1. Những nền tảng ban đầu
Trước khi Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế (Nghị định số 55/2011/NĐ-CP) được ban hành, thực hiện Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng xác định việc xây dựng, củng cố tổ chức pháp chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và doanh nghiệp nhà nước là một nhiệm vụ trọng tâm nhằm đẩy mạnh công cuộc cải cách tư pháp nói riêng và cải cách nền hành chính nói chung. Theo đó, ngày 13/9/2005, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định số 159/2005/QĐ-UBND phê duyệt đề án về tổ chức pháp chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và doanh nghiệp nhà nước tỉnh Lâm Đồng, ngày 16/11/2005, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng có Công văn số 5624/UB về việc ủy quyền cho các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập tổ pháp chế, phân công công chức kiêm nhiệm hoặc bố trí công chức pháp chế chuyên trách của cơ quan. Trên cơ sở các tổ pháp chế của các cơ quan chuyên môn đã được thành lập, ngày 21/6/2006, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 37/2006/QĐ-UBND ban hành quy chế hoạt động của tổ chức pháp chế các cơ quan chuyên môn và doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh.
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2011/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân tỉnh đã quan tâm đến công tác củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế, chỉ đạo Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với các Sở, ngành trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch và tích cực triển khai thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP, tiếp tục xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức pháp chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và doanh nghiệp nhà nước.
Sở Tư pháp đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 2095/QĐ-UBND ngày 17/10/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng phê duyệt Đề án kiện toàn tổ chức pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2013 - 2015. Mục tiêu của Đề án nhằm xây dựng, kiện toàn và nâng cao vị trí, vai trò của tổ chức pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, đáp ứng yêu cầu tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật và đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật trong giai đoạn phát triển mới của đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có tổng số 65 công chức pháp chế tại 18 cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. Trong đó, có 07 đồng chí chuyên trách, 58 đồng chí kiêm nhiệm; 24/65 công chức pháp chế có trình độ cử nhân luật đạt tỷ lệ 30%, 03 đồng chí có trình độ thạc sĩ luật đạt tỷ lệ 0,3%.
2. Hoạt động nổi bật của công tác pháp chế
2.1. Công tác xây dựng pháp luật
Hàng năm, triển khai thực hiện Luật Ban hành văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004, Sở Tư pháp phối hợp với các Sở, ngành tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh. Thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh, pháp chế các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh đã phát huy được vai trò trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật tại cơ quan mình, như: Phối hợp với các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở thực hiện xây dựng dự thảo theo đúng trình tự, thủ tục quy định. Kết quả từ sau ngày Nghị định số 55/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành đến hết 06 tháng đầu năm 2016, các cơ quan chuyên môn đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành 468 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó 76 nghị quyết, 374 quyết định và 18 chỉ thị. Qua việc phối hợp trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giữa Sở Tư pháp và các sở, ban, ngành, cho thấy: Trình tự, thủ tục, thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản cơ bản đã tuân thủ đúng trình tự, thủ tục và phù hợp quy định của pháp luật; nội dung văn bản hợp hiến, hợp pháp và đặc biệt phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của địa phương.
2.2. Công tác rà soát, hệ thống hóa, xử lý văn bản quy phạm pháp luật
Triển khai thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Nghị định số 16/2013/NĐ-CP của Chính phủ về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, Sở Tư pháp thường xuyên phối hợp với người làm công tác pháp chế tại các sở, ban, ngành tiến hành rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành, qua công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quyết định công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc hết hiệu lực một phần và đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định không phù hợp văn bản cấp trên và tình hình kinh tế - xã hội trên thuộc ngành lĩnh vực phụ trách. Phối hợp thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật do các Sở, ban, ngành ban hành có nội dung liên quan đến hoạt động thuộc các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh theo văn bản đề nghị của các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương đảm bảo chất lượng và đúng thời gian yêu cầu. Phối hợp với các Sở, ban, ngành rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, xuất bản đĩa CD-ROOM cơ sở dữ liệu thuộc các lĩnh vực cấp phát miễn phí cho các thành phần trong đó có người làm công tác pháp chế, góp phần hỗ trợ tài liệu trong quá trình xây dựng, rà soát, kiểm tra văn bản.
Sở Tư pháp thường xuyên theo dõi, đôn đốc các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh tiến hành rà soát thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính để tham mưu, đề xuất bãi bỏ các quy định liên quan do tỉnh ban hành không phù hợp quy định của pháp luật và tình hình thực tế của địa phương. Đôn đốc, hướng dẫn cán bộ đầu mối dự thảo hoàn chỉnh quyết định công bố bộ thủ tục hành chính áp dụng tại địa phương, thẩm định và sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định công bố đã cập nhật bộ thủ tục hành chính vào cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính vào cơ sở dữ liệu quốc gia. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, tham mưu công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết để thực hiện giảm ít nhất 20% thời gian giải quyết thủ tục hành chính so với các quy định.
2.3. Công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Thực hiện Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, Sở Tư pháp đã phối hợp với cán bộ pháp chế các ngành để xây dựng kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo các năm và theo giai đoạn. Thực hiện theo dõi những phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp gửi đến để phối hợp giải quyết như liên quan đến thủ tục hành chính của các sở, ngành; các chính sách thu hút đầu tư; các chính sách hỗ trợ vốn, hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; chính sách đào tạo nghề cho người lao động tại các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh cũng như giải đáp pháp luật cụ thể liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về pháp lý trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động doanh nghiệp, góp phần tăng năng lực cạnh tranh, hạn chế rủi ro pháp lý trong kinh doanh.
Hàng năm, trên cơ sở kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ do Bộ Tư pháp tổ chức cho cán bộ, công chức làm công tác pháp chế tại các địa phương, Sở Tư pháp phối hợp các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức các đoàn tham dự bồi dưỡng, tập huấn như tham gia tập huấn trung bình mỗi đoàn đi tập huấn từ 11 - 12 đồng chí tại 08 - 09 cơ quan chuyên môn. Đây là một kênh quan trọng giúp người làm công tác pháp chế trên địa bàn tỉnh hoàn thiện các quy định về công tác xây dựng, ban hành, kiểm tra, rà soát, theo dõi thi hành pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình tham mưu thực hiện.
Với tư cách là cơ quan chuyên môn có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý công tác pháp chế, Sở Tư pháp thường xuyên tổ chức các hội thảo nghiệp vụ về xây dựng, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật để trao đổi nghiệp vụ, phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai, thực hiện các quy của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP. Hỗ trợ tích cực về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ pháp chế của các cơ quan chuyên môn trên các mặt công tác. Cán bộ pháp chế cũng đã chủ động lựa chọn các nội dung pháp luật để giới thiệu trong các buổi sinh hoạt “Ngày Pháp luật” tại cơ quan, đơn vị mình; tập trung giới thiệu những văn bản pháp luật mới được Nhà nước ban hành, các văn bản liên quan đến hoạt động chuyên môn và đạo đức công vụ nhằm nâng cao ý thức pháp luật, tinh thần trách nhiệm và hiệu quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại đơn vị. Ngoài ra, đội ngũ pháp chế còn là nòng cốt trong hoạt động giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật trong các cơ quan hay giúp thủ trưởng cơ quan trong hoạt động tố tụng hành chính, dân sự, kinh tế, lao động…
3. Những bất cập và đề xuất nâng cao chất lượng công tác pháp chế
Điều 9 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định Phòng Pháp chế được thành lập tại 14 cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; căn cứ vào yêu cầu công tác pháp chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập Phòng Pháp chế hoặc quyết định việc bố trí công chức pháp chế chuyên trách ở các cơ quan chuyên môn được thành lập theo đặc thù riêng của từng địa phương và ở các cơ quan chuyên môn ngoài 14 cơ quan chuyên môn theo quy định. Tuy nhiên, theo Điều 5 Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không quy định thành lập Phòng Pháp chế. Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định người làm công tác pháp chế được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, tuy nhiên sau 06 năm quy định trên vẫn chưa triển khai thi hành. Ngoài ra, một số Sở, ban, ngành thường xuyên thực hiện công tác điều động, luân chuyển cán bộ giữa các phòng, ban, do đó ảnh hưởng đến hoạt động, chất lượng công tác tham mưu giải quyết của cán bộ pháp chế.
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh chỉ còn lại 01 Phòng Pháp chế lồng ghép (Phòng Pháp chế - An toàn của Sở Giao thông vận tải); có 03 Sở: Tài chính, Thông tin và truyền thông, Xây dựng, mỗi Sở bố trí 01 công chức làm công tác pháp chế, còn lại hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Do đó, đối với 09 nội dung công việc của công tác pháp chế được quy định tại Điều 6 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP phần lớn đều thực hiện một cách thụ động, khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên hoặc đề nghị phối hợp của Sở Tư pháp mới tiến hành thực hiện.
Qua thực tế thời gian triển khai Đề án kiện toàn tổ chức pháp chế tại địa phương, để đảm bảo chất lượng công tác pháp chế, đề nghị Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Nội vụ để có hướng dẫn các quy định về cơ cấu tổ chức của các ngành được thống nhất với quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP; nghiên cứu quy định chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với người làm công tác pháp chế. Bên cạnh đó, cần tăng cường tập huấn nghiệp vụ kết hợp với việc biên soạn và cấp phát tài liệu, cẩm nang nghiệp vụ, góp phần nâng cao trình độ và kỹ năng hoạt động của đội ngũ làm công tác pháp chế.
Trước khi Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế (Nghị định số 55/2011/NĐ-CP) được ban hành, thực hiện Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng xác định việc xây dựng, củng cố tổ chức pháp chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và doanh nghiệp nhà nước là một nhiệm vụ trọng tâm nhằm đẩy mạnh công cuộc cải cách tư pháp nói riêng và cải cách nền hành chính nói chung. Theo đó, ngày 13/9/2005, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định số 159/2005/QĐ-UBND phê duyệt đề án về tổ chức pháp chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và doanh nghiệp nhà nước tỉnh Lâm Đồng, ngày 16/11/2005, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng có Công văn số 5624/UB về việc ủy quyền cho các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập tổ pháp chế, phân công công chức kiêm nhiệm hoặc bố trí công chức pháp chế chuyên trách của cơ quan. Trên cơ sở các tổ pháp chế của các cơ quan chuyên môn đã được thành lập, ngày 21/6/2006, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 37/2006/QĐ-UBND ban hành quy chế hoạt động của tổ chức pháp chế các cơ quan chuyên môn và doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh.
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2011/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân tỉnh đã quan tâm đến công tác củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế, chỉ đạo Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với các Sở, ngành trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch và tích cực triển khai thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP, tiếp tục xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức pháp chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và doanh nghiệp nhà nước.
Sở Tư pháp đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 2095/QĐ-UBND ngày 17/10/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng phê duyệt Đề án kiện toàn tổ chức pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2013 - 2015. Mục tiêu của Đề án nhằm xây dựng, kiện toàn và nâng cao vị trí, vai trò của tổ chức pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, đáp ứng yêu cầu tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật và đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật trong giai đoạn phát triển mới của đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có tổng số 65 công chức pháp chế tại 18 cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. Trong đó, có 07 đồng chí chuyên trách, 58 đồng chí kiêm nhiệm; 24/65 công chức pháp chế có trình độ cử nhân luật đạt tỷ lệ 30%, 03 đồng chí có trình độ thạc sĩ luật đạt tỷ lệ 0,3%.
2. Hoạt động nổi bật của công tác pháp chế
2.1. Công tác xây dựng pháp luật
Hàng năm, triển khai thực hiện Luật Ban hành văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004, Sở Tư pháp phối hợp với các Sở, ngành tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh. Thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh, pháp chế các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh đã phát huy được vai trò trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật tại cơ quan mình, như: Phối hợp với các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở thực hiện xây dựng dự thảo theo đúng trình tự, thủ tục quy định. Kết quả từ sau ngày Nghị định số 55/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành đến hết 06 tháng đầu năm 2016, các cơ quan chuyên môn đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành 468 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó 76 nghị quyết, 374 quyết định và 18 chỉ thị. Qua việc phối hợp trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giữa Sở Tư pháp và các sở, ban, ngành, cho thấy: Trình tự, thủ tục, thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản cơ bản đã tuân thủ đúng trình tự, thủ tục và phù hợp quy định của pháp luật; nội dung văn bản hợp hiến, hợp pháp và đặc biệt phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của địa phương.
2.2. Công tác rà soát, hệ thống hóa, xử lý văn bản quy phạm pháp luật
Triển khai thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Nghị định số 16/2013/NĐ-CP của Chính phủ về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, Sở Tư pháp thường xuyên phối hợp với người làm công tác pháp chế tại các sở, ban, ngành tiến hành rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành, qua công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quyết định công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc hết hiệu lực một phần và đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định không phù hợp văn bản cấp trên và tình hình kinh tế - xã hội trên thuộc ngành lĩnh vực phụ trách. Phối hợp thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật do các Sở, ban, ngành ban hành có nội dung liên quan đến hoạt động thuộc các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh theo văn bản đề nghị của các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương đảm bảo chất lượng và đúng thời gian yêu cầu. Phối hợp với các Sở, ban, ngành rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, xuất bản đĩa CD-ROOM cơ sở dữ liệu thuộc các lĩnh vực cấp phát miễn phí cho các thành phần trong đó có người làm công tác pháp chế, góp phần hỗ trợ tài liệu trong quá trình xây dựng, rà soát, kiểm tra văn bản.
Sở Tư pháp thường xuyên theo dõi, đôn đốc các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh tiến hành rà soát thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính để tham mưu, đề xuất bãi bỏ các quy định liên quan do tỉnh ban hành không phù hợp quy định của pháp luật và tình hình thực tế của địa phương. Đôn đốc, hướng dẫn cán bộ đầu mối dự thảo hoàn chỉnh quyết định công bố bộ thủ tục hành chính áp dụng tại địa phương, thẩm định và sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định công bố đã cập nhật bộ thủ tục hành chính vào cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính vào cơ sở dữ liệu quốc gia. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, tham mưu công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết để thực hiện giảm ít nhất 20% thời gian giải quyết thủ tục hành chính so với các quy định.
2.3. Công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Thực hiện Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, Sở Tư pháp đã phối hợp với cán bộ pháp chế các ngành để xây dựng kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo các năm và theo giai đoạn. Thực hiện theo dõi những phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp gửi đến để phối hợp giải quyết như liên quan đến thủ tục hành chính của các sở, ngành; các chính sách thu hút đầu tư; các chính sách hỗ trợ vốn, hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; chính sách đào tạo nghề cho người lao động tại các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh cũng như giải đáp pháp luật cụ thể liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về pháp lý trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động doanh nghiệp, góp phần tăng năng lực cạnh tranh, hạn chế rủi ro pháp lý trong kinh doanh.
Hàng năm, trên cơ sở kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ do Bộ Tư pháp tổ chức cho cán bộ, công chức làm công tác pháp chế tại các địa phương, Sở Tư pháp phối hợp các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức các đoàn tham dự bồi dưỡng, tập huấn như tham gia tập huấn trung bình mỗi đoàn đi tập huấn từ 11 - 12 đồng chí tại 08 - 09 cơ quan chuyên môn. Đây là một kênh quan trọng giúp người làm công tác pháp chế trên địa bàn tỉnh hoàn thiện các quy định về công tác xây dựng, ban hành, kiểm tra, rà soát, theo dõi thi hành pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình tham mưu thực hiện.
Với tư cách là cơ quan chuyên môn có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý công tác pháp chế, Sở Tư pháp thường xuyên tổ chức các hội thảo nghiệp vụ về xây dựng, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật để trao đổi nghiệp vụ, phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai, thực hiện các quy của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP. Hỗ trợ tích cực về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ pháp chế của các cơ quan chuyên môn trên các mặt công tác. Cán bộ pháp chế cũng đã chủ động lựa chọn các nội dung pháp luật để giới thiệu trong các buổi sinh hoạt “Ngày Pháp luật” tại cơ quan, đơn vị mình; tập trung giới thiệu những văn bản pháp luật mới được Nhà nước ban hành, các văn bản liên quan đến hoạt động chuyên môn và đạo đức công vụ nhằm nâng cao ý thức pháp luật, tinh thần trách nhiệm và hiệu quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại đơn vị. Ngoài ra, đội ngũ pháp chế còn là nòng cốt trong hoạt động giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật trong các cơ quan hay giúp thủ trưởng cơ quan trong hoạt động tố tụng hành chính, dân sự, kinh tế, lao động…
3. Những bất cập và đề xuất nâng cao chất lượng công tác pháp chế
Điều 9 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định Phòng Pháp chế được thành lập tại 14 cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; căn cứ vào yêu cầu công tác pháp chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập Phòng Pháp chế hoặc quyết định việc bố trí công chức pháp chế chuyên trách ở các cơ quan chuyên môn được thành lập theo đặc thù riêng của từng địa phương và ở các cơ quan chuyên môn ngoài 14 cơ quan chuyên môn theo quy định. Tuy nhiên, theo Điều 5 Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không quy định thành lập Phòng Pháp chế. Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định người làm công tác pháp chế được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, tuy nhiên sau 06 năm quy định trên vẫn chưa triển khai thi hành. Ngoài ra, một số Sở, ban, ngành thường xuyên thực hiện công tác điều động, luân chuyển cán bộ giữa các phòng, ban, do đó ảnh hưởng đến hoạt động, chất lượng công tác tham mưu giải quyết của cán bộ pháp chế.
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh chỉ còn lại 01 Phòng Pháp chế lồng ghép (Phòng Pháp chế - An toàn của Sở Giao thông vận tải); có 03 Sở: Tài chính, Thông tin và truyền thông, Xây dựng, mỗi Sở bố trí 01 công chức làm công tác pháp chế, còn lại hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Do đó, đối với 09 nội dung công việc của công tác pháp chế được quy định tại Điều 6 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP phần lớn đều thực hiện một cách thụ động, khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên hoặc đề nghị phối hợp của Sở Tư pháp mới tiến hành thực hiện.
Qua thực tế thời gian triển khai Đề án kiện toàn tổ chức pháp chế tại địa phương, để đảm bảo chất lượng công tác pháp chế, đề nghị Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Nội vụ để có hướng dẫn các quy định về cơ cấu tổ chức của các ngành được thống nhất với quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP; nghiên cứu quy định chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với người làm công tác pháp chế. Bên cạnh đó, cần tăng cường tập huấn nghiệp vụ kết hợp với việc biên soạn và cấp phát tài liệu, cẩm nang nghiệp vụ, góp phần nâng cao trình độ và kỹ năng hoạt động của đội ngũ làm công tác pháp chế.
PHÒNG XÂY DỰNG VÀ KIỂM TRA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT