Nhằm khắc phục vướng mắc, bất cập từ thực trạng tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của Nhà nước trong công tác này, đáp ứng nhu cầu nâng cao nhận thức pháp luật, phát huy vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, từng bước hình thành ý thức tự giác tuân thủ, chấp hành Hiến pháp và pháp luật, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 ban hành quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở (Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg); Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08/5/2017 của Thủ tướng chính phủ ban hành quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Quyết định số 619/QĐ-TTg). Các văn bản này có nhiều giải pháp quan trọng nhằm bảo đảm quyền thông tin, tiếp cận và sử dụng pháp luật để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, thúc đẩy sự hình thành, phát triển mạng lưới hỗ trợ, giúp đỡ người dân trong tiếp cận pháp luật. Chuẩn tiếp cận pháp luật có vai trò, vị trí quan trọng trong đời sống chính trị - pháp lý, gắn với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước và từng địa phương, tạo lập khung pháp lý để tăng cường hơn nữa các điều kiện, biện pháp bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền con người, quyền công dân, nhất là quyền được thông tin pháp luật, quyền được tiếp cận, sử dụng pháp luật; nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, mà trước hết và chủ yếu là chính quyền cấp cơ sở trong thi hành pháp luật, thực thi công vụ, giải quyết thủ tục hành chính, cải thiện và hỗ trợ phát triển mạng lưới tổ chức dịch vụ pháp lý, thông tin pháp luật, mạng lưới hỗ trợ pháp luật tại cộng đồng dân cư. Trên cơ sở những văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình cũng đã ban hành các văn bản phê duyệt đề án và triển khai thực hiện các quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Qua theo dõi tình hình thi hành pháp luật và thực hiện đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh, công tác chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra ở địa phương đã được quan tâm, chú trọng; kịp thời giải đáp, tháo gỡ vướng mắc cho các đơn vị trong quá trình tổ chức đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Các xã, phường, thị trấn đều nhận thức đúng đắn về mục đích, ý nghĩa của việc triển khai nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; nghiêm túc tổ chức thực hiện các văn bản của Trung ương cũng như của tỉnh về chuẩn tiếp cận pháp luật. Trong đó, quan tâm thực hiện tiêu chí bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để thực thi tại địa phương; ban hành kế hoạch triển khai thi hành các luật, bộ luật mới ban hành, các nhiệm vụ được giao để thi hành Hiến pháp, pháp luật và chỉ đạo của cấp trên thực hiện tại địa phương, qua đó góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, giáo dục ý thức tôn trọng, tuân thủ và chấp hành pháp luật của nhân dân trên địa bàn; bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quyền được thông tin về pháp luật; nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức cấp xã trong thực thi công vụ; kịp thời tháo gỡ mâu thuẫn, tranh chấp, vướng mắc, kiến nghị trong thi hành pháp luật trên địa bàn cấp xã; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương, không để xảy ra trọng án; giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn nhằm hạn chế khiếu nại, tố cáo kéo dài. Trong những năm qua, tình hình an ninh chính trị trên địa bàn luôn được giữ vững, các vụ vi phạm pháp luật về an ninh trật tự còn diễn ra nhưng được giảm qua các năm. Chính quyền địa phương các cấp luôn quan tâm đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ngay tại cơ sở nên các vụ khiếu nại, tố cáo đông người, kéo dài, vượt cấp tuy vẫn còn xảy ra nhưng đã hạn chế so với trước.
Qua các năm, số xã, phường, thị trấn và số đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ngày càng tăng. Kết quả đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của các xã, phường, thị trấn đã có những tác động tích cực đến việc bảo đảm điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân ở cơ sở như: Tăng cường trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo bảo đảm cơ sở vật chất, các điều kiện khác nhằm nâng cao chất lượng tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở; ý thức trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, nhân dân trong thi hành pháp luật được nâng cao, thu hút các tổ chức, đoàn thể ở các xã, phường tham gia; tăng cường cơ chế phối hợp phân công trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, thúc đẩy, khuyến khích và thu hút sự quan tâm của Nhà nước và toàn xã hội đối với chuẩn tiếp cận pháp luật.
Bên cạnh những mặt đạt được, công tác đánh giá, công nhận và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật vẫn còn một số tồn tại như: Một số địa phương tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật chưa thực sự sâu rộng, thường xuyên và còn lúng túng; sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong triển khai nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật một số nơi chưa thật đồng bộ; điều kiện bảo đảm cho người dân tiếp cận pháp luật ở các địa phương còn hạn chế, nhất là ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa thực sự chú trọng và hiểu rõ về mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; một số công chức cấp xã còn hạn chế, chưa nắm rõ được những nội dung cơ bản của các tiêu chí đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật để tham mưu xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Là một địa phương có điều kiện kinh tế còn khó khăn và phụ thuộc ngân sách trung ương nên một số chỉ tiêu khó thực hiện được như chỉ tiêu bố trí đủ kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định ở Tiêu chí 3 (Phổ biến, giáo dục pháp luật) và chỉ tiêu bố trí đủ kinh phí hỗ trợ công tác hòa giải ở cơ sở theo quy định ở Tiêu chí 4 (Hòa giải ở cơ sở).
Để thực hiện tốt công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, tác giả xin đề xuất, kiến nghị một số giải pháp như sau:
- Cần tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp về ý nghĩa, tác động của công tác đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật, trên cơ sở đó xác định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xây dựng xã, phường, thị trấn bảo đảm việc tiếp cận pháp luật cho người dân gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, tăng cường bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở, xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật... để nâng cao điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở. Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan, các thành viên của hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật các cấp trong việc xây dựng và cải thiện điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.
- Tăng cường việc tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân; làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, qua đó góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
- Thường xuyên kiểm tra để kịp thời khắc phục những hạn chế, khó khăn trong việc triển khai thực hiện, đồng thời biểu dương nhân rộng điển hình để đội ngũ công chức và nhân dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, lợi ích của việc xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Các địa phương tổ chức sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm, thực hiện khen thưởng, xử lý vi phạm, không chạy đua, đánh giá không đúng với các tiêu chí đề ra. Việc đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân ở cơ sở cần gắn với an ninh chính trị, an toàn xã hội; tình hình vi phạm pháp luật và đời sống của người dân tại cơ sở. Chú trọng đến các văn bản, lĩnh vực có nội dung thiết thực, liên quan đến quyền, lợi ích của người dân như đất đai, hôn nhân và gia đình, dân sự, bình đẳng giới và các hương ước, quy ước tại khu dân cư.
Qua theo dõi tình hình thi hành pháp luật và thực hiện đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh, công tác chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra ở địa phương đã được quan tâm, chú trọng; kịp thời giải đáp, tháo gỡ vướng mắc cho các đơn vị trong quá trình tổ chức đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Các xã, phường, thị trấn đều nhận thức đúng đắn về mục đích, ý nghĩa của việc triển khai nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; nghiêm túc tổ chức thực hiện các văn bản của Trung ương cũng như của tỉnh về chuẩn tiếp cận pháp luật. Trong đó, quan tâm thực hiện tiêu chí bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để thực thi tại địa phương; ban hành kế hoạch triển khai thi hành các luật, bộ luật mới ban hành, các nhiệm vụ được giao để thi hành Hiến pháp, pháp luật và chỉ đạo của cấp trên thực hiện tại địa phương, qua đó góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, giáo dục ý thức tôn trọng, tuân thủ và chấp hành pháp luật của nhân dân trên địa bàn; bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quyền được thông tin về pháp luật; nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức cấp xã trong thực thi công vụ; kịp thời tháo gỡ mâu thuẫn, tranh chấp, vướng mắc, kiến nghị trong thi hành pháp luật trên địa bàn cấp xã; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương, không để xảy ra trọng án; giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn nhằm hạn chế khiếu nại, tố cáo kéo dài. Trong những năm qua, tình hình an ninh chính trị trên địa bàn luôn được giữ vững, các vụ vi phạm pháp luật về an ninh trật tự còn diễn ra nhưng được giảm qua các năm. Chính quyền địa phương các cấp luôn quan tâm đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ngay tại cơ sở nên các vụ khiếu nại, tố cáo đông người, kéo dài, vượt cấp tuy vẫn còn xảy ra nhưng đã hạn chế so với trước.
Qua các năm, số xã, phường, thị trấn và số đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ngày càng tăng. Kết quả đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của các xã, phường, thị trấn đã có những tác động tích cực đến việc bảo đảm điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân ở cơ sở như: Tăng cường trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo bảo đảm cơ sở vật chất, các điều kiện khác nhằm nâng cao chất lượng tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở; ý thức trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, nhân dân trong thi hành pháp luật được nâng cao, thu hút các tổ chức, đoàn thể ở các xã, phường tham gia; tăng cường cơ chế phối hợp phân công trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, thúc đẩy, khuyến khích và thu hút sự quan tâm của Nhà nước và toàn xã hội đối với chuẩn tiếp cận pháp luật.
Bên cạnh những mặt đạt được, công tác đánh giá, công nhận và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật vẫn còn một số tồn tại như: Một số địa phương tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật chưa thực sự sâu rộng, thường xuyên và còn lúng túng; sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong triển khai nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật một số nơi chưa thật đồng bộ; điều kiện bảo đảm cho người dân tiếp cận pháp luật ở các địa phương còn hạn chế, nhất là ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa thực sự chú trọng và hiểu rõ về mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; một số công chức cấp xã còn hạn chế, chưa nắm rõ được những nội dung cơ bản của các tiêu chí đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật để tham mưu xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Là một địa phương có điều kiện kinh tế còn khó khăn và phụ thuộc ngân sách trung ương nên một số chỉ tiêu khó thực hiện được như chỉ tiêu bố trí đủ kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định ở Tiêu chí 3 (Phổ biến, giáo dục pháp luật) và chỉ tiêu bố trí đủ kinh phí hỗ trợ công tác hòa giải ở cơ sở theo quy định ở Tiêu chí 4 (Hòa giải ở cơ sở).
Để thực hiện tốt công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, tác giả xin đề xuất, kiến nghị một số giải pháp như sau:
- Cần tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp về ý nghĩa, tác động của công tác đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật, trên cơ sở đó xác định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xây dựng xã, phường, thị trấn bảo đảm việc tiếp cận pháp luật cho người dân gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, tăng cường bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở, xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật... để nâng cao điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở. Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan, các thành viên của hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật các cấp trong việc xây dựng và cải thiện điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.
- Tăng cường việc tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân; làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, qua đó góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
- Thường xuyên kiểm tra để kịp thời khắc phục những hạn chế, khó khăn trong việc triển khai thực hiện, đồng thời biểu dương nhân rộng điển hình để đội ngũ công chức và nhân dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, lợi ích của việc xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Các địa phương tổ chức sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm, thực hiện khen thưởng, xử lý vi phạm, không chạy đua, đánh giá không đúng với các tiêu chí đề ra. Việc đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân ở cơ sở cần gắn với an ninh chính trị, an toàn xã hội; tình hình vi phạm pháp luật và đời sống của người dân tại cơ sở. Chú trọng đến các văn bản, lĩnh vực có nội dung thiết thực, liên quan đến quyền, lợi ích của người dân như đất đai, hôn nhân và gia đình, dân sự, bình đẳng giới và các hương ước, quy ước tại khu dân cư.
Nguyễn Thị Hồng Luyến
Sở Tư pháp tỉnh Quảng Bình
Sở Tư pháp tỉnh Quảng Bình