Tóm tắt: Bài viết này nhằm trao đổi một số khó khăn, vướng mắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới.
Abstract: This article aims to exchange some difficulties and obstacles in legal dissemination and education; to setup and to implement conventions and regulations; to build village level to reach the law access standards and provide solutions to improve the effectiveness of this work in the future.
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước và chuẩn tiếp cận pháp luật có tầm quan trọng to lớn trong quá trình thực thi pháp luật, góp phần ổn định xã hội, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Để đảm bảo công tác PBGDPL được triển khai trên diện rộng với nội dung và hình thức phù hợp, tăng cường trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, ngày 20/6/2012, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08/5/2017 ban hành quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và Quyết định số 22/22018/QĐ-TTg ngày 08/5/2018 về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước.
1. Một số vướng mắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền, PBGDPL, không ngừng nâng cao nhận thức, trách nhiệm, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức, và nhân dân; đưa công tác tuyên truyền, PBGDPL trở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cơ quan, đơn vị; chỉ đạo thực hiện tốt công tác xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước và xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định, từ đó, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật, góp phần ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội, xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn nhiều vấn đề vướng mắc, bất cập cần có giải pháp tháo gỡ. Cụ thể:
1.1. Đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
- Về việc triển khai các đề án về PBGDPL: Trong danh mục các đề án về PBGDPL giai đoạn 2017 - 2021 (được ban hành kèm theo Báo cáo số 44/BC-HĐPH ngày 12/02/2018 về kết quả hoạt động của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương, bộ, ngành, địa phương năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2018), có tổng 22 đề án về PBGDPL (trong đó, 06 đề án có kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện; 05 đề án được ban hành mới và 11 đề án đã được phê duyệt, tổ chức thực hiện).
Theo thống kê của Sở Tư pháp, hiện trên địa bàn tỉnh đã và đang triển khai 10 đề án về PBGDPL. Nhìn chung, việc triển khai các đề án về công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh đã thực hiện có nề nếp hơn; qua đó, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong công chức, viên chức và người dân đã được cải thiện rõ rệt; giảm thiểu tình trạng vi phạm pháp luật xảy ra. Tuy nhiên, việc ban hành quá nhiều đề án về PBGDPL trong khi nguồn lực triển khai của địa phương còn hạn chế, đặc biệt là về kinh phí và nhân lực thực hiện sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng triển khai thực hiện các đề án.
Tại Chương III Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 đã quy định cụ thể về trách nhiệm PBDGPL của cơ quan, tổ chức, cá nhân và được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Mặt khác, phần lớn chỉ có các đề án do Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh chủ trì được triển khai thực hiện về cơ bản, còn lại các cơ quan, đơn vị khác ít quan tâm đến việc tổ chức thực hiện các đề án được giao chủ trì nên việc triển khai còn hình thức, chưa hiệu quả hoặc có triển khai nhưng khi có đề nghị thì ít cơ quan, đơn vị phối hợp báo cáo về Sở Tư pháp để theo dõi, tổng hợp.
- Về cơ chế đảm bảo hiệu quả hoạt động, chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác PBGDPL: Để tuyên truyền, PBGDPL đến cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân thì vấn đề đầu tiên được coi là quan trọng nhất đó là yếu tố con người. Hiện nay, nguồn nhân lực triển khai công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh về cơ bản đã đảm bảo tương đối về số lượng[1] nhưng chất lượng hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đặc biệt, báo cáo viên pháp luật các cấp phải tuân thủ các tiêu chí quy định của Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 của Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật (Thông tư số 10/2016/TT-BTP). Tuy nhiên, quy định tiêu chuẩn công nhận báo cáo viên pháp luật còn mang tính chung chung[2], chưa đảm bảo chất lượng của báo cáo viên pháp luật sau khi được công nhận. Mặt khác, nhiều cơ quan, đơn vị đề nghị công nhận số lượng nhiều báo cáo viên pháp luật nhưng thực tế sau khi công nhận thì những báo cáo viên này rất ít triển khai hoạt động hoặc từ chối việc phối hợp với các cơ quan, tổ chức để thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý. Trên cơ sở đề nghị của các cơ quan, đơn vị, thì Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật, chứ không có cơ sở để “bác” hồ sơ đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật.
Ngoài ra, Thông tư số 10/2016/TT-BTP cũng không quy định cơ chế để đảm bảo hiệu quả hoạt động của báo cáo viên pháp luật (chẳng hạn như việc không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 36 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 thì giải quyết như thế nào?).
1.2. Đối với công tác xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của thôn, làng, tổ dân phố
Khác với các quy định về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước trước kia, công tác tham mưu xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước giao cho Bộ, Ngành Tư pháp, tại Điều 12 Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg quy định Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì tham mưu Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn triển khai nhiệm vụ xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước. Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức liên quan kiểm tra, kiến nghị việc xử lý hương ước, quy ước vi phạm do có nội dung trái pháp luật, xâm phạm các quyền con người, quyền công dân. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phòng Văn hóa - Thông tin, công chức văn hóa - xã hội chủ trì, phối hợp với cơ quan tư pháp cùng cấp, công chức tư pháp - hộ tịch tham mưu giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp triển khai thực hiện Quyết định này.
Tuy nhiên, quy định trách nhiệm tại Quyết định nêu trên chưa cụ thể, chưa phân định rõ nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị (trách nhiệm nào thuộc Bộ, Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch; trách nhiệm nào thuộc Bộ, Ngành Tư pháp,...) dễ dẫn đến sự lúng túng trong quá trình triển khai.
1.3. Đối với công tác xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Theo kết quả đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2017 và thực trạng, kết quả dự kiến năm 2018 của các huyện trên địa bàn tỉnh, cả tỉnh có 115/222 đơn vị cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (gồm: 92 xã, 20 phường và 03 thị trấn); 107/222 đơn vị cấp xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (gồm: 92 xã, 04 phường, 11 thị trấn). Tuy nhiên, phần lớn các chỉ tiêu xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật mang tính định tính nhiều hơn định lượng, nhiều chỉ tiêu có phạm vi quá rộng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, khó khăn trong công tác phối hợp, tổng hợp và đánh giá, cụ thể:
- Với nội dung 2, chỉ tiêu 1 của tiêu chí 1 về ban hành kế hoạch, văn bản khác triển khai nhiệm vụ được giao để thi hành Hiến pháp, pháp luật, chỉ đạo của cấp trên đúng yêu cầu, tiến độ, thì không thể xác định rõ được phạm vi triển khai để đảm bảo yêu cầu và đạt điểm tối đa.
- Với chỉ tiêu 2 của tiêu chí 2 về bố trí địa điểm, công chức tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính theo quy định thì việc đảm bảo diện tích làm việc của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đạt 0.5 điểm. Tuy nhiên, từ ngày 21/6/2018, Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương hết hiệu lực thi hành và thay vào đó là áp dụng theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 21/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Tuy nhiên, Nghị định số 61/2018/NĐ-CP không quy định cụ thể về diện tích của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Vậy, tiêu chí này sẽ đánh giá và chấm điểm như thế nào?
- Về mốc thời gian đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và đánh giá, phân loại đảng bộ, chính quyền cấp xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh” không thực hiện đồng thời. Vậy, vấn đề này phải triển khai như thế nào?
1.4. Sự chồng chéo trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ về phổ biến, giáo dục pháp luật theo lĩnh vực, ngành
Thực tiễn triển khai công tác PBGDPL cho thấy còn có sự chồng chéo, thiếu thống nhất trong văn bản hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ, hoạt động, nội dung PBGDPL giữa các bộ, ngành ở trung ương và địa phương. Chẳng hạn, đối với Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh, trong công tác PBGDPL, đơn vị vừa phải thực hiện theo quy định của ngành theo Thông tư số 42/2016/TT-BQP ngày 30/3/2016 của Bộ Quốc phòng quy định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng, vừa thực hiện theo quy định chung của tỉnh. Thông tư này quy định các nội dung về công tác PBGDPL theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 (nội dung, hình thức PBGDPL, Ngày Pháp luật, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật,...) dẫn đến sự chồng chéo, trùng lắp, thậm chí có lúc nhầm lẫn trong việc triển khai thực hiện.
1.5. Đối với quy định về xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Xã hội hóa công tác PBGDPL là một trong những giải pháp được xem là hiệu quả nhằm huy động các nguồn lực xã hội, nâng cao chất lượng công tác PBGDPL nói chung được quy định trong Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 và Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, đó là một xu thế khách quan, phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội. Tuy nhiên, chỉ với những quy định mang tính chung chung thì không đủ cơ sở để triển khai thực hiện (chưa xác định rõ phạm vi, lộ trình, giới hạn, cơ chế quản lý và kiểm soát của Nhà nước trong việc xã hội hóa công tác PBGDPL,…). Hiện nay, việc xã hội hóa công tác PBGDPL chủ yếu thực hiện dựa trên ngân sách nhà nước, rất khó huy động nguồn đóng góp của các nguồn lực bên ngoài. Mặt khác, vẫn chưa có mô hình, kết quả cụ thể nào về xã hội hóa công tác PBGDPL mà vẫn trong giai đoạn “vừa làm vừa rút kinh nghiệm”.
1.6. Đối với công tác xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật
Hiện tại, mức chi cho tủ sách pháp luật cấp xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai thực hiện theo Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật, theo đó, mức chi xây dựng, quản lý cho mỗi tủ sách pháp luật cấp xã trên địa bàn tỉnh là 2.000.000 đồng/năm bắt đầu thực hiện từ năm 2010. Nguồn ngân sách nêu trên do ngân sách cấp xã đảm bảo thực hiện.
Từ thực trạng quản lý, khai thác và sử dụng tủ sách pháp luật cấp xã cho thấy hoạt động của tủ sách pháp luật cấp xã mang tính hình thức, kém hiệu quả, nguyên nhân xuất phát từ sự phát triển của công nghệ thông tin dẫn đến nhu cầu tìm hiểu thông tin pháp luật phần lớn được người dân tìm hiểu trên mạng internet nhiều hơn là tìm đến các tài liệu trong tủ sách pháp luật; Ủy ban nhân dân cấp xã ít quan tâm đầu tư cho tủ sách pháp luật dẫn đến bố trí kinh phí cho hoạt động của tủ sách pháp luật còn hạn hẹp, chưa bố trí cán bộ quản lý tủ sách pháp luật, địa điểm đặt tủ sách, luân chuyển sách phù hợp,... Tuy nhiên, đến nay, từ phía trung ương vẫn chưa có quy định thay thế Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật.
1.7. Đối với tổ chức và hoạt động của các loại hình câu lạc bộ pháp luật
Đến nay, chưa có quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của các loại hình câu lạc bộ pháp luật; chưa có chính sách, giải pháp hỗ trợ về tài liệu sinh hoạt, kinh phí hoạt động, hỗ trợ nước uống, cơ sở vật chất, địa điểm, phương tiện... dẫn đến hoạt động của các loại hình câu lạc bộ phần lớn mang tính hình thức, hiệu quả thấp.
1.8. Đối với công tác thống kê, báo cáo, định hướng chương trình công tác năm sau
Mốc thời điểm báo cáo kết quả triển khai công tác PBGDPL được quy định tại các Kế hoạch do Bộ Tư pháp, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương ban hành từ đầu năm và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo với thời điểm báo cáo được quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BTP ngày 03/3/2016 của Bộ Tư pháp quy định nội dung về hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp là không thống nhất, rất khó cho địa phương tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện theo quy định. Mặt khác, bản chất của công tác PBGDPL mang tính định tính hơn định lượng, nếu sử dụng biện pháp ước tính số liệu thì không sát với thực tiễn, không đánh giá thực chất kết quả triển khai, chưa nói đến việc có nhiều thông tin, số liệu không thể dùng biện pháp ước tính như hướng dẫn.
Về kế hoạch công tác đầu năm, Bộ Tư pháp, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương ban hành kế hoạch triển khai quá muộn, trong khi ở địa phương, để triển khai các nhiệm vụ trong năm thì phải ban hành kế hoạch trước ngày 31/12 của năm liền kề. Vì vậy, nhiều nội dung sẽ không đảm bảo sát với chỉ đạo, hướng dẫn từ trung ương.
2. Một số giải pháp hoàn thiện thể chế về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Trong thời gian tới, để công tác PBGDPL, xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước và chuẩn tiếp cận pháp luật trên cả nước nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng phát huy hiệu quả hơn nữa, thiết nghĩ, Bộ Tư pháp cần phối hợp với các bộ, ngành, đoàn thể trung ương nghiên cứu, tham mưu cơ quan, người có thẩm quyền trong việc hoàn thiện thể chế về công tác PBGDPL, xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, cụ thể:
Một là, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể cho địa phương đối với những vấn đề đã kiến nghị để áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
Hai là, cần nghiên cứu hợp nhất một số đề án về công tác PBGDPL, hạn chế việc ban hành mới các đề án. Ban hành quy định đảm bảo hiệu quả, chất lượng hoạt động của báo cáo viên pháp luật các cấp (ví dụ như: Xây dựng quy chế hoạt động của báo cáo viên pháp luật, theo đó, báo cáo viên pháp luật phải trực tiếp tham gia công tác PBGDPL ít nhất 01 lần/năm. Trường hợp không đảm bảo điều kiện này thì sẽ miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật).
Ba là, “xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật” là một nội dung thành phần trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ). Do đó, cần có sự hướng dẫn cụ thể việc triển khai nội dung từng tiêu chí, chỉ tiêu thực hiện xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28/7/2017 của Bộ Tư pháp quy định về điểm số, hướng dẫn cách tính điểm chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật và nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Bốn là, sửa đổi, bổ sung Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật; quy định cụ thể về tổ chức, hoạt động, chính sách, giải pháp hỗ trợ nguồn lực cho hoạt động của các loại hình câu lạc bộ pháp luật; tổng kết và tiếp tục tham mưu hoàn thiện thể chế, chính sách cũng như tăng cường các biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn để triển khai thực hiện xã hội hóa công tác PBGDPL.
Hy vọng rằng, trong thời gian tới, các bộ, ngành, đoàn thể trung ương sẽ sớm hoàn thiện các quy định pháp luật về công tác PBGDPL, xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước và chuẩn tiếp cận pháp luật để địa phương có cơ sở triển khai thực hiện hiệu quả; góp phần đưa pháp luật vào thực tiễn, hướng mọi người “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.
[1]. 102 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, 483 báo cáo viên pháp luật cấp huyện, 3.603 tuyên truyền viên pháp luật cấp xã, 12.036 hòa giải viên ở cơ sở, 1.256 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
[2]. Tiêu chuẩn công nhận báo cáo viên pháp luật theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 và Điều 3 Thông tư số 10/2016/TT-BTP:
- Có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong công tác;
- Có khả năng truyền đạt;
- Có bằng tốt nghiệp đại học luật và thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật ít nhất là 02 năm; trường hợp không có bằng tốt nghiệp đại học luật, nhưng có bằng tốt nghiệp đại học khác thì phải có thời gian công tác liên quan đến pháp luật ít nhất là 03 năm.
Abstract: This article aims to exchange some difficulties and obstacles in legal dissemination and education; to setup and to implement conventions and regulations; to build village level to reach the law access standards and provide solutions to improve the effectiveness of this work in the future.
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước và chuẩn tiếp cận pháp luật có tầm quan trọng to lớn trong quá trình thực thi pháp luật, góp phần ổn định xã hội, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Để đảm bảo công tác PBGDPL được triển khai trên diện rộng với nội dung và hình thức phù hợp, tăng cường trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, ngày 20/6/2012, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08/5/2017 ban hành quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và Quyết định số 22/22018/QĐ-TTg ngày 08/5/2018 về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước.
1. Một số vướng mắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền, PBGDPL, không ngừng nâng cao nhận thức, trách nhiệm, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức, và nhân dân; đưa công tác tuyên truyền, PBGDPL trở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cơ quan, đơn vị; chỉ đạo thực hiện tốt công tác xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước và xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định, từ đó, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật, góp phần ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội, xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn nhiều vấn đề vướng mắc, bất cập cần có giải pháp tháo gỡ. Cụ thể:
1.1. Đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
- Về việc triển khai các đề án về PBGDPL: Trong danh mục các đề án về PBGDPL giai đoạn 2017 - 2021 (được ban hành kèm theo Báo cáo số 44/BC-HĐPH ngày 12/02/2018 về kết quả hoạt động của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương, bộ, ngành, địa phương năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2018), có tổng 22 đề án về PBGDPL (trong đó, 06 đề án có kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện; 05 đề án được ban hành mới và 11 đề án đã được phê duyệt, tổ chức thực hiện).
Theo thống kê của Sở Tư pháp, hiện trên địa bàn tỉnh đã và đang triển khai 10 đề án về PBGDPL. Nhìn chung, việc triển khai các đề án về công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh đã thực hiện có nề nếp hơn; qua đó, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong công chức, viên chức và người dân đã được cải thiện rõ rệt; giảm thiểu tình trạng vi phạm pháp luật xảy ra. Tuy nhiên, việc ban hành quá nhiều đề án về PBGDPL trong khi nguồn lực triển khai của địa phương còn hạn chế, đặc biệt là về kinh phí và nhân lực thực hiện sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng triển khai thực hiện các đề án.
Tại Chương III Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 đã quy định cụ thể về trách nhiệm PBDGPL của cơ quan, tổ chức, cá nhân và được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Mặt khác, phần lớn chỉ có các đề án do Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh chủ trì được triển khai thực hiện về cơ bản, còn lại các cơ quan, đơn vị khác ít quan tâm đến việc tổ chức thực hiện các đề án được giao chủ trì nên việc triển khai còn hình thức, chưa hiệu quả hoặc có triển khai nhưng khi có đề nghị thì ít cơ quan, đơn vị phối hợp báo cáo về Sở Tư pháp để theo dõi, tổng hợp.
- Về cơ chế đảm bảo hiệu quả hoạt động, chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác PBGDPL: Để tuyên truyền, PBGDPL đến cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân thì vấn đề đầu tiên được coi là quan trọng nhất đó là yếu tố con người. Hiện nay, nguồn nhân lực triển khai công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh về cơ bản đã đảm bảo tương đối về số lượng[1] nhưng chất lượng hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đặc biệt, báo cáo viên pháp luật các cấp phải tuân thủ các tiêu chí quy định của Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 của Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật (Thông tư số 10/2016/TT-BTP). Tuy nhiên, quy định tiêu chuẩn công nhận báo cáo viên pháp luật còn mang tính chung chung[2], chưa đảm bảo chất lượng của báo cáo viên pháp luật sau khi được công nhận. Mặt khác, nhiều cơ quan, đơn vị đề nghị công nhận số lượng nhiều báo cáo viên pháp luật nhưng thực tế sau khi công nhận thì những báo cáo viên này rất ít triển khai hoạt động hoặc từ chối việc phối hợp với các cơ quan, tổ chức để thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý. Trên cơ sở đề nghị của các cơ quan, đơn vị, thì Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật, chứ không có cơ sở để “bác” hồ sơ đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật.
Ngoài ra, Thông tư số 10/2016/TT-BTP cũng không quy định cơ chế để đảm bảo hiệu quả hoạt động của báo cáo viên pháp luật (chẳng hạn như việc không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 36 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 thì giải quyết như thế nào?).
1.2. Đối với công tác xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của thôn, làng, tổ dân phố
Khác với các quy định về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước trước kia, công tác tham mưu xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước giao cho Bộ, Ngành Tư pháp, tại Điều 12 Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg quy định Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì tham mưu Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn triển khai nhiệm vụ xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước. Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức liên quan kiểm tra, kiến nghị việc xử lý hương ước, quy ước vi phạm do có nội dung trái pháp luật, xâm phạm các quyền con người, quyền công dân. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phòng Văn hóa - Thông tin, công chức văn hóa - xã hội chủ trì, phối hợp với cơ quan tư pháp cùng cấp, công chức tư pháp - hộ tịch tham mưu giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp triển khai thực hiện Quyết định này.
Tuy nhiên, quy định trách nhiệm tại Quyết định nêu trên chưa cụ thể, chưa phân định rõ nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị (trách nhiệm nào thuộc Bộ, Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch; trách nhiệm nào thuộc Bộ, Ngành Tư pháp,...) dễ dẫn đến sự lúng túng trong quá trình triển khai.
1.3. Đối với công tác xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Theo kết quả đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2017 và thực trạng, kết quả dự kiến năm 2018 của các huyện trên địa bàn tỉnh, cả tỉnh có 115/222 đơn vị cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (gồm: 92 xã, 20 phường và 03 thị trấn); 107/222 đơn vị cấp xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (gồm: 92 xã, 04 phường, 11 thị trấn). Tuy nhiên, phần lớn các chỉ tiêu xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật mang tính định tính nhiều hơn định lượng, nhiều chỉ tiêu có phạm vi quá rộng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, khó khăn trong công tác phối hợp, tổng hợp và đánh giá, cụ thể:
- Với nội dung 2, chỉ tiêu 1 của tiêu chí 1 về ban hành kế hoạch, văn bản khác triển khai nhiệm vụ được giao để thi hành Hiến pháp, pháp luật, chỉ đạo của cấp trên đúng yêu cầu, tiến độ, thì không thể xác định rõ được phạm vi triển khai để đảm bảo yêu cầu và đạt điểm tối đa.
- Với chỉ tiêu 2 của tiêu chí 2 về bố trí địa điểm, công chức tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính theo quy định thì việc đảm bảo diện tích làm việc của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đạt 0.5 điểm. Tuy nhiên, từ ngày 21/6/2018, Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương hết hiệu lực thi hành và thay vào đó là áp dụng theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 21/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Tuy nhiên, Nghị định số 61/2018/NĐ-CP không quy định cụ thể về diện tích của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Vậy, tiêu chí này sẽ đánh giá và chấm điểm như thế nào?
- Về mốc thời gian đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và đánh giá, phân loại đảng bộ, chính quyền cấp xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh” không thực hiện đồng thời. Vậy, vấn đề này phải triển khai như thế nào?
1.4. Sự chồng chéo trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ về phổ biến, giáo dục pháp luật theo lĩnh vực, ngành
Thực tiễn triển khai công tác PBGDPL cho thấy còn có sự chồng chéo, thiếu thống nhất trong văn bản hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ, hoạt động, nội dung PBGDPL giữa các bộ, ngành ở trung ương và địa phương. Chẳng hạn, đối với Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh, trong công tác PBGDPL, đơn vị vừa phải thực hiện theo quy định của ngành theo Thông tư số 42/2016/TT-BQP ngày 30/3/2016 của Bộ Quốc phòng quy định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng, vừa thực hiện theo quy định chung của tỉnh. Thông tư này quy định các nội dung về công tác PBGDPL theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 (nội dung, hình thức PBGDPL, Ngày Pháp luật, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật,...) dẫn đến sự chồng chéo, trùng lắp, thậm chí có lúc nhầm lẫn trong việc triển khai thực hiện.
1.5. Đối với quy định về xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Xã hội hóa công tác PBGDPL là một trong những giải pháp được xem là hiệu quả nhằm huy động các nguồn lực xã hội, nâng cao chất lượng công tác PBGDPL nói chung được quy định trong Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 và Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, đó là một xu thế khách quan, phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội. Tuy nhiên, chỉ với những quy định mang tính chung chung thì không đủ cơ sở để triển khai thực hiện (chưa xác định rõ phạm vi, lộ trình, giới hạn, cơ chế quản lý và kiểm soát của Nhà nước trong việc xã hội hóa công tác PBGDPL,…). Hiện nay, việc xã hội hóa công tác PBGDPL chủ yếu thực hiện dựa trên ngân sách nhà nước, rất khó huy động nguồn đóng góp của các nguồn lực bên ngoài. Mặt khác, vẫn chưa có mô hình, kết quả cụ thể nào về xã hội hóa công tác PBGDPL mà vẫn trong giai đoạn “vừa làm vừa rút kinh nghiệm”.
1.6. Đối với công tác xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật
Hiện tại, mức chi cho tủ sách pháp luật cấp xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai thực hiện theo Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật, theo đó, mức chi xây dựng, quản lý cho mỗi tủ sách pháp luật cấp xã trên địa bàn tỉnh là 2.000.000 đồng/năm bắt đầu thực hiện từ năm 2010. Nguồn ngân sách nêu trên do ngân sách cấp xã đảm bảo thực hiện.
Từ thực trạng quản lý, khai thác và sử dụng tủ sách pháp luật cấp xã cho thấy hoạt động của tủ sách pháp luật cấp xã mang tính hình thức, kém hiệu quả, nguyên nhân xuất phát từ sự phát triển của công nghệ thông tin dẫn đến nhu cầu tìm hiểu thông tin pháp luật phần lớn được người dân tìm hiểu trên mạng internet nhiều hơn là tìm đến các tài liệu trong tủ sách pháp luật; Ủy ban nhân dân cấp xã ít quan tâm đầu tư cho tủ sách pháp luật dẫn đến bố trí kinh phí cho hoạt động của tủ sách pháp luật còn hạn hẹp, chưa bố trí cán bộ quản lý tủ sách pháp luật, địa điểm đặt tủ sách, luân chuyển sách phù hợp,... Tuy nhiên, đến nay, từ phía trung ương vẫn chưa có quy định thay thế Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật.
1.7. Đối với tổ chức và hoạt động của các loại hình câu lạc bộ pháp luật
Đến nay, chưa có quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của các loại hình câu lạc bộ pháp luật; chưa có chính sách, giải pháp hỗ trợ về tài liệu sinh hoạt, kinh phí hoạt động, hỗ trợ nước uống, cơ sở vật chất, địa điểm, phương tiện... dẫn đến hoạt động của các loại hình câu lạc bộ phần lớn mang tính hình thức, hiệu quả thấp.
1.8. Đối với công tác thống kê, báo cáo, định hướng chương trình công tác năm sau
Mốc thời điểm báo cáo kết quả triển khai công tác PBGDPL được quy định tại các Kế hoạch do Bộ Tư pháp, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương ban hành từ đầu năm và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo với thời điểm báo cáo được quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BTP ngày 03/3/2016 của Bộ Tư pháp quy định nội dung về hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp là không thống nhất, rất khó cho địa phương tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện theo quy định. Mặt khác, bản chất của công tác PBGDPL mang tính định tính hơn định lượng, nếu sử dụng biện pháp ước tính số liệu thì không sát với thực tiễn, không đánh giá thực chất kết quả triển khai, chưa nói đến việc có nhiều thông tin, số liệu không thể dùng biện pháp ước tính như hướng dẫn.
Về kế hoạch công tác đầu năm, Bộ Tư pháp, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương ban hành kế hoạch triển khai quá muộn, trong khi ở địa phương, để triển khai các nhiệm vụ trong năm thì phải ban hành kế hoạch trước ngày 31/12 của năm liền kề. Vì vậy, nhiều nội dung sẽ không đảm bảo sát với chỉ đạo, hướng dẫn từ trung ương.
2. Một số giải pháp hoàn thiện thể chế về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Trong thời gian tới, để công tác PBGDPL, xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước và chuẩn tiếp cận pháp luật trên cả nước nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng phát huy hiệu quả hơn nữa, thiết nghĩ, Bộ Tư pháp cần phối hợp với các bộ, ngành, đoàn thể trung ương nghiên cứu, tham mưu cơ quan, người có thẩm quyền trong việc hoàn thiện thể chế về công tác PBGDPL, xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, cụ thể:
Một là, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể cho địa phương đối với những vấn đề đã kiến nghị để áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
Hai là, cần nghiên cứu hợp nhất một số đề án về công tác PBGDPL, hạn chế việc ban hành mới các đề án. Ban hành quy định đảm bảo hiệu quả, chất lượng hoạt động của báo cáo viên pháp luật các cấp (ví dụ như: Xây dựng quy chế hoạt động của báo cáo viên pháp luật, theo đó, báo cáo viên pháp luật phải trực tiếp tham gia công tác PBGDPL ít nhất 01 lần/năm. Trường hợp không đảm bảo điều kiện này thì sẽ miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật).
Ba là, “xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật” là một nội dung thành phần trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ). Do đó, cần có sự hướng dẫn cụ thể việc triển khai nội dung từng tiêu chí, chỉ tiêu thực hiện xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28/7/2017 của Bộ Tư pháp quy định về điểm số, hướng dẫn cách tính điểm chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật và nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Bốn là, sửa đổi, bổ sung Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật; quy định cụ thể về tổ chức, hoạt động, chính sách, giải pháp hỗ trợ nguồn lực cho hoạt động của các loại hình câu lạc bộ pháp luật; tổng kết và tiếp tục tham mưu hoàn thiện thể chế, chính sách cũng như tăng cường các biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn để triển khai thực hiện xã hội hóa công tác PBGDPL.
Hy vọng rằng, trong thời gian tới, các bộ, ngành, đoàn thể trung ương sẽ sớm hoàn thiện các quy định pháp luật về công tác PBGDPL, xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước và chuẩn tiếp cận pháp luật để địa phương có cơ sở triển khai thực hiện hiệu quả; góp phần đưa pháp luật vào thực tiễn, hướng mọi người “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.
Dương Thị Thanh Hiếu
Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai
Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai
[1]. 102 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, 483 báo cáo viên pháp luật cấp huyện, 3.603 tuyên truyền viên pháp luật cấp xã, 12.036 hòa giải viên ở cơ sở, 1.256 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
[2]. Tiêu chuẩn công nhận báo cáo viên pháp luật theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 và Điều 3 Thông tư số 10/2016/TT-BTP:
- Có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong công tác;
- Có khả năng truyền đạt;
- Có bằng tốt nghiệp đại học luật và thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật ít nhất là 02 năm; trường hợp không có bằng tốt nghiệp đại học luật, nhưng có bằng tốt nghiệp đại học khác thì phải có thời gian công tác liên quan đến pháp luật ít nhất là 03 năm.