Theo Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, ngay sau khi Nghị quyết số 25 và Kết luận số 43 được ban hành, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối đã kịp thời tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện.
Công tác dân vận của Đảng bộ Khối trong 10 năm qua, đã có những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, lãnh đạo, cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ dân vận.Theo đó, các cấp ủy, tổ chức đảng trong Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt, triển khai và xây dựng chương trình hành động, kế hoạch thực hiện phù hợp đặc thù từng cơ quan, ban, bộ, ngành, đoàn thể.
Chính vì vậy, công tác dân vận của Đảng bộ Khối trong 10 năm qua, đã có những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, lãnh đạo, cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ dân vận.
Từ đó chấn chỉnh phương thức, phong cách làm việc của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là tinh thần, trách nhiệm trong thực thi công vụ; cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người dân.
Công tác tham mưu ban hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước ngày càng đáp ứng mong đợi của nhân dân, góp phần quan trọng tăng cường củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và chế độ của Nhà nước ta; tăng cường quan hệ đoàn kết thống nhất trong cơ quan, tổ chức, góp phần quan trọng hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của các ban, bộ, ngành, đoàn thể chính trị ở Trung ương.
Các đại biểu đại diện cấp ủy các đơn vị trực thuộc chia sẻ một số những khó khăn, vướng mắc trong công tác dân vận như: Sự phối hợp thực hiện công tác dân vận giữa cấp ủy và lãnh đạo chính quyền còn chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao; chưa đánh giá, dự báo kịp thời những diễn biến tư tưởng của quần chúng; chậm đổi mới nội dung, phương thức vận động, tập hợp quần chúng trong tình hình mới; việc bố trí, sắp xếp tổ chức, cán bộ, năng lực của cán bộ làm công tác dân vận chưa ngang tầm nhiệm vụ...
Chia sẻ sự nỗ lực vượt qua khó khăn để đạt kết quả trong điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định, song song kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, thông qua công tác dân vận, toàn ngành ngân hàng luôn chủ động, hết sức thực hiện công tác an sinh xã hội, hỗ trợ giảm nghèo bền vững. Từ đó, tạo công ăn việc làm, thu nhập, trợ giúp những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bảo đảm mức tối thiểu về một số dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và tiếp cận thông tin, tiện ích ngân hàng,...
Trong đó, nổi bật là các hoạt động hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19 và kết nối, hỗ trợ giảm nghèo bền vững tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Nhiều năm liên tục, ngành ngân hàng luôn dẫn đầu Khối các bộ, ngành Trung ương về công tác an sinh xã hội,... góp phần tích cực cùng Đảng, Nhà nước trong nỗ lực xóa đói, giảm nghèo, tri ân người có công và hỗ trợ các địa phương trên mọi miền Tổ quốc phát triển kinh tế-xã hội.
Trong đó, kịp thời thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng phù hợp với thực tiễn và đáp ứng lợi ích, nguyện vọng chính đáng của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động; phối hợp đảng đoàn, ban cán sự đảng các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương để lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị ban hành kèm theo Quyết định số 23-QĐ/TW ngày 30/7/2021 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ “Về tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác dân vận của cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới”.
Phát huy vai trò nêu gương của người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Lấy hiệu quả công việc, chất lượng tham mưu chủ trương, chính sách, sự hài lòng của nhân dân, của cán bộ, công chức trong cơ quan làm thước đo để đánh giá hiệu quả của công tác dân vận, đánh giá cán bộ, tổ chức trong các cơ quan Trung ương.
Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Thể đề nghị các cấp ủy trực thuộc tăng cường lãnh đạo, định hướng hoạt động của các tổ chức chính trị-xã hội, chú trọng hướng về cơ sở, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua, đa dạng hóa các hình thức tập hợp đoàn viên, hội viên; chủ động phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong việc tham gia giám sát, phản biện xã hội, tích cực góp ý kiến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật; giáo dục, vận động, tuyên truyền đoàn viên, hội viên thực hành đạo đức công vụ, có ý thức trách nhiệm cao trong tham mưu chủ trương, chính sách hợp lòng dân.
Các cấp ủy cần đẩy mạnh phong trào thi đua Dân vận Khéo, nhân rộng các mô hình, điển hình; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ công tác dân vận.