Chủ nhật 22/06/2025 21:58
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Đặc điểm của tội xâm phạm sở hữu ở thành phố Hồ Chí Minh những năm gần đây

Có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, nhưng trong những năm gần đây, TP. Hồ Chí Minh cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức khác, trong đó có diễn biến phức tạp về tình hình tội phạm nói chung và tội phạm xâm phạm sở hữu nói riêng. Việc gia tăng về số vụ và số đối tượng phạm tội loại này không chỉ ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, mà còn trực tiếp xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân, đe dọa đến hoạt động bình thường của đời sống xã hội.

Theo số liệu thống kê, từ năm 2010 đến năm 2014, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh xảy ra 30.344 vụ án xâm phạm sở hữu (mỗi năm xảy ra khoảng 6.000 vụ). Số vụ án qua các năm chủ yếu là tăng lên, chỉ cá biệt trong năm 2014 là giảm 551 vụ so với năm 2013. Chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số vụ án nói trên là “trộm cắp tài sản” (18.891 vụ, chiếm 62,26%), tiếp đó là “cướp giật tài sản (7.901 vụ, chiếm 26,04%); cướp tài sản (1.883 vụ, chiếm 6,04%); lừa đảo chiếm đoạt tài sản (1.004 vụ, chiếm 3,31%), lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (chiếm 4,12%)... Thực tế này phần nào đã phản ánh tính chất manh động, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt của người phạm tội và cả những yếu tố thuộc về người bị hại như sự nhẹ dạ cả tin, sự lơi lỏng, sơ hở trong quá trình quản lý, chiếm giữ và sử dụng tài sản đã tạo điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm quyền sở hữu tài sản. Qua nghiên cứu thực tiễn công tác phòng ngừa và điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu, tỷ lệ điều tra, khám phá làm rõ các vụ án này của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội là 16.291 vụ (chiếm tỷ lệ 53,69%) với 22.454 bị can. Với tỷ lệ khám phá thấp như trên, vô hình chung đã làm cho tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở TP. Hồ Chí Minh thêm phần phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu, đồng thời, làm giảm uy tín và lòng tin của nhân dân vào hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Tội phạm xâm phạm sở hữu chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các vụ phạm tội hình sự và có đặc điểm nổi bật sau đây:

Một là, đa số đối tượng gây án có trình độ học vấn thấp

Trong số 22.454 bị can trong các vụ án xâm phạm sở hữu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến năm 2014, có 21.387 bị can là nam giới (chiếm 95,25%). Việc nam giới vẫn chiếm số lượng lớn như trên cũng là điều dễ hiểu vì họ thường có khí chất nóng nảy, manh động và bộc trực hơn so với nữ giới. Bị can là nữ có 1.067 người, chủ yếu là do tham gia phạm tội trong các băng nhóm có đối tượng chỉ huy, cầm đầu. Về trình độ văn hóa, số bị can mù chữ chiếm tới 47,02% (10.558 bị can); trình độ tiểu học có 7.187 bị can (chiếm 32,01%), trung học cơ sở có 4.709 bị can (chiếm 20,97%). Phần lớn các đối tượng phạm tội xâm phạm sở hữu có trình độ văn hóa rất thấp, trình độ nhận thức xã hội và ý thức pháp luật hạn chế, có lối sống ích kỷ, coi thường chuẩn mực đạo đức xã hội, xem thường mạng sống con người, thường giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực, chỉ cần đạt được mục đích. Đặc biệt, một số đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật nhưng lại không biết mình đã phạm tội, một số thì được gia đình và đồng bọn che giấu, giúp đỡ nhằm trốn tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng, thiếu sự hợp tác giúp đỡ trong quá trình điều tra giải quyết các vụ việc của cơ quan có thẩm quyền. Các bị can có trình độ văn hóa thấp, chủ yếu làm nông nghiệp (14.600 bị can, chiếm 65,02%); số đối tượng còn lại nghề nghiệp cũng không ổn định (3.359 bị can, chiếm 14,96%), thường là những đối tượng lêu lổng, lang thang, việc tụ tập thành băng ổ nhóm đang có xu hướng gia tăng.

Trong số bị can của các vụ án xâm phạm sở hữu thì số phạm tội lần đầu lại chiếm tỷ lệ khá lớn là 17.730 bị can (chiếm 78,96%), chỉ có 4.724 bị can (chiếm 21,04%) là có tiền án, tiền sự. Thực tế, khi thực hiện hành vi phạm tội, những bị can phạm tội lần đầu này đều chưa nhận thức được mức độ lỗi, hậu quả pháp lý và hình phạt đối với tội phạm do mình gây ra. Số có tiền án, tiền sự phần lớn là những đối tượng di cư từ nơi khác đến, đã phạm tội lần đầu ở địa phương khác, sau đó di cư đến địa bàn TP. Hồ Chí Minh làm ăn, sinh sống, do không có việc làm và nguồn thu nhập thiếu ổn định đã tiếp tục có hành vi phạm tội, đặc biệt, số bị can dạng này lại có xu hướng ngày càng gia tăng.

Việc các đối tượng “di dân tự do” rồi thực hiện hành vi phạm tội trên đây cần được lưu ý trong quá trình áp dụng các biện pháp phòng ngừa và điều tra tội phạm xâm phạm sở hữu, vì dạng này chiếm tỷ lệ tới 18,57% (4.170 bị can); số bị can tạm trú là 5.948 bị can (chiếm 26,49%). Chỉ hơn nửa số bị can có hộ khẩu thường trú tại TP. Hồ Chí Minh (12.336 bị can). Một lưu ý nữa là, các đối tượng thực hiện hành vi tội phạm xâm phạm sở hữu thì có độ tuổi rất đa dạng, bất kể lứa tuổi nào khi có động cơ, mục đích và điều kiện thuận lợi là có thể gây án. Tuy nhiên, đối tượng từ 18 đến 30 tuổi vẫn chiếm nhiều nhất: 13.178 bị can (chiếm 58,69%); từ 30 đến 45: 6.516 bị can (chiếm 29,02%); từ 45 tuổi trở lên: 1.864 bị can (chiếm 8,3%)…

Hai là, các đối tượng “ra tay” cả ngày lẫn đêm

Thống kê về thời gian xảy ra các vụ án xâm phạm sở hữu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến năm 2014 cho thấy, thời gian gây án của các đối tượng trong các vụ án xâm phạm sở hữu xảy ra quanh năm và ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày (cả ngày lẫn đêm). Cụ thể, từ 0 giờ đến 12 giờ xảy ra 1.025 vụ, chiếm tỷ lệ 6,29%; từ 12 giờ đến 16 giờ xảy ra 3.185 vụ, chiếm tỷ lệ 19,55%; từ 16 giờ đến 20 giờ xảy ra 11.183 vụ, chiếm tỷ lệ 68,65%; từ 20 giờ đến 24 giờ xảy ra 898 vụ, chiếm tỷ lệ 5,51%. Như vậy, số vụ án xâm phạm sở hữu xảy ra nhiều nhất vào khoảng thời gian từ 16 giờ đến 24 giờ, đây là thời gian nghỉ ngơi sau ngày làm việc, thường có các hoạt động đi lại giao lưu, ăn uống, nên thường thiếu cảnh giác trong việc bảo quản tài sản. Đây cũng là thời điểm thuận lợi mà thủ phạm thường chọn để trốn thoát sau khi gây án. Tội phạm thường xảy ra ở khu vực dân cư sinh sống (qua hồ sơ các vụ từ năm 2010 đến 2014 thì có 7.869 vụ, tỷ lệ 48,3%); địa điểm gây án ở trung tâm quận, huyện, nơi công cộng, các quán nhậu, quán cà phê, tụ điểm vui chơi giải trí là 2.786 vụ (chiếm tỷ lệ 17,1%), gây án xảy ra ở các tuyến trọng điểm là 1.645 vụ (chiếm tỷ lệ 10,1%). Đáng lưu ý là ở nương rẫy có xảy ra khá nhiều vụ xâm phạm sở hữu, 3.991 vụ (chiếm tỷ lệ 24,5%).

Số vụ không có sự chuẩn bị chiếm tỷ lệ 58,75%, các đối tượng thực hiện bột phát bất ngờ, dùng nhiều thủ đoạn để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, thường sử dụng những công cụ sẵn có ở hiện trường để gây án, không có thời gian lựa chọn phương pháp, thủ đoạn gây án, lợi dụng những sơ hở của nạn nhân, điều kiện tự nhiên sẵn có tại hiện trường để gây án. Số vụ có giai đoạn chuẩn bị gây án chiếm tỷ lệ 41,25%, các đối tượng thường lợi dụng vào điều kiện, hoàn cảnh khách quan, lựa chọn thời điểm thuận lợi như khi nạn nhân sơ hở, mất cảnh giác, vắng người để nhanh chóng tiếp cận chiếm đoạt tài sản, hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản rồi nhanh chóng tẩu thoát khỏi nơi gây án mà không bị phát hiện, truy đuổi. Tuy nhiên, có nhiều vụ dù không có sự chuẩn bị từ trước, nhưng thủ phạm luôn có sẵn công cụ, phương tiện gây án trong người để có thể thực hiện hành vi phạm tội ngay lập tức. Trong các vụ án xâm phạm sở hữu mà giữa thủ phạm và nạn nhân có mối quan hệ quen biết từ trước thì thường có giai đoạn chuẩn bị phạm tội và ngược lại. Nếu có mối quan hệ quen biết (thân thích, hàng xóm láng giềng hoặc bạn bè, đối tác làm ăn) thì việc thực hiện tội phạm lại diễn ra công khai, có nhiều người chứng kiến. Đối với vụ án mà người phạm tội không quen biết nạn nhân thì thường các đối tượng bất ngờ gây án rồi nhanh chóng rút khỏi hiện trường nhằm tránh sự nhận diện của nạn nhân và những người khác.

Ba là, các đối tượng thường sử dụng hung khí để gây án

Thủ phạm sử dụng các công cụ, phương tiện gây án rất đa dạng tùy thuộc vào từng đối tượng, từng nhóm đối tượng thực hiện hành vi xâm phạm sở hữu. Số vụ mà các đối tượng dùng sức mạnh chân, tay để phạm tội chỉ chiếm 12,37%, còn lại là sử dụng các loại vũ khí, hung khí, trong đó số vụ án mà các đối tượng sử dụng dao, kiếm, mã tấu, búa, cuốc, xẻng, chai lọ thủy tinh để phạm tội là 11.571 vụ (chiếm tỷ lệ 71,03%); số vụ án mà các đối tượng sử dụng vũ khí quân dụng để phạm tội là 456 (chiếm tỷ lệ 2,8%); số vụ án mà các đối tượng sử dụng các loại công cụ, phương tiện khác để phạm tội là 2.248 vụ (chiếm tỷ lệ 13,8%)… Việc sử dụng các loại vũ khí “nóng” (súng, dao, kiếm, mã tấu…) để phạm tội ngày càng phổ biến. Điều này phần nào phản ánh tính chất manh động, liều lĩnh, táo bạo và tính tổ chức cao trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội của các đối tượng.

Phân tích những đặc điểm của các tội phạm xâm phạm sở hữu trên đây không chỉ có ý nghĩa trong việc định hướng, đề ra đường lối phòng ngừa tội phạm có hiệu quả, mà còn có ý nghĩa và là nền tảng cho việc định tội danh và quyết định hình phạt một cách công bằng, chính xác, khách quan, bảo đảm xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, góp phần tiến tới thủ tiêu nguyên nhân và điều kiện cho sự tồn tại và gia tăng tội phạm xâm phạm sở hữu trong thời gian tới tại một địa bàn trọng điểm về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội như TP. Hồ Chí Minh.

Ths. Nguyễn Văn Thanh

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Nhiều quy định "mở" để trao quyền chủ động cho chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn

Nhiều quy định "mở" để trao quyền chủ động cho chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn

Đây là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh khi trao đổi với chúng tôi về 28 nghị định của Chính phủ về phân quyền, phân cấp; phân định thẩm quyền giữa Chính phủ và chính quyền địa phương 02 cấp.
Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Ngày 11/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 120/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp (Nghị định số 120/2025/NĐ-CP). Nghị định bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của các cơ quan; không để gián đoạn công việc, không để chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của xã hội, người dân, doanh nghiệp khi thực hiện chính quyền địa phương hai cấp từ ngày 01/7/2025 trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.
Phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Nhằm thể chế hoá đầy đủ quan điểm chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phân quyền, phân cấp; bảo đảm việc triển khai nhiệm vụ được thông suốt, hiệu quả, kịp thời, cải cách tối đa thủ tục hành chính, giảm chi phí, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, Chính phủ ban hành Nghị định số 121/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp (Nghị định số 121/2025/NĐ-CP).
Cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đòn bẩy thúc đẩy kinh tế tư nhân bứt phá

Cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đòn bẩy thúc đẩy kinh tế tư nhân bứt phá

Kinh tế tư nhân chiếm hơn 70% cơ cấu kinh tế Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng quốc gia, tuy nhiên, khu vực này chưa phát triển tương xứng với tiềm năng do còn nhiều rào cản về thủ tục, chính sách và thiếu cơ chế phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. Nghị quyết số 198/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển (Nghị quyết số 198/2025/QH15) và Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 198/2025/QH15 (Nghị quyết số 139/NQ-CP) với nhiều cơ chế, chính sách quan trọng sẽ góp phần “cởi trói”, tạo động lực để kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới.
Quyết tâm mạnh mẽ bảo đảm quyền không bị tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục con người ở Việt Nam

Quyết tâm mạnh mẽ bảo đảm quyền không bị tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục con người ở Việt Nam

Việt Nam đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ và cam kết rõ ràng trong việc bảo vệ quyền không bị tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo. Quyết tâm này được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa kể từ khi Việt Nam gia nhập Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (Công ước UNCAT) vào năm 2015. Những nỗ lực của Việt Nam trong bảo đảm quyền này không chỉ thể hiện qua việc hoàn thiện hệ thống pháp luật mà còn qua việc triển khai các biện pháp hành chính, tư pháp và hợp tác quốc tế.
Xây dựng pháp luật thi hành án dân sự đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới

Xây dựng pháp luật thi hành án dân sự đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới

Luật Thi hành án dân sự được Quốc hội khóa XII đã thông qua ngày 14/11/2008, được sửa đổi, bổ sung các năm 2014, 2018, 2020, 2022 (Luật Thi hành án dân sự). Sau gần 17 năm triển khai thực hiện, công tác thi hành án dân sự đã đạt được nhiều kết quả tích cực, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội của đất nước.
Bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin là chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước

Bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin là chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước

Ở nước ta, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền được tiếp cận thông tin được ghi nhận cụ thể trong Hiến pháp, pháp luật. Cùng với sự phát triển của đất nước và quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam gia nhập nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương về vấn đề bảo vệ quyền con người. Trong đó quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin ngày càng được bảo đảm tốt hơn, thông qua quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia và quá trình nội luật hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao - Nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, mang tính chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước

Phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao - Nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, mang tính chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước

Sau gần 40 năm đổi mới, kinh tế tư nhân đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã phát triển lớn mạnh, khẳng định thương hiệu và vươn ra thị trường khu vực, thế giới. Tuy nhiên, kinh tế tư nhân hiện vẫn đối mặt với nhiều rào cản, chưa bứt phá về quy mô và năng lực cạnh tranh, chưa đáp ứng được yêu cầu, kỳ vọng là lực lượng nòng cốt của kinh tế đất nước. Để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân cần có sự vào cuộc toàn diện của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp.
Nhiều chính sách mới có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025, kịp thời tháo gỡ khó khăn, “điểm nghẽn” về thể chế, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

Nhiều chính sách mới có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025, kịp thời tháo gỡ khó khăn, “điểm nghẽn” về thể chế, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

Từ ngày 01/7/2025, nhiều luật do Quốc hội khóa XV thông qua chính thức có hiệu lực thi hành với nhiều chính sách mới có tính đột phá, góp phần khơi thông “điểm nghẽn” về thể chế, tạo động lực phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, sẵn sàng đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Nỗ lực cao nhất để sớm đưa Cổng Pháp luật quốc gia phục vụ người dân và doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Nỗ lực cao nhất để sớm đưa Cổng Pháp luật quốc gia phục vụ người dân và doanh nghiệp

Sáng nay (31/5/2025), tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo nhiều bộ, ngành Trung ương đã bấm nút khai trương Cổng Pháp luật quốc gia. Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, cơ quan được Chính phủ giao làm đầu mối vận hành Cổng Pháp luật quốc gia về nội dung này.
Nhiều quy định mới về quy trình xây dựng, ban hành văn bản  quy phạm pháp luật

Nhiều quy định mới về quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Ngày 19/02/2025, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025. Ngày 01/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Nghị định số 78/2025/NĐ-CP). Luật và Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2025, có nhiều quy định mới được bổ sung để hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng ngắn gọn, đơn giản hơn về các bước, thành phần hồ sơ, rút ngắn thời gian xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp, trình Chính phủ chậm nhất ngày 03/6/2025

Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp, trình Chính phủ chậm nhất ngày 03/6/2025

Thực hiện nhiệm vụ được Quốc hội và Chính phủ giao, đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký ban hành Quyết định số 1355/QĐ-BTP ngày 28/4/2025 chính thức ban hành Kế hoạch triển khai nhiệm vụ của Bộ Tư pháp về việc tổ chức lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến của Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Nhận diện những rào cản trong đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Nhận diện những rào cản trong đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” trong ấn phẩm 200 trang “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo” xuất bản năm 2025.

Giải pháp khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Giải pháp khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới” trong ấn phẩm 200 trang “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo” xuất bản năm 2025.
Một số hạn chế trong quy định pháp luật về thành lập và ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Một số hạn chế trong quy định pháp luật về thành lập và ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Một số hạn chế trong quy định pháp luật về thành lập và ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo” trong ấn phẩm 200 trang “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo” xuất bản năm 2025.

Theo dõi chúng tôi trên:

mega story

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm