợ chồng, nhưng cũng không cấm vợ chồng lập di chúc chung mà áp dụng nguyên tắc chung về di chúc để xác định hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng”[4].
Ở một góc nhìn khác, Tài liệu tập huấn về những nội dung mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 liên quan đến hoạt động công chứng vào tháng 12/2016, trong đó, phần thừa kế nói về di chúc ghi: “Không quy định di chúc chung của vợ chồng, nhưng cũng không cấm”[5].
Tham khảo thêm tài liệu Hướng dẫn môn học Luật Dân sự do PGS.TS. Phạm Văn Tuyết (giảng viên Đại học Luật Hà Nội) soạn thảo liên quan đến vấn đề di chúc thì: “Đối với những di chúc do vợ, chồng lập chung, trong đó mặc dù thể hiện ý chí của cả hai người nhưng di chúc vẫn mang tính chất quyết định đơn phương ...”[6].
Qua những ý kiến nêu trên và thực tiễn hoạt động công chứng cho thấy, thật không dễ dàng khi áp dụng quy định liên quan đến di chúc chung vợ, chồng trong thực tiễn, tác giả cho rằng, dường như có một “trật tự” khi nhà làm luật sửa đổi chủ thể, ví dụ: Tại khoản 1 Điều 139 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về đại diện như sau: “Đại diện là việc một người ...”, do đó, khi Bộ luật Dân sự năm 2005 còn hiệu lực, về cơ bản, đại diện thông thường chỉ có một người mà thôi (trừ trường hợp là cha, mẹ hoặc ông, bà thực hiện giám hộ hoặc đại diện theo pháp luật[7]). Song, khi nhà làm luật sửa đổi, bổ sung về đại diện năm 2015, tại khoản 1 Điều 134 thì: “Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân...” cho thấy nhà làm luật sửa đổi “người” thành “cá nhân” và bổ sung “pháp nhân”, đồng thời, bỏ từ “một” đi. Như vậy, ngày nay, đại diện sẽ không hạn chế là một người nữa mà có thể là hai hoặc một số khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật. Tương tự như vậy, khi luật quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân...” thì có vẻ với “trật tự” sửa đổi về chủ thể cũng như sự đồng bộ, thống nhất về câu chữ và sự logic của các chế định liên quan, nhà làm luật không cấm hai cá nhân (vợ, chồng) thể hiện ý chí trong cùng một văn bản[8].
Hiểu đơn giản, cấm “... là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định” (Điều 123 Bộ luật Dân sự năm 2015). Tuy nhiên, nhà làm luật thường không quy định cụ thể hoặc không viết trực tiếp là cấm nhưng lại là cấm mặc dù ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật cần “... chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu”[9]. Có thể thấy, cũng liên quan đến di chúc, Điều 572 Bộ dân luật năm 1972 của chính quyền Sài Gòn cũ quy định: “Chúc thư chỉ có thể do một người lập ra... Đặc biệt, trong trường hợp chúc thư do hai vợ, chồng cùng làm...”. Ở Pháp, Điều 968 Bộ luật Dân sự quy định: “Hai hay nhiều người không được lập di chúc chung...”. Những điều luật trên cho thấy, chính quyền Sài Gòn chỉ thừa nhận chúc thư do một người lập và không thừa nhận hai người trở lên lập chung chúc thư (cấm) trừ trường hợp hai người đó là vợ, chồng hoặc ở Pháp, họ không thừa nhận di chúc do hai hay nhiều người lập chung (cấm) thì nghĩa là di chúc chỉ có một người lập, mặc dù không nói rõ là một người.
Như vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là, trước yêu cầu lập di chúc chung của hai cá nhân là vợ, chồng thì công chứng viên phải giải thích, soạn thảo và chứng nhận như thế nào để bảo đảm di chúc chung vợ, chồng có thể “sống” được trên thực tế, điều này đòi hỏi công chứng viên phải cẩn trọng trong quá trình hành nghề bởi công chứng viên không thể sửa sai khi người để lại di sản đã chết.
2. Giải pháp công chứng di chúc (chung) của vợ, chồng
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn hành nghề công chứng cho thấy, việc tồn tại di chúc chung của vợ, chồng là hoàn toàn hợp lý và có thể áp dụng nguyên tắc chung về di chúc để xác định hiệu lực của di chúc chung của vợ, chồng như đã nêu ở trên. Theo đó, công chứng viên có thể chứng nhận di chúc chung vợ, chồng trong cùng một văn bản nhưng thể hiện ý chí độc lập của vợ, chồng. Để thực hiện được nội dung này, chúng ta cần thực hiện giải pháp về soạn thảo di chúc chung vợ, chồng trên cơ sở đáp ứng đúng quy định tại Điều 631 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
Một là, di chúc chung nhưng phải thể hiện được ý chí riêng của cá nhân người vợ, người chồng. Nói cách khác, do di chúc là sự thể hiện ý chí cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết (Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015) vì vậy, nếu vợ, chồng lập di chúc chung trong cùng một văn bản thì ý chí phải là của cá nhân người vợ, người chồng bởi thời điểm có hiệu lực của di chúc sẽ áp dụng đối với cá nhân người để lại tài sản của chính người đó mà không liên quan đến người vợ/chồng còn lại. Trường hợp một trong hai người chết trước (di chúc có hiệu lực một phần) sẽ phát sinh quyền thừa kế đối với người vợ/chồng đang sống, tuy nhiên, để bảo đảm người thừa kế hưởng toàn bộ di sản của người vợ/chồng chết trước thì người vợ/chồng đang sống có thể từ chối di sản theo quy định tại Điều 620 Bộ luật Dân sự năm 2015; hoặc người vợ/chồng có thể thỏa thuận phân chia (và tặng cho) phần di sản của người đã chết một cách độc lập theo Điều 57 Luật Công chứng năm 2014. Tiếp đến, người vợ/chồng có thể tặng cho phần tài sản chung hợp nhất của mình cho người thừa kế.
Hai là, di chúc phải thể hiện được phần tài sản chung hoặc tài sản riêng của cá nhân người vợ, người chồng được định đoạt trong di chúc theo Điều 612 Bộ luật Dân sự năm 2015. Song, phần tài sản chung vợ, chồng là bao nhiêu thì hiện nay nội dung này cũng chưa được nhà làm luật quy định cụ thể. Tuy nhiên, theo tinh thần chung của luật, về cơ bản, vợ, chồng mỗi người sở hữu một phần hai khối tài sản chung được xác định theo những căn cứ pháp lý như sau:
(i) Theo khoản 2 Điều 213 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: “Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung”;
(ii) Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung (khoản 1 Điều 29); khi ly hôn, áp dụng nguyên tắc của Luật là tài sản chung vợ, chồng được chia đôi (khoản 2 Điều 59); khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, nếu có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung vợ, chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ, chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản (khoản 2, Điều 66). Như vậy, hiểu theo tinh thần của Luật thì vợ, chồng bình đẳng, có quyền ngang nhau, mỗi người có một nửa tài sản chung (nếu chia).
Ba là, di chúc phải xác định được thời điểm có hiệu lực đối với di sản của cá nhân người vợ, người chồng khi chuyển tài sản của mình cho chủ thể khác sau khi chết. Nói cách khác, di chúc phải xác định được thời điểm mở thừa kế của cá nhân người vợ, người chồng một cách độc lập. Điều này đòi hỏi người soạn thảo phải thận trọng vì dẫn chiếu theo Điều 668 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì hiệu lực di chúc chung vợ, chồng phát sinh khi người sau cùng chết hoặc cả hai vợ, chồng cùng chết tại một thời điểm. Quy định cũ gặp nhiều bất cập nếu một trong hai vợ, chồng chết trước thì người vợ hoặc chồng còn sống gặp nhiều khó khăn khi sử dụng tài sản chung vì người vợ hoặc chồng (và người thừa kế khác) không thể khai nhận/phân chia được di sản mà chỉ sửa đổi, bổ sung phần tài sản của người còn sống trong di chúc chung theo Điều 664 Bộ luật Dân sự năm 2005. Chính vì thế, để khai nhận/phân chia được di sản theo di chúc chung thì người soạn thảo phải tách biệt được thời điểm có hiệu lực đối với cá nhân người vợ (hoặc chồng) qua đó bảo đảm cho người thừa kế và người vợ (hoặc chồng) đang sống có thể xử lý được di sản của người đã chết.
Cần ghi cụ thể phần hiệu lực di chúc chung vợ, chồng như sau: “Người thừa kế theo di chúc có quyền thực hiện khai nhận/phân chia di sản thừa kế là phần tài sản của từng người để lại di sản nêu trên khi người đó chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết”. Bên cạnh đó, nếu vợ, chồng cùng lập di chúc yêu cầu thì công chứng viên cũng có thể chứng nhận hiệu lực di chúc chung vợ, chồng dựa trên quy định cũ tại Điều 668 Bộ luật Dân sự năm 2005, song, do hạn chế trong thực tiễn của điều luật này như đã phân tích ở trên, công chứng viên nên giải thích cho người yêu cầu công chứng biết trước khi chứng nhận giao dịch.
Tóm lại, theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì di chúc chung vợ, chồng hoàn toàn có thể thực hiện và áp dụng trên thực tiễn nếu người soạn thảo nắm bắt được tinh thần của điều luật, đồng thời, người soạn thảo phải diễn đạt được nội dung văn bản một cách chính xác, rõ ràng, dễ hiểu, đặc biệt là phần chủ thể, đối tượng và hiệu lực của di chúc chung vợ, chồng.
ThS. Hoàng Giang Linh
Văn phòng Công chứng Gia Khánh, thành phố Hà Nội
Văn phòng Công chứng Gia Khánh, thành phố Hà Nội
[1] Xem: Báo cáo số 151/BC-BTP ngày 15/7/2013 của Bộ Tư pháp về Báo cáo tổng kết thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005; và Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiệt hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
[2] Tuấn Đạo Thanh - chủ biên (2017), Bình luận một số quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 có liên quan trực tiếp đến hoạt động công chứng, Nxb Tư pháp, 2017, tr. 397. Cuốn sách này cũng viết (trang 395): “Trong khi đó, lại có luồng ý kiến thứ hai cho rằng không thể thực hiện di chúc chung của vợ chồng vì pháp luật đã bãi bỏ các điều luật trên. Đây là luồng ý kiến của đa số các công chứng viên và đã được nhiều tổ chức hành nghề công chứng thực hiện”.
[3] Đỗ Văn Đại - chủ biên (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015, Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, 2016, tr. 539.
[4] Đinh Trung Tụng - chủ biên (2016), Bối cảnh xây dựng và một số nội dung mới chủ yếu của Bộ luật Dân sự năm 2015, Nxb Tư pháp, 2016, tr. 57.
[5] Xem: Tài liệu tập huấn tháng 12/2016 của Hội Công chứng viên thành phố Hà Nội về Những nội dung mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 liên quan đến hoạt động công chứng, tác giả Nguyễn Hồng Hải - Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự kinh tế, Bộ Tư pháp.
[6] Phạm Văn Tuyết (2017), Hướng dẫn môn học Luật Dân sự, tập 1, Nxb Tư pháp, 2017, tr. 346.
[7] Xem: Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ hướng dẫn Luật Khiếu nại năm 2011.
[8] Thật khó hình dung ra khái niệm đại diện là việc cá nhân... - không hạn chế số lượng - trong khi đó, khái niệm di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân...- lại bị hạn chế số lượng.
[9] Xem: Khoản 1 Điều 8 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Các tin khác
Bất cập trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo Bộ luật Tố tụng dân sự Vướng mắc cần tháo gỡ để nâng cao hoạt động tranh tụng của luật sư tại phiên toà hình sự Hoàn thiện thẩm quyền của hội đồng giám đốc thẩm theo tinh thần cải cách tư pháp Bàn về thẩm quyền đề nghị miễn thi hành án khoản tiền phạt theo Bộ luật Hình sự Những vướng mắc trong phối hợp thực hiện quy định về “cưỡng chế trả giấy tờ” Sự cần thiết và quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật Báo cáo thống kê thi hành án dân sự - Một số vấn đề từ thực tiễn Hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về phiên tòa giám đốc thẩm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp