Theo đó, thị trấn Buôn Hồ trở thành đô thị loại 4, huyện Krông Búk được chuyển về vị trí mới. Huyện Krông Búk mặc dù là tên gọi cũ nhưng mọi thứ đều hoàn toàn mới mẻ, mới về địa giới hành chính, vị trí trung tâm huyện lỵ và mới cả về con người - đội ngũ cán bộ, công chức.
Huyện Krông Búk hiện nay nằm về phía đông bắc tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 60 km theo quốc lộ 14; có tổng diện tích tự nhiên là 35.782 ha, với 07 đơn vị hành chính là 07 xã; dân số trên 15.421 hộ (61.707 khẩu), trong đó, chủ yếu là các dân tộc: Kinh, Ê Đê, Nùng, Tày và một số dân tộc khác. Trung tâm huyện lỵ được quy hoạch ở cạnh quốc lộ 14 trên địa bàn xã Cư Né và Chư Kbô.
Huyện Krông Búk giáp với thị xã Buôn Hồ, trên trục quốc lộ 14, nối huyện Krông Búk với thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Gia Lai; giao lưu thuận tiện với các tỉnh Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và cả nước. Đây chính là điều kiện khá thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy vậy, huyện Krông Búk là huyện mới nên còn nhiều xã khó khăn và ít được kế thừa các cơ sở hạ tầng của huyện Krông Búk cũ.
Trong những năm qua, công tác tư pháp huyện Krông Búk đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao và tạo điều kiện của Sở Tư pháp tỉnh Đắk Lắk, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và sự phối hợp của các tổ chức, đoàn thể. Vì vậy, huyện Krông Búk luôn là địa phương dẫn đầu tỉnh Đắk Lắk về công tác tư pháp trong những năm gần đây, đặc biệt là công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và công tác đăng ký, quản lý hộ tịch đã thu được những kết quả đáng biểu dương.
Trong đó, Phòng Tư pháp - cơ quan tư pháp cấp huyện đóng vai trò rất quan trọng, với 05 biên chế và 01 hợp đồng lao động, có trình độ đại học; đội ngũ cán bộ, công chức tư pháp cấp xã có 13 đồng chí/07 xã (07 đại học, 06 trung cấp). Cán bộ, công chức tư pháp của huyện Krông Búk không ngừng nâng cao trình độ, luôn nỗ lực cố gắng, không ngại khó khăn, quyết tâm, nỗ lực, phấn đấu hết mình hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Thứ nhất, về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm tạo sự chuyển biến căn bản trong việc nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật và chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân trên địa bàn huyện, góp phần ngăn chặn và hạn chế vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh và trật tự an toàn xã hội, trong thời gian qua, cơ quan tư pháp huyện Krông Búk đã nỗ lực phát huy vị trí, vai trò chủ chốt của mình trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp và có hiệu quả như:
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo kiện toàn các tổ chức làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ huyện đến cơ sở, bao gồm Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (có 26 thành viên, do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm Chủ tịch Hội đồng); báo cáo viên pháp luật cấp huyện (có 14 đồng chí có trình độ đại học, hiện đang công tác tại các phòng, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân huyện); tuyên truyền viên cấp xã (07/07 xã đã thành lập và thường xuyên kiện toàn), hòa giải viên thôn, buôn (có 106 tổ hòa giải/106 thôn, buôn). Để đội ngũ này đảm bảo về số lượng, chất lượng, đáp ứng nhu cầu tuyên truyền pháp luật trên địa bàn, hằng năm, Phòng Tư pháp huyện Krông Búk tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện mở từ 02 đến 03 hội nghị tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền, kỹ năng hòa giải cơ sở.
- Ngoài việc tham mưu cho Ủy ban nhân dân ban hành kịp thời các văn bản, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật triển khai chung trên địa bàn, Phòng Tư pháp huyện Krông Búk còn chủ động ban hành kế hoạch riêng cho Ngành Tư pháp; ban hành các kế hoạch, chương trình phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với các ban ngành, đoàn thể như: Ban An toàn giao thông, Ngành Giáo dục - Đào tạo, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh…
- Hằng năm, mở từ 06 đến 07 hội nghị quán triệt các văn bản pháp luật mới về tận cơ sở, cho các đối tượng là trưởng thôn, buôn, tổ trưởng tổ hòa giải cơ sở; tổ chức, phối hợp tổ chức các cuộc thi, hội thi một cách thường xuyên…
- Xác định việc khai thác, sử dụng tủ sách pháp luật cũng góp phần không nhỏ vào hiệu quả chung của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nhằm giúp cho cán bộ, nhân dân có cơ hội đọc, nghiên cứu các quy định của pháp luật, đưa pháp luật đến gần hơn với người dân. Hằng năm, Phòng Tư pháp huyện Krông Búk thường xuyên bổ sung các đầu sách cho các tủ sách, trang bị lại các tủ sách bị hư hỏng nặng trên địa bàn bằng nguồn kinh phí tuyên truyền được cấp vào đầu năm. Ngoài ra, để triển khai thực hiện chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân, thực hiện dân chủ cơ sở, Phòng Tư pháp huyện Krông Búk cũng đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện Krông Búk cùng Ủy ban nhân dân các xã chọn 02 nhà văn hóa cộng đồng làm điểm, xây dựng tủ sách pháp luật phục vụ cụm dân cư nông thôn. Ngoài ra, bằng nguồn kinh phí tuyên truyền của đơn vị, Phòng Tư pháp huyện Krông Búk cũng đã mua, cấp phát các đầu sách cho tủ sách của các câu lạc bộ, điểm sinh hoạt pháp luật trên địa bàn huyện, phục vụ tốt hơn nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân.
- Thực hiện tốt và có hiệu quả mô hình tuyên truyền pháp luật thông qua việc thực hiện “Ngày Pháp luật” trong toàn thể cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị ở huyện Krông Búk, bên cạnh việc tổ chức sinh hoạt “Ngày Pháp luật” tập trung cho toàn huyện, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện còn chủ động tổ chức sinh hoạt “Ngày Pháp luật” mỗi tháng một lần tại cơ quan, đơn vị mình thông qua lồng ghép tại các cuộc họp, hội nghị…
- Hàng năm, đều có hội nghị tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và tuyên dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân làm tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Qua đây, có thể triển khai áp dụng những kinh nghiệm mang lại hiệu quả cho công tác này, đồng thời, kịp thời động viên, khuyến khích những tập thể, cá nhân làm tốt hơn nữa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Thứ hai, về công tác hộ tịch, chứng thực
Nhằm đưa công tác này dần đi vào ổn định, nề nếp và tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, Phòng Tư pháp huyện Krông Búk đã áp dụng những giải pháp, sáng kiến sau:
- Định kỳ hằng năm đều xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác tư pháp tại các xã, trong đó, việc kiểm tra, phát hiện những sai phạm trong công tác hộ tịch được đặc biệt quan tâm để chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những trường hợp còn sai sót, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc về sau. Sau mỗi đợt kiểm tra, Phòng Tư pháp huyện Krông Búk đều có thông báo kết luận gửi về cho từng xã, trong đó, có tuyên dương phần việc làm tốt và nhắc nhở những phần việc chưa làm tốt của tư pháp các xã, đề xuất, kiến nghị với Ủy ban nhân dân xã có biện pháp thích hợp.
- Thường xuyên tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ về công tác hộ tịch, Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn nhằm giúp cho đội ngũ cán bộ hộ tịch trẻ, mới nắm bắt sâu sắc hơn những quy định pháp luật, áp dụng tốt trong công tác hộ tịch hằng ngày tại địa phương; tổ chức các cuộc họp giao ban hàng quý để triển khai nhiệm vụ mới, đồng thời, cập nhật các văn bản mới, trao đổi kinh nghiệm giữa các đồng chí là cán bộ hộ tịch của các xã; hướng dẫn, giải quyết những vướng mắc trong công tác hộ tịch.
Bên cạnh đó, nhằm giúp cho công tác này hiệu quả hơn, năm 2012, Phòng Tư pháp huyện Krông Búk cũng đã làm tờ trình trình Ủy ban nhân dân huyện bố trí nguồn trang bị phần mềm hộ tịch cho phòng và 07 xã, nhờ đó mà công tác này trong những năm qua có sự chuyển biến rõ rệt, phần mềm này đã hỗ trợ rất nhiều trong công tác lưu trữ, tra cứu thông tin; in ấn biểu mẫu và thống kê, báo cáo, giúp cho các đồng chí cán bộ hộ tịch tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức.
Công tác tư pháp huyện Krông Búk đạt được thành tích như hôm nay phải kể đến đến sự quan tâm, tạo điều kiện của Sở Tư pháp tỉnh Đắk Lắk, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện cộng với sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ cán bộ, công chức tư pháp huyện nhà. Với sự nỗ lực không ngừng và những thế mạnh sẵn có, chúng ta tin tưởng rằng, công tác tư pháp huyện Krông Búk sẽ tiếp tục tạo ra sức bật mới, là động lực và tiền đề quan trọng thúc đẩy thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trọng tâm của Ngành trong những năm tới, tạo nhiều chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong các hoạt động tư pháp huyện Krông Búk nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung, góp phần đáng kể vào việc ổn định an ninh chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và sự vững mạnh, trưởng thành của Ngành Tư pháp Việt Nam, xứng đáng là địa phương dẫn đầu công tác tư pháp của tỉnh trong những năm gần đây.
Huyện Krông Búk hiện nay nằm về phía đông bắc tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 60 km theo quốc lộ 14; có tổng diện tích tự nhiên là 35.782 ha, với 07 đơn vị hành chính là 07 xã; dân số trên 15.421 hộ (61.707 khẩu), trong đó, chủ yếu là các dân tộc: Kinh, Ê Đê, Nùng, Tày và một số dân tộc khác. Trung tâm huyện lỵ được quy hoạch ở cạnh quốc lộ 14 trên địa bàn xã Cư Né và Chư Kbô.
Huyện Krông Búk giáp với thị xã Buôn Hồ, trên trục quốc lộ 14, nối huyện Krông Búk với thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Gia Lai; giao lưu thuận tiện với các tỉnh Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và cả nước. Đây chính là điều kiện khá thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy vậy, huyện Krông Búk là huyện mới nên còn nhiều xã khó khăn và ít được kế thừa các cơ sở hạ tầng của huyện Krông Búk cũ.
Trong những năm qua, công tác tư pháp huyện Krông Búk đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao và tạo điều kiện của Sở Tư pháp tỉnh Đắk Lắk, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và sự phối hợp của các tổ chức, đoàn thể. Vì vậy, huyện Krông Búk luôn là địa phương dẫn đầu tỉnh Đắk Lắk về công tác tư pháp trong những năm gần đây, đặc biệt là công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và công tác đăng ký, quản lý hộ tịch đã thu được những kết quả đáng biểu dương.
Trong đó, Phòng Tư pháp - cơ quan tư pháp cấp huyện đóng vai trò rất quan trọng, với 05 biên chế và 01 hợp đồng lao động, có trình độ đại học; đội ngũ cán bộ, công chức tư pháp cấp xã có 13 đồng chí/07 xã (07 đại học, 06 trung cấp). Cán bộ, công chức tư pháp của huyện Krông Búk không ngừng nâng cao trình độ, luôn nỗ lực cố gắng, không ngại khó khăn, quyết tâm, nỗ lực, phấn đấu hết mình hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Thứ nhất, về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm tạo sự chuyển biến căn bản trong việc nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật và chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân trên địa bàn huyện, góp phần ngăn chặn và hạn chế vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh và trật tự an toàn xã hội, trong thời gian qua, cơ quan tư pháp huyện Krông Búk đã nỗ lực phát huy vị trí, vai trò chủ chốt của mình trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp và có hiệu quả như:
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo kiện toàn các tổ chức làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ huyện đến cơ sở, bao gồm Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (có 26 thành viên, do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm Chủ tịch Hội đồng); báo cáo viên pháp luật cấp huyện (có 14 đồng chí có trình độ đại học, hiện đang công tác tại các phòng, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân huyện); tuyên truyền viên cấp xã (07/07 xã đã thành lập và thường xuyên kiện toàn), hòa giải viên thôn, buôn (có 106 tổ hòa giải/106 thôn, buôn). Để đội ngũ này đảm bảo về số lượng, chất lượng, đáp ứng nhu cầu tuyên truyền pháp luật trên địa bàn, hằng năm, Phòng Tư pháp huyện Krông Búk tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện mở từ 02 đến 03 hội nghị tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền, kỹ năng hòa giải cơ sở.
- Ngoài việc tham mưu cho Ủy ban nhân dân ban hành kịp thời các văn bản, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật triển khai chung trên địa bàn, Phòng Tư pháp huyện Krông Búk còn chủ động ban hành kế hoạch riêng cho Ngành Tư pháp; ban hành các kế hoạch, chương trình phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với các ban ngành, đoàn thể như: Ban An toàn giao thông, Ngành Giáo dục - Đào tạo, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh…
- Hằng năm, mở từ 06 đến 07 hội nghị quán triệt các văn bản pháp luật mới về tận cơ sở, cho các đối tượng là trưởng thôn, buôn, tổ trưởng tổ hòa giải cơ sở; tổ chức, phối hợp tổ chức các cuộc thi, hội thi một cách thường xuyên…
- Xác định việc khai thác, sử dụng tủ sách pháp luật cũng góp phần không nhỏ vào hiệu quả chung của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nhằm giúp cho cán bộ, nhân dân có cơ hội đọc, nghiên cứu các quy định của pháp luật, đưa pháp luật đến gần hơn với người dân. Hằng năm, Phòng Tư pháp huyện Krông Búk thường xuyên bổ sung các đầu sách cho các tủ sách, trang bị lại các tủ sách bị hư hỏng nặng trên địa bàn bằng nguồn kinh phí tuyên truyền được cấp vào đầu năm. Ngoài ra, để triển khai thực hiện chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân, thực hiện dân chủ cơ sở, Phòng Tư pháp huyện Krông Búk cũng đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện Krông Búk cùng Ủy ban nhân dân các xã chọn 02 nhà văn hóa cộng đồng làm điểm, xây dựng tủ sách pháp luật phục vụ cụm dân cư nông thôn. Ngoài ra, bằng nguồn kinh phí tuyên truyền của đơn vị, Phòng Tư pháp huyện Krông Búk cũng đã mua, cấp phát các đầu sách cho tủ sách của các câu lạc bộ, điểm sinh hoạt pháp luật trên địa bàn huyện, phục vụ tốt hơn nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân.
- Thực hiện tốt và có hiệu quả mô hình tuyên truyền pháp luật thông qua việc thực hiện “Ngày Pháp luật” trong toàn thể cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị ở huyện Krông Búk, bên cạnh việc tổ chức sinh hoạt “Ngày Pháp luật” tập trung cho toàn huyện, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện còn chủ động tổ chức sinh hoạt “Ngày Pháp luật” mỗi tháng một lần tại cơ quan, đơn vị mình thông qua lồng ghép tại các cuộc họp, hội nghị…
- Hàng năm, đều có hội nghị tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và tuyên dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân làm tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Qua đây, có thể triển khai áp dụng những kinh nghiệm mang lại hiệu quả cho công tác này, đồng thời, kịp thời động viên, khuyến khích những tập thể, cá nhân làm tốt hơn nữa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Thứ hai, về công tác hộ tịch, chứng thực
Nhằm đưa công tác này dần đi vào ổn định, nề nếp và tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, Phòng Tư pháp huyện Krông Búk đã áp dụng những giải pháp, sáng kiến sau:
- Định kỳ hằng năm đều xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác tư pháp tại các xã, trong đó, việc kiểm tra, phát hiện những sai phạm trong công tác hộ tịch được đặc biệt quan tâm để chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những trường hợp còn sai sót, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc về sau. Sau mỗi đợt kiểm tra, Phòng Tư pháp huyện Krông Búk đều có thông báo kết luận gửi về cho từng xã, trong đó, có tuyên dương phần việc làm tốt và nhắc nhở những phần việc chưa làm tốt của tư pháp các xã, đề xuất, kiến nghị với Ủy ban nhân dân xã có biện pháp thích hợp.
- Thường xuyên tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ về công tác hộ tịch, Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn nhằm giúp cho đội ngũ cán bộ hộ tịch trẻ, mới nắm bắt sâu sắc hơn những quy định pháp luật, áp dụng tốt trong công tác hộ tịch hằng ngày tại địa phương; tổ chức các cuộc họp giao ban hàng quý để triển khai nhiệm vụ mới, đồng thời, cập nhật các văn bản mới, trao đổi kinh nghiệm giữa các đồng chí là cán bộ hộ tịch của các xã; hướng dẫn, giải quyết những vướng mắc trong công tác hộ tịch.
Bên cạnh đó, nhằm giúp cho công tác này hiệu quả hơn, năm 2012, Phòng Tư pháp huyện Krông Búk cũng đã làm tờ trình trình Ủy ban nhân dân huyện bố trí nguồn trang bị phần mềm hộ tịch cho phòng và 07 xã, nhờ đó mà công tác này trong những năm qua có sự chuyển biến rõ rệt, phần mềm này đã hỗ trợ rất nhiều trong công tác lưu trữ, tra cứu thông tin; in ấn biểu mẫu và thống kê, báo cáo, giúp cho các đồng chí cán bộ hộ tịch tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức.
Công tác tư pháp huyện Krông Búk đạt được thành tích như hôm nay phải kể đến đến sự quan tâm, tạo điều kiện của Sở Tư pháp tỉnh Đắk Lắk, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện cộng với sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ cán bộ, công chức tư pháp huyện nhà. Với sự nỗ lực không ngừng và những thế mạnh sẵn có, chúng ta tin tưởng rằng, công tác tư pháp huyện Krông Búk sẽ tiếp tục tạo ra sức bật mới, là động lực và tiền đề quan trọng thúc đẩy thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trọng tâm của Ngành trong những năm tới, tạo nhiều chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong các hoạt động tư pháp huyện Krông Búk nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung, góp phần đáng kể vào việc ổn định an ninh chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và sự vững mạnh, trưởng thành của Ngành Tư pháp Việt Nam, xứng đáng là địa phương dẫn đầu công tác tư pháp của tỉnh trong những năm gần đây.
Nguyễn Thị Thủy
Phòng Tư pháp huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk
Phòng Tư pháp huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk