Có thể thấy, mặc dù có nhiều phương thức giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp, xích mích xảy ra, nhưng hòa giải vẫn được xem là phương án tối ưu được lựa chọn. Ngày nay, dưới tác động của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, đời sống kinh tế - xã hội của người Việt Nam có những biến đổi sâu sắc, nhưng tinh thần đoàn kết cũng như lối sống trọng tình đã tồn tại ngàn đời nay vẫn được bảo tồn, phát huy và đây chính là căn nguyên, là “mảnh đất” cho hòa giải, đặc biệt là hòa giải ở cơ sở ngày càng phát huy ý nghĩa xã hội, nhân văn sâu sắc. Từ thực tiễn hoạt động hòa giải ở cơ sở cho thấy, hòa giải ở cơ sở đã ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, trong việc bảo đảm trật tự, an toàn tại cộng đồng dân cư, thể hiện ở những điểm như:
(i) Hòa giải góp phần giải quyết có hiệu quả các tranh chấp, mâu thuẫn, vi phạm pháp luật nhỏ, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của nhân dân cũng như của Nhà nước, góp phần giảm bớt khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện của nhân dân;
(ii) Hòa giải ở cơ sở góp phần khôi phục, duy trì, củng cố tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội khi giải quyết tận “gốc” của vấn đề;
(iii) Hòa giải ở cơ sở góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý xã hội nói chung, trong việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật phát sinh tại cơ sở nói riêng dựa trên cơ sở bảo đảm quyền tự định đoạt của các bên;
(iv) Hòa giải ở cơ sở góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân, góp phần hình thành trong mỗi người dân ý thức thượng tôn pháp luật.
Đó là những nội dung chính được đề cập trong bài viết “Công tác hòa giải ở cơ sở góp phần quan trọng trong việc ổn định trật tự, an toàn xã hội ở Việt Nam” của TS. Lê Vệ Quốc, đăng trên ấn phẩm 200 trang “Tổng kết 5 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở” xuất bản năm 2019.
Trân trọng giới thiệu cùng độc giả!
(i) Hòa giải góp phần giải quyết có hiệu quả các tranh chấp, mâu thuẫn, vi phạm pháp luật nhỏ, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của nhân dân cũng như của Nhà nước, góp phần giảm bớt khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện của nhân dân;
(ii) Hòa giải ở cơ sở góp phần khôi phục, duy trì, củng cố tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội khi giải quyết tận “gốc” của vấn đề;
(iii) Hòa giải ở cơ sở góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý xã hội nói chung, trong việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật phát sinh tại cơ sở nói riêng dựa trên cơ sở bảo đảm quyền tự định đoạt của các bên;
(iv) Hòa giải ở cơ sở góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân, góp phần hình thành trong mỗi người dân ý thức thượng tôn pháp luật.
Đó là những nội dung chính được đề cập trong bài viết “Công tác hòa giải ở cơ sở góp phần quan trọng trong việc ổn định trật tự, an toàn xã hội ở Việt Nam” của TS. Lê Vệ Quốc, đăng trên ấn phẩm 200 trang “Tổng kết 5 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở” xuất bản năm 2019.
Trân trọng giới thiệu cùng độc giả!