Công đoàn Việt Nam được ra đời từ khá sớm, tiền thân của tổ chức này là Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ, được thành lập ngày 28/7/1929. Đây là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động) tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh. Tuy nhiên, đến năm 1990 Luật Công đoàn mới chính thức ra đời và được sửa đổi, bổ sung năm 2012. Từ đó đến nay, đã có rất nhiều văn bản hướng dẫn thi hành các nội dung quy định trong Luật Công đoàn.
Có thể thấy rằng, tổ chức công đoàn có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Tuy nhiên, không phải lúc nào và ở đâu công tác công đoàn cũng được quan tâm, chú trọng. Do vậy, để tổ chức công đoàn thực sự là nơi để người lao động tin tưởng, ủng hộ, là cơ quan bảo vệ tốt nhất các quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, thì việc hoàn thiện các quy định về công đoàn là một đòi hỏi khách quan và tất yếu.
Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thì các quy định về công đoàn đã bộc lộ một số điểm hạn chế, bất cập. Trong bài viết này, tác giả đi sâu vào phân tích việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không có cán bộ công đoàn chuyên trách.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Công đoàn năm 2012 thì: “Cán bộ công đoàn chuyên trách là người được tuyển dụng, bổ nhiệm để đảm nhiệm công việc thường xuyên trong tổ chức công đoàn”, khoản 3 Điều 23 Luật Công đoàn năm 2012 thì: “Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của từng công đoàn cơ sở và số lượng lao động trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ công đoàn quyết định bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách”. Như vậy, từ nội dung điều luật nêu trên có thể thấy, cán bộ công đoàn chuyên trách là người được tuyển dụng, bổ nhiệm để đảm nhiệm công việc thường xuyên trong tổ chức công đoàn, tức là, người chuyên làm các công việc về công đoàn theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách trong các tổ chức công đoàn cơ sở không phải là một yêu cầu bắt buộc mà phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của từng công đoàn cơ sở và số lượng lao động trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Hiện nay, việc bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ngoài quốc doanh được quy định khá cụ thể tại Quyết định số 1617/QĐ-TLĐ ngày 31/12/2014 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành Quy định về bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập (Quyết định số 1617). Theo đó, khoản 3 Điều 3 Quyết định số 1617 quy định: “Công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 2 của Quy định này có đủ 1.000 đoàn viên thuộc đối tượng tính quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội, được bố trí một cán bộ công đoàn chuyên trách hưởng lương và các khoản phụ cấp theo quy định từ nguồn tài chính công đoàn. Những công đoàn cơ sở có trên 1.000 đoàn viên thì cứ tăng thêm 1.500 đoàn viên được bố trí thêm một cán bộ công đoàn chuyên trách nhưng tối đa không quá 07 người hưởng lương từ nguồn tài chính công đoàn. Trường hợp đặc biệt, nếu công đoàn cơ sở có đủ nguồn tài chính, có nhu cầu bố trí tăng thêm vượt quá số lượng quy định tại khoản này thì thỏa thuận với người sử dụng lao động và đề nghị liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương xem xét, quyết định”. Chúng tôi cho rằng, quy định này là khá rõ ràng, dễ áp dụng, dễ thực hiện.
Tuy nhiên, khoản 4 Điều 3 Quyết định số 1617 quy định trường hợp: “Đối với công đoàn cơ sở có dưới 1.000 đoàn viên, có nhu cầu bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách, nếu doanh nghiệp, đơn vị đồng ý trả lương từ nguồn tài chính của doanh nghiệp thì công đoàn cấp trên xem xét, công nhận cán bộ công đoàn chuyên trách theo quy định”. Quy định này cho thấy, đối với các công đoàn cơ sở có dưới 1.000 đoàn viên, thì nếu có nhu cầu bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách và nếu doanh nghiệp, đơn vị đồng ý trả lương từ nguồn tài chính của doanh nghiệp thì mới được xem xét, bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách.
Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp nước ta chủ yếu hoạt động với mô hình nhỏ và vừa, phần lớn các doanh nghiệp có số lượng người lao động dưới 1.000 người; phần lớn các tổ chức công đoàn cơ sở hiện nay đều không có cán bộ công đoàn chuyên trách, mà chủ yếu cán bộ công đoàn là kiêm nhiệm. Những cán bộ công đoàn kiêm nhiệm này là người hưởng lương trực tiếp từ người sử dụng lao động, là người nằm trong bộ máy quản lý của người sử dụng lao động. Đồng thời, họ thường không có đủ kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết trong công tác công đoàn. Do đó, khi đối mặt với những vấn đề thực tế phát sinh trong quan hệ lao động, họ phải cân nhắc, lựa chọn trong hành động của mình, hành động vì quyền, lợi ích của người lao động hay hành động vì người sử dụng lao động - người đảm bảo cho họ có một công việc, đảm bảo đời sống cho họ, cũng như cân nhắc đến mức độ của mỗi hành động… Họ còn phải chọn lựa trong việc hành động vì quyền lợi của người lao động hay quyền lợi của chính họ, trong những trường hợp chủ tịch hoặc phó chủ tịch công đoàn cơ sở là phó giám đốc, quản đốc… Chính vì vậy, trong các trường hợp này, vai trò của công đoàn bị mờ nhạt, không phát huy được chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của mình, gây mất niềm tin của người lao động vào tổ chức đại diện cho mình để bảo vệ quyền lợi của mình, bởi công đoàn được xem là tổ chức của người lao động.
Do đó, để phát huy được hiệu quả của các tổ chức công đoàn cơ sở, chúng tôi có một vài kiến nghị sau:
Thứ nhất, cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ ràng hơn việc thành lập các công đoàn cơ sở trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là bắt buộc.
Thứ hai, các cơ quan có thẩm quyền, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình cần tổ chức nhiều hơn các lớp tập huấn kỹ năng của cán bộ làm công tác công đoàn. Đồng thời, có nhiều biện pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục hiệu quả đến người lao động, để họ hiểu, nhận thức được vai trò, ý nghĩa thực chất của tổ chức công đoàn. Từ đó tạo tâm lý yên tâm làm việc cho người lao động.
Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thì các quy định về công đoàn đã bộc lộ một số điểm hạn chế, bất cập. Trong bài viết này, tác giả đi sâu vào phân tích việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không có cán bộ công đoàn chuyên trách.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Công đoàn năm 2012 thì: “Cán bộ công đoàn chuyên trách là người được tuyển dụng, bổ nhiệm để đảm nhiệm công việc thường xuyên trong tổ chức công đoàn”, khoản 3 Điều 23 Luật Công đoàn năm 2012 thì: “Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của từng công đoàn cơ sở và số lượng lao động trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ công đoàn quyết định bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách”. Như vậy, từ nội dung điều luật nêu trên có thể thấy, cán bộ công đoàn chuyên trách là người được tuyển dụng, bổ nhiệm để đảm nhiệm công việc thường xuyên trong tổ chức công đoàn, tức là, người chuyên làm các công việc về công đoàn theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách trong các tổ chức công đoàn cơ sở không phải là một yêu cầu bắt buộc mà phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của từng công đoàn cơ sở và số lượng lao động trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Hiện nay, việc bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ngoài quốc doanh được quy định khá cụ thể tại Quyết định số 1617/QĐ-TLĐ ngày 31/12/2014 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành Quy định về bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập (Quyết định số 1617). Theo đó, khoản 3 Điều 3 Quyết định số 1617 quy định: “Công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 2 của Quy định này có đủ 1.000 đoàn viên thuộc đối tượng tính quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội, được bố trí một cán bộ công đoàn chuyên trách hưởng lương và các khoản phụ cấp theo quy định từ nguồn tài chính công đoàn. Những công đoàn cơ sở có trên 1.000 đoàn viên thì cứ tăng thêm 1.500 đoàn viên được bố trí thêm một cán bộ công đoàn chuyên trách nhưng tối đa không quá 07 người hưởng lương từ nguồn tài chính công đoàn. Trường hợp đặc biệt, nếu công đoàn cơ sở có đủ nguồn tài chính, có nhu cầu bố trí tăng thêm vượt quá số lượng quy định tại khoản này thì thỏa thuận với người sử dụng lao động và đề nghị liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương xem xét, quyết định”. Chúng tôi cho rằng, quy định này là khá rõ ràng, dễ áp dụng, dễ thực hiện.
Tuy nhiên, khoản 4 Điều 3 Quyết định số 1617 quy định trường hợp: “Đối với công đoàn cơ sở có dưới 1.000 đoàn viên, có nhu cầu bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách, nếu doanh nghiệp, đơn vị đồng ý trả lương từ nguồn tài chính của doanh nghiệp thì công đoàn cấp trên xem xét, công nhận cán bộ công đoàn chuyên trách theo quy định”. Quy định này cho thấy, đối với các công đoàn cơ sở có dưới 1.000 đoàn viên, thì nếu có nhu cầu bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách và nếu doanh nghiệp, đơn vị đồng ý trả lương từ nguồn tài chính của doanh nghiệp thì mới được xem xét, bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách.
Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp nước ta chủ yếu hoạt động với mô hình nhỏ và vừa, phần lớn các doanh nghiệp có số lượng người lao động dưới 1.000 người; phần lớn các tổ chức công đoàn cơ sở hiện nay đều không có cán bộ công đoàn chuyên trách, mà chủ yếu cán bộ công đoàn là kiêm nhiệm. Những cán bộ công đoàn kiêm nhiệm này là người hưởng lương trực tiếp từ người sử dụng lao động, là người nằm trong bộ máy quản lý của người sử dụng lao động. Đồng thời, họ thường không có đủ kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết trong công tác công đoàn. Do đó, khi đối mặt với những vấn đề thực tế phát sinh trong quan hệ lao động, họ phải cân nhắc, lựa chọn trong hành động của mình, hành động vì quyền, lợi ích của người lao động hay hành động vì người sử dụng lao động - người đảm bảo cho họ có một công việc, đảm bảo đời sống cho họ, cũng như cân nhắc đến mức độ của mỗi hành động… Họ còn phải chọn lựa trong việc hành động vì quyền lợi của người lao động hay quyền lợi của chính họ, trong những trường hợp chủ tịch hoặc phó chủ tịch công đoàn cơ sở là phó giám đốc, quản đốc… Chính vì vậy, trong các trường hợp này, vai trò của công đoàn bị mờ nhạt, không phát huy được chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của mình, gây mất niềm tin của người lao động vào tổ chức đại diện cho mình để bảo vệ quyền lợi của mình, bởi công đoàn được xem là tổ chức của người lao động.
Do đó, để phát huy được hiệu quả của các tổ chức công đoàn cơ sở, chúng tôi có một vài kiến nghị sau:
Thứ nhất, cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ ràng hơn việc thành lập các công đoàn cơ sở trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là bắt buộc.
Thứ hai, các cơ quan có thẩm quyền, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình cần tổ chức nhiều hơn các lớp tập huấn kỹ năng của cán bộ làm công tác công đoàn. Đồng thời, có nhiều biện pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục hiệu quả đến người lao động, để họ hiểu, nhận thức được vai trò, ý nghĩa thực chất của tổ chức công đoàn. Từ đó tạo tâm lý yên tâm làm việc cho người lao động.
Phạm Thị Quỳnh Nga
Tòa án nhân dân tối cao
Tòa án nhân dân tối cao