Kim Sơn là huyện có 52,29% dân số là đồng bào theo đạo, trong đó: Đạo Công giáo chiếm 47,07% dân số (có Tòa Giám mục Phát Diệm với 32 giáo xứ, 156 giáo họ, trong đó nhiều xã có trên 80% đồng bào theo đạo); đạo Phật chiếm 5,22% dân số. Tín đồ theo đạo Công giáo và đạo Phật ở huyện Kim Sơn sống đan xen, mang tính thuần nhất, được thiết lập cố hữu ở cộng đồng dân cư, mang tính truyền thống và được cố kết từ lâu đời. Nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của người dân sẽ có tác động không nhỏ đến các mặt hoạt động tư pháp. Trong những năm qua, công tác tư pháp huyện Kim Sơn đã đạt được những kết quả khả quan, cụ thể là:
1. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
Ở cấp huyện, ngay từ đầu năm, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) huyện Kim Sơn đã ban hành kế hoạch và triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, PBGDPL trên địa bàn huyện, trong kế hoạch yêu cầu các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch của đơn vị mình, Phòng Tư pháp huyện là cơ quan thường trực của Hội đồng có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả với UBND huyện, chịu trách nhiệm bố trí đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên để thực hiện nhiệm vụ ở cấp xã, căn cứ kế hoạch của huyện, xã ban hành kế hoạch của mình và phối hợp với Phòng Tư pháp huyện, các tổ chức chính trị - xã hội để thực hiện công tác tuyên truyền, PBGDPL ở cơ sở. Đội ngũ báo cáo viên và tuyên truyền viên pháp luật từ huyện tới cơ sở thường xuyên được kiện toàn, sự phối kết hợp giữa các cơ quan, tổ chức chính trị xã hội, các ngành được thực hiện thường xuyên, hệ thống Đài Truyền thanh huyện và cấp xã được các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo thường xuyên tuyên truyền PBGDPL cho người dân, nhất là những văn bản pháp luật mới được ban hành, mới được sửa đổi, bổ sung, những văn bản luật có liên quan đến các quy định về quyền, nghĩa vụ của công dân.
Do đặc điểm địa phương, nên cấp huyện và cấp xã, nhất là những địa phương có đông đồng bào theo đạo đã quan tâm tuyên truyền, phổ biến nội dung quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, các quy định của Nhà nước về lễ hội, xây dựng cơ sở thờ tự và quyền sử dụng đất của các tổ chức tôn giáo... Thông qua kết quả tuyên truyền, PBGDPL cho người dân trên địa bàn nói chung, trong đó có số lượng lớn người theo đạo trên địa bàn huyện đã từng bước góp phần nêu cao nhận thức, hiểu biết pháp luật của người dân, việc thi hành pháp luật được đảm bảo, quyền và lợi ích của nhân dân được bảo đảm. Người dân tin tưởng vào Đảng ủy, chính quyền các cấp, tôn trọng pháp luật và hạn chế vi phạm pháp luật.
2. Công tác hòa giải cơ sở
Vì đặc điểm dân cư trên địa bàn huyện có 2 tôn giáo chính sống xen kẽ với nhau. Bên cạnh đó là tỷ lệ không nhỏ người không theo đạo, cho nên trong đời sống xã hội, đời sống dân sự và sinh hoạt có các hệ tư tưởng gắn liền với tôn giáo khác nhau, dễ xảy ra xung đột mang tính tư tưởng; nếu không làm tốt công tác hòa giải, thì sẽ khó khăn cho việc giữ gìn trật tự xã hội và an ninh nông thôn. Xuất phát từ những đặc điểm đó, cấp ủy, chính quyền huyện, xã luôn quan tâm đến công tác hòa giải, Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở có vai trò quan trọng trong quy trình vận động, thuyết phục, phát hiện và phối hợp với các cấp chính quyền cấp ủy ở cơ sở nhất là ở thôn, xóm, phố, tập trung làm tốt công tác hòa giải. Trung bình hàng năm trên địa bàn huyện, tỷ lệ hòa giải thành so với các vụ việc phát sinh là 75 - 80%, thông qua công tác hòa giải đã góp phần gìn giữ, ổn định xã hội, góp phần gìn giữ an ninh nông thôn và an ninh tôn giáo trên địa bàn.
3. Công tác đăng ký và quản lý hộ tịch
Trước đây, do nhận thức của người dân mà trong đó có nhiều người theo đạo, coi việc đăng ký và quản lý hộ tịch của địa phương đối với cá nhân là chưa cần thiết. Vì nhiều người vẫn nghĩ rằng, theo quy định của tôn giáo việc sinh ra, lớn lên và kết hôn cũng như khi qua đời chỉ làm các phép, lễ theo quy định của giáo lý là đủ, cho nên đã khó khăn cho chính quyền địa phương trong quản lý hộ tịch, có nhiều trường hợp đăng ký khai sinh quá hạn (khi đi học mới đăng ký khai sinh), kết hôn không đăng ký kết hôn tại chính quyền địa phương, khi gia đình có người chết không ai đi đăng ký khai tử.
Để đảm bảo quyền lợi cho công dân và nhất là thông qua việc tuyên truyền các quy định của pháp luật về hộ tịch, các cấp chính quyền tích cực khắc phục tồn tại, khó khăn; tích cực tuyên truyền vận động người dân. Nhất là từ năm 2006, thực hiện Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch và nay là Luật Hộ tịch, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch từ huyện đến cơ sở được thực hiện theo pháp luật, người dân đã nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch, khắc phục được tình trạng khai sinh quá hạn cho trẻ sinh ra, chấp hành quy định về độ tuổi đăng ký kết hôn và đến UBND cấp xã để đăng ký kết hôn theo quy định. Khi gia đình có người chết, thì người thân đã chủ động đến UBND xã thực hiện việc đăng ký khai tử, mọi quyền lợi của người được khai sinh, kết hôn và sau khi chết được Nhà nước đảm bảo.
4. Hoạt động trợ giúp pháp lý
Trên cơ sở phối hợp giữa Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh, Phòng Tư pháp và UBND các xã, các tổ chức chính trị - xã hội đã thường xuyên thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động cơ sở nhất là những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn như xã vùng ven biển, những xã khó khăn, đồng thời lồng ghép công tác tuyên truyền, PBGDPL góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người dân. Thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý đã giúp cho người dân, nhất là người dân theo đạo hiểu hơn về pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành và thi hành pháp luật, bảo vệ được quyền và lợi ích của người dân, góp phần ổn định chính trị - xã hội và an ninh ở địa phương.
Trong công tác chỉ đạo điều hành, Huyện ủy, UBND huyện xác định công tác tư pháp là nhiệm vụ quan trọng, cần phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; các xã, thị trấn coi công tác tư pháp là nhiệm vụ thường xuyên và phải được quan tâm. Nhờ đó, công tác tư pháp ở huyện Kim Sơn đã từng bước đi vào hoạt động có hiệu quả, đội ngũ cán bộ, công chức tư pháp từ huyện đến cơ sở đã dần được bảo đảm về số lượng và chất lượng (ở Kim Sơn: Phòng Tư pháp có Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, 1 công chức và 2 hợp đồng lao động; ở 27 xã, thị trấn có 39 công chức tư pháp - hộ tịch, trong đó có 26 người có trình độ Đại học (trong đó, Đại học Luật là 20), có 13 trình độ Trung cấp (trong đó, Trung cấp Luật là 12), còn lại là trình độ chuyên môn khác. Hàng năm, trên cở sở nội dung, chương trình công tác, kế hoạch của tỉnh, của Sở Tư pháp, UBND huyện đã ban hành chương trình công tác và kế hoạch năm của huyện, các xã trên cơ sở đó có kế hoạch công tác năm để thực hiện. Phòng Tư pháp, UBND cấp xã và cán bộ tư pháp - hộ tịch cũng chủ động triển khai tổ chức các mặt hoạt động công tác tư pháp, thường xuyên bám sát nhiệm vụ chính trị của Ngành Tư pháp, các quy định pháp luật về công tác tư pháp, các kế hoạch, chương trình công tác của địa phương để tổ chức thực hiện với mục tiêu là phục vụ và làm hài lòng người dân khi có nhu cầu tìm hiểu pháp luật, thực hiện các thủ tục hành chính, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân...
Ở cấp huyện, ngay từ đầu năm, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) huyện Kim Sơn đã ban hành kế hoạch và triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, PBGDPL trên địa bàn huyện, trong kế hoạch yêu cầu các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch của đơn vị mình, Phòng Tư pháp huyện là cơ quan thường trực của Hội đồng có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả với UBND huyện, chịu trách nhiệm bố trí đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên để thực hiện nhiệm vụ ở cấp xã, căn cứ kế hoạch của huyện, xã ban hành kế hoạch của mình và phối hợp với Phòng Tư pháp huyện, các tổ chức chính trị - xã hội để thực hiện công tác tuyên truyền, PBGDPL ở cơ sở. Đội ngũ báo cáo viên và tuyên truyền viên pháp luật từ huyện tới cơ sở thường xuyên được kiện toàn, sự phối kết hợp giữa các cơ quan, tổ chức chính trị xã hội, các ngành được thực hiện thường xuyên, hệ thống Đài Truyền thanh huyện và cấp xã được các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo thường xuyên tuyên truyền PBGDPL cho người dân, nhất là những văn bản pháp luật mới được ban hành, mới được sửa đổi, bổ sung, những văn bản luật có liên quan đến các quy định về quyền, nghĩa vụ của công dân.
Do đặc điểm địa phương, nên cấp huyện và cấp xã, nhất là những địa phương có đông đồng bào theo đạo đã quan tâm tuyên truyền, phổ biến nội dung quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, các quy định của Nhà nước về lễ hội, xây dựng cơ sở thờ tự và quyền sử dụng đất của các tổ chức tôn giáo... Thông qua kết quả tuyên truyền, PBGDPL cho người dân trên địa bàn nói chung, trong đó có số lượng lớn người theo đạo trên địa bàn huyện đã từng bước góp phần nêu cao nhận thức, hiểu biết pháp luật của người dân, việc thi hành pháp luật được đảm bảo, quyền và lợi ích của nhân dân được bảo đảm. Người dân tin tưởng vào Đảng ủy, chính quyền các cấp, tôn trọng pháp luật và hạn chế vi phạm pháp luật.
2. Công tác hòa giải cơ sở
Vì đặc điểm dân cư trên địa bàn huyện có 2 tôn giáo chính sống xen kẽ với nhau. Bên cạnh đó là tỷ lệ không nhỏ người không theo đạo, cho nên trong đời sống xã hội, đời sống dân sự và sinh hoạt có các hệ tư tưởng gắn liền với tôn giáo khác nhau, dễ xảy ra xung đột mang tính tư tưởng; nếu không làm tốt công tác hòa giải, thì sẽ khó khăn cho việc giữ gìn trật tự xã hội và an ninh nông thôn. Xuất phát từ những đặc điểm đó, cấp ủy, chính quyền huyện, xã luôn quan tâm đến công tác hòa giải, Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở có vai trò quan trọng trong quy trình vận động, thuyết phục, phát hiện và phối hợp với các cấp chính quyền cấp ủy ở cơ sở nhất là ở thôn, xóm, phố, tập trung làm tốt công tác hòa giải. Trung bình hàng năm trên địa bàn huyện, tỷ lệ hòa giải thành so với các vụ việc phát sinh là 75 - 80%, thông qua công tác hòa giải đã góp phần gìn giữ, ổn định xã hội, góp phần gìn giữ an ninh nông thôn và an ninh tôn giáo trên địa bàn.
3. Công tác đăng ký và quản lý hộ tịch
Trước đây, do nhận thức của người dân mà trong đó có nhiều người theo đạo, coi việc đăng ký và quản lý hộ tịch của địa phương đối với cá nhân là chưa cần thiết. Vì nhiều người vẫn nghĩ rằng, theo quy định của tôn giáo việc sinh ra, lớn lên và kết hôn cũng như khi qua đời chỉ làm các phép, lễ theo quy định của giáo lý là đủ, cho nên đã khó khăn cho chính quyền địa phương trong quản lý hộ tịch, có nhiều trường hợp đăng ký khai sinh quá hạn (khi đi học mới đăng ký khai sinh), kết hôn không đăng ký kết hôn tại chính quyền địa phương, khi gia đình có người chết không ai đi đăng ký khai tử.
Để đảm bảo quyền lợi cho công dân và nhất là thông qua việc tuyên truyền các quy định của pháp luật về hộ tịch, các cấp chính quyền tích cực khắc phục tồn tại, khó khăn; tích cực tuyên truyền vận động người dân. Nhất là từ năm 2006, thực hiện Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch và nay là Luật Hộ tịch, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch từ huyện đến cơ sở được thực hiện theo pháp luật, người dân đã nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch, khắc phục được tình trạng khai sinh quá hạn cho trẻ sinh ra, chấp hành quy định về độ tuổi đăng ký kết hôn và đến UBND cấp xã để đăng ký kết hôn theo quy định. Khi gia đình có người chết, thì người thân đã chủ động đến UBND xã thực hiện việc đăng ký khai tử, mọi quyền lợi của người được khai sinh, kết hôn và sau khi chết được Nhà nước đảm bảo.
4. Hoạt động trợ giúp pháp lý
Trên cơ sở phối hợp giữa Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh, Phòng Tư pháp và UBND các xã, các tổ chức chính trị - xã hội đã thường xuyên thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động cơ sở nhất là những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn như xã vùng ven biển, những xã khó khăn, đồng thời lồng ghép công tác tuyên truyền, PBGDPL góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người dân. Thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý đã giúp cho người dân, nhất là người dân theo đạo hiểu hơn về pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành và thi hành pháp luật, bảo vệ được quyền và lợi ích của người dân, góp phần ổn định chính trị - xã hội và an ninh ở địa phương.
Trong công tác chỉ đạo điều hành, Huyện ủy, UBND huyện xác định công tác tư pháp là nhiệm vụ quan trọng, cần phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; các xã, thị trấn coi công tác tư pháp là nhiệm vụ thường xuyên và phải được quan tâm. Nhờ đó, công tác tư pháp ở huyện Kim Sơn đã từng bước đi vào hoạt động có hiệu quả, đội ngũ cán bộ, công chức tư pháp từ huyện đến cơ sở đã dần được bảo đảm về số lượng và chất lượng (ở Kim Sơn: Phòng Tư pháp có Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, 1 công chức và 2 hợp đồng lao động; ở 27 xã, thị trấn có 39 công chức tư pháp - hộ tịch, trong đó có 26 người có trình độ Đại học (trong đó, Đại học Luật là 20), có 13 trình độ Trung cấp (trong đó, Trung cấp Luật là 12), còn lại là trình độ chuyên môn khác. Hàng năm, trên cở sở nội dung, chương trình công tác, kế hoạch của tỉnh, của Sở Tư pháp, UBND huyện đã ban hành chương trình công tác và kế hoạch năm của huyện, các xã trên cơ sở đó có kế hoạch công tác năm để thực hiện. Phòng Tư pháp, UBND cấp xã và cán bộ tư pháp - hộ tịch cũng chủ động triển khai tổ chức các mặt hoạt động công tác tư pháp, thường xuyên bám sát nhiệm vụ chính trị của Ngành Tư pháp, các quy định pháp luật về công tác tư pháp, các kế hoạch, chương trình công tác của địa phương để tổ chức thực hiện với mục tiêu là phục vụ và làm hài lòng người dân khi có nhu cầu tìm hiểu pháp luật, thực hiện các thủ tục hành chính, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân...
Phòng Tư pháp huyện Kim Sơn