Trường Trung cấp Luật Vị Thanh là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Tư pháp, được thành lập theo Quyết định số 2222/QĐ-BTP ngày 19/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, chịu sự lãnh đạo, quản lý toàn diện và trực tiếp của Bộ Tư pháp, sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang. Trường có chức năng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ trung cấp luật và liên thông đào tạo cử nhân luật khi có đủ điều kiện, đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực làm công tác pháp luật; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp theo sự phân công của Bộ trưởng; liên kết đào tạo các chức danh tư pháp góp phần chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở; hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong việc đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật; tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao trình độ hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân, góp phần thiết thực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hậu Giang và các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ.
Bất kỳ một cơ sở đào tạo nào ra đời muốn tồn tại lâu dài và phù hợp với nhu cầu xã hội thì việc mở rộng quy mô tuyển sinh, đào tạo và đảm bảo chất lượng đào tạo đóng vai trò rất quan trọng. Trường Trung cấp Luật Vị Thanh cũng không nằm ngoài quy luật đó. Do vậy, sau hơn năm năm được thành lập và hoạt động, Trường đã dần ổn định về một số mặt công tác (tổ chức, cơ sở vật chất, chương trình giáo trình…). Tuy nhiên, đây không phải là khoảng thời gian dài để có thể khẳng định được vị trí của nhà trường đối với xã hội. Để làm được điều đó, đòi hỏi nhà trường phải luôn nỗ lực phấn đấu trên mọi lĩnh vực công tác, đặc biệt là chú trọng đến công tác tuyển sinh và đào tạo, bởi công tác này được xem là mặt trận quan trọng nhất, quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi nhà trường.
Kể từ khi đi vào hoạt động, đến nay, Trường Trung cấp Luật Vị Thanh đã và đang đào tạo, bồi dưỡng hơn 4.500 học sinh. Ngoài ra, Trường cũng đã tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo uy tín trong vùng và cả nước, đảm bảo chuẩn đầu ra, góp phần bổ sung nguồn cán bộ có trình độ pháp luật không chỉ cho các cơ quan tư pháp, cơ quan thi hành án dân sự mà còn cho Phòng Pháp chế của các sở, ban, ngành ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cho đến nay, Trường đã liên kết đào tạo các chức danh tư pháp (01 lớp nghiệp vụ luật sư với 98 học viên; 02 lớp nghiệp vụ công chứng với 88 học viên); liên kết đào tạo đại học luật (07 lớp với 296 sinh viên); liên kết với Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức lớp văn bằng 2 cử nhân kinh tế - chính trị với 72 học viên); bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn (02 lớp nghiệp vụ sư phạm với 81 học viên, 01 lớp nghiệp vụ kế toán trưởng với 47 học viên); bồi dưỡng kỹ năng chuyên ngành và kiến thức pháp luật kinh doanh trong lĩnh vực công chứng trên địa bàn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với 92 học viên; tổ chức kỳ thi tuyển công chức cho các cơ quan thi hành án dân sự ở các tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, An Giang, Cà Mau với 420 thí sinh tham dự…
Công tác tuyển sinh, đào tạo của Trường Trung cấp Luật Vị Thanh luôn gắn liền với hoạt động tư pháp. Hàng năm, nhà trường đều tổ chức ký kết chương trình phối hợp với các Sở, ban, ngành trong việc tăng cường thực hiện các công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân tỉnh Hậu Giang, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ cấp xã như: Phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang mở lớp “Dạy và học pháp luật” trên truyền hình cho 2.793 hòa giải viên trên địa bàn tỉnh Hậu Giang; tổ chức lớp tập huấn thừa phát lại cho Cục và các Chi Cục Thi hành án dân sự tỉnh Hậu Giang, tổ chức hội nghị triển khai Hiến pháp năm 2013 và Luật Đất đai năm 2013 cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức thuộc Trường và đại diện các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Tỉnh đoàn Hậu Giang thực hiện 27 đợt tư vấn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại các điểm trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trụ sở ấp. Đối tượng tham gia chủ yếu là học sinh, cán bộ đoàn, phụ nữ, thanh niên với tổng số người tham dự là khoảng 10.000 người.
Bên cạnh đó, qua gần sáu năm hoạt động, Trường đã trao 81 suất học bổng khuyến khích học tập (khoảng 113 triệu đồng), 12 suất học bổng dành cho học viên vượt khó học tập (06 triệu đồng), biểu dương 08 học viên có thành tích tốt trong hoạt động phong trào của Trường (khoảng 02 triệu đồng); xây dựng “Quỹ khuyến học” cho học viên vượt khó, học giỏi (khoảng 13 triệu đồng); quan tâm tìm đầu ra cho học viên, qua khảo sát học viên khóa 1, khóa 2 sau khi tốt nghiệp, 90% học viên là cán bộ, công chức phát huy tốt sở trường công tác tại đơn vị với việc ứng dụng kiến thức chuyên môn được đào tạo; 10% học viên tự do còn lại thì hầu hết đã tham gia công tác tại các văn phòng luật sư, văn phòng thừa phát lại, Ủy ban nhân dân cấp xã...
Trường Trung cấp Luật Vị Thanh là một trong năm cơ sở đào tạo trung cấp luật chính quy của Bộ Tư pháp, do đó, nhà trường luôn ý thức được trách nhiệm của mình để đáp ứng niềm tin của Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang và tính đúng đắn trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực pháp luật của Bộ, Ngành. Với sự mong mỏi được phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, tiếp tục xây dựng và phát triển Trường Trung cấp Luật Vị Thanh thành trường Đại học Luật của khu vực miền Tây Nam Bộ trên quê hương Hậu Giang, Trường hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan, ban, ngành của tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới. Đồng thời, Trường Trung cấp Luật Vị Thanh quyết tâm phát huy những kết quả đạt được, khắc phục khó khăn của cơ sở đào tạo mới, quyết tâm thực hiện thành công việc đào tạo luật uy tín, chất lượng. Bên cạnh đó, từng bước mở rộng quy mô tuyển sinh, đào tạo gắn liền với hoạt động tư pháp theo lộ trình đã xác định trong Đề án thành lập Trường, góp phần bổ sung nguồn cán bộ có trình độ trung cấp luật không chỉ cho các cơ quan tư pháp, cơ quan thi hành án dân sự mà còn cho các cơ quan khác ở khu vực các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Để đạt được mục đích nêu trên, nhà trường đã xác định nhiệm vụ cần phải thực hiện. Cụ thể:
Thứ nhất, phối hợp với các cơ quan tư pháp về mở rộng quy mô tuyển sinh, đào tạo
Quy mô đào tạo của các trường trung cấp luật tăng hàng năm theo chỉ tiêu tuyển sinh cho hệ trung cấp theo đề án của Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, hiện nay, các trường trung cấp luật chỉ có một bậc đào tạo là trung cấp và chỉ có một hình thức đào tạo đó là chính quy tập trung nên phần nào đó hạn chế việc mở rộng quy mô đào tạo của các trường trung cấp luật. Đồng thời, chỉ tiêu tuyển sinh tăng qua các năm nhưng thực tế nguồn tuyển sinh hệ trung cấp ngày càng “khan hiếm” nên việc mở rộng quy mô đào tạo ngày càng khó khăn. Do đó, nhà trường rất cần sự phối hợp với các Sở Tư pháp, các cơ quan tư pháp khác khảo sát, xác định nhu cầu nguồn nhân lực Ngành Tư pháp theo trình độ đào tạo để từng bước đáp ứng nhu cầu của xã hội. Phối hợp tổ chức đào tạo các lớp ngắn hạn về các kỹ năng chuyên đề trong lĩnh vực tư pháp, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ hòa giải viên, hộ tịch viên, chấp hành viên, chuyên viên, thư ký đối với các cơ quan tư pháp.
Thứ hai, cam kết phối hợp chặt chẽ và đảm bảo chất lượng đào tạo
Trường Trung cấp Luật Vị Thanh và các cơ quan tư pháp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang phối hợp biên soạn tài liệu, giáo trình cho các chương trình đào tạo theo quy định, đặc biệt là giáo trình các môn nghiệp vụ nhằm định hướng đúng quỹ đạo cho chuyên ngành (vì hiện nay, do chưa có giáo trình các môn nghiệp vụ dùng cho giảng dạy ở các trường trung cấp luật nên chưa có sự thống nhất về nội dung giảng dạy các môn nghiệp vụ); đảm bảo tính liên thông giữa ngành và bậc đào tạo; chương trình đào tạo cần có sự góp ý của nhà tuyển dụng (ở các cơ quan tư pháp cấp xã, phường, thị trấn,…); chương trình đào tạo được xây dựng theo hướng mở để có khả năng thực hiện các hình thức liên thông với các chương trình đào tạo khác trong và ngoài Trường; xây dựng và đưa vào giảng dạy kỹ năng mềm cho người học.
Bên cạnh đó, mới đây, tại Hội nghị sơ kết công tác 07 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 05 tháng cuối năm 2016 và Họp mặt kỷ niệm 06 năm thành lập Trường (19/8/2010 - 19/8/2016), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Tiến Châu đã ghi nhận và biểu dương những đóng góp tích cực của tập thể nhà trường trong những năm qua và đặt ra những yêu cầu về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác sắp tới đối với Trường: (i) Tập trung thực hiện tốt công tác tuyển sinh và nâng cao chất lượng đào tạo bằng cách đa dạng hình thức tuyển sinh, tập trung tuyển sinh trung cấp luật, tăng cường liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo uy tín trong vùng và cả nước, đảm bảo chuẩn đầu ra, góp phần bổ sung nguồn cán bộ có trình độ pháp luật không chỉ cho các cơ quan tư pháp, cơ quan thi hành án dân sự mà còn cho Phòng Pháp chế của các Sở, ban, ngành ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; (ii) Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của Trường đủ về số lượng, vững về chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc; (iii) Tiếp tục hoàn thiện các hạng mục công trình xây dựng Trường giai đoạn I, đầu tư xây dựng giai đoạn II, đảm bảo đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng bộ, hiện đại phục vụ hiệu quả hoạt động của Trường; (iv) Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của Bộ Tư pháp, các sở, ban, ngành hữu quan của tỉnh Hậu Giang để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác xây dựng cơ sở vật chất, tuyển sinh và đào tạo, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của Trường đã được Bộ Tư pháp và địa phương giao.
Mặc dù còn bề bộn những công việc cùng với nhiều thách thức đang còn phía trước, nhưng toàn thể cán bộ, viên chức Trường Trung cấp Luật Vị Thanh luôn phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, sáng tạo, nỗ lực vượt khó để hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ đã đề ra.
Kể từ khi đi vào hoạt động, đến nay, Trường Trung cấp Luật Vị Thanh đã và đang đào tạo, bồi dưỡng hơn 4.500 học sinh. Ngoài ra, Trường cũng đã tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo uy tín trong vùng và cả nước, đảm bảo chuẩn đầu ra, góp phần bổ sung nguồn cán bộ có trình độ pháp luật không chỉ cho các cơ quan tư pháp, cơ quan thi hành án dân sự mà còn cho Phòng Pháp chế của các sở, ban, ngành ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cho đến nay, Trường đã liên kết đào tạo các chức danh tư pháp (01 lớp nghiệp vụ luật sư với 98 học viên; 02 lớp nghiệp vụ công chứng với 88 học viên); liên kết đào tạo đại học luật (07 lớp với 296 sinh viên); liên kết với Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức lớp văn bằng 2 cử nhân kinh tế - chính trị với 72 học viên); bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn (02 lớp nghiệp vụ sư phạm với 81 học viên, 01 lớp nghiệp vụ kế toán trưởng với 47 học viên); bồi dưỡng kỹ năng chuyên ngành và kiến thức pháp luật kinh doanh trong lĩnh vực công chứng trên địa bàn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với 92 học viên; tổ chức kỳ thi tuyển công chức cho các cơ quan thi hành án dân sự ở các tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, An Giang, Cà Mau với 420 thí sinh tham dự…
Công tác tuyển sinh, đào tạo của Trường Trung cấp Luật Vị Thanh luôn gắn liền với hoạt động tư pháp. Hàng năm, nhà trường đều tổ chức ký kết chương trình phối hợp với các Sở, ban, ngành trong việc tăng cường thực hiện các công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân tỉnh Hậu Giang, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ cấp xã như: Phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang mở lớp “Dạy và học pháp luật” trên truyền hình cho 2.793 hòa giải viên trên địa bàn tỉnh Hậu Giang; tổ chức lớp tập huấn thừa phát lại cho Cục và các Chi Cục Thi hành án dân sự tỉnh Hậu Giang, tổ chức hội nghị triển khai Hiến pháp năm 2013 và Luật Đất đai năm 2013 cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức thuộc Trường và đại diện các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Tỉnh đoàn Hậu Giang thực hiện 27 đợt tư vấn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại các điểm trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trụ sở ấp. Đối tượng tham gia chủ yếu là học sinh, cán bộ đoàn, phụ nữ, thanh niên với tổng số người tham dự là khoảng 10.000 người.
Bên cạnh đó, qua gần sáu năm hoạt động, Trường đã trao 81 suất học bổng khuyến khích học tập (khoảng 113 triệu đồng), 12 suất học bổng dành cho học viên vượt khó học tập (06 triệu đồng), biểu dương 08 học viên có thành tích tốt trong hoạt động phong trào của Trường (khoảng 02 triệu đồng); xây dựng “Quỹ khuyến học” cho học viên vượt khó, học giỏi (khoảng 13 triệu đồng); quan tâm tìm đầu ra cho học viên, qua khảo sát học viên khóa 1, khóa 2 sau khi tốt nghiệp, 90% học viên là cán bộ, công chức phát huy tốt sở trường công tác tại đơn vị với việc ứng dụng kiến thức chuyên môn được đào tạo; 10% học viên tự do còn lại thì hầu hết đã tham gia công tác tại các văn phòng luật sư, văn phòng thừa phát lại, Ủy ban nhân dân cấp xã...
Trường Trung cấp Luật Vị Thanh là một trong năm cơ sở đào tạo trung cấp luật chính quy của Bộ Tư pháp, do đó, nhà trường luôn ý thức được trách nhiệm của mình để đáp ứng niềm tin của Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang và tính đúng đắn trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực pháp luật của Bộ, Ngành. Với sự mong mỏi được phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, tiếp tục xây dựng và phát triển Trường Trung cấp Luật Vị Thanh thành trường Đại học Luật của khu vực miền Tây Nam Bộ trên quê hương Hậu Giang, Trường hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan, ban, ngành của tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới. Đồng thời, Trường Trung cấp Luật Vị Thanh quyết tâm phát huy những kết quả đạt được, khắc phục khó khăn của cơ sở đào tạo mới, quyết tâm thực hiện thành công việc đào tạo luật uy tín, chất lượng. Bên cạnh đó, từng bước mở rộng quy mô tuyển sinh, đào tạo gắn liền với hoạt động tư pháp theo lộ trình đã xác định trong Đề án thành lập Trường, góp phần bổ sung nguồn cán bộ có trình độ trung cấp luật không chỉ cho các cơ quan tư pháp, cơ quan thi hành án dân sự mà còn cho các cơ quan khác ở khu vực các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Để đạt được mục đích nêu trên, nhà trường đã xác định nhiệm vụ cần phải thực hiện. Cụ thể:
Thứ nhất, phối hợp với các cơ quan tư pháp về mở rộng quy mô tuyển sinh, đào tạo
Quy mô đào tạo của các trường trung cấp luật tăng hàng năm theo chỉ tiêu tuyển sinh cho hệ trung cấp theo đề án của Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, hiện nay, các trường trung cấp luật chỉ có một bậc đào tạo là trung cấp và chỉ có một hình thức đào tạo đó là chính quy tập trung nên phần nào đó hạn chế việc mở rộng quy mô đào tạo của các trường trung cấp luật. Đồng thời, chỉ tiêu tuyển sinh tăng qua các năm nhưng thực tế nguồn tuyển sinh hệ trung cấp ngày càng “khan hiếm” nên việc mở rộng quy mô đào tạo ngày càng khó khăn. Do đó, nhà trường rất cần sự phối hợp với các Sở Tư pháp, các cơ quan tư pháp khác khảo sát, xác định nhu cầu nguồn nhân lực Ngành Tư pháp theo trình độ đào tạo để từng bước đáp ứng nhu cầu của xã hội. Phối hợp tổ chức đào tạo các lớp ngắn hạn về các kỹ năng chuyên đề trong lĩnh vực tư pháp, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ hòa giải viên, hộ tịch viên, chấp hành viên, chuyên viên, thư ký đối với các cơ quan tư pháp.
Thứ hai, cam kết phối hợp chặt chẽ và đảm bảo chất lượng đào tạo
Trường Trung cấp Luật Vị Thanh và các cơ quan tư pháp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang phối hợp biên soạn tài liệu, giáo trình cho các chương trình đào tạo theo quy định, đặc biệt là giáo trình các môn nghiệp vụ nhằm định hướng đúng quỹ đạo cho chuyên ngành (vì hiện nay, do chưa có giáo trình các môn nghiệp vụ dùng cho giảng dạy ở các trường trung cấp luật nên chưa có sự thống nhất về nội dung giảng dạy các môn nghiệp vụ); đảm bảo tính liên thông giữa ngành và bậc đào tạo; chương trình đào tạo cần có sự góp ý của nhà tuyển dụng (ở các cơ quan tư pháp cấp xã, phường, thị trấn,…); chương trình đào tạo được xây dựng theo hướng mở để có khả năng thực hiện các hình thức liên thông với các chương trình đào tạo khác trong và ngoài Trường; xây dựng và đưa vào giảng dạy kỹ năng mềm cho người học.
Bên cạnh đó, mới đây, tại Hội nghị sơ kết công tác 07 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 05 tháng cuối năm 2016 và Họp mặt kỷ niệm 06 năm thành lập Trường (19/8/2010 - 19/8/2016), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Tiến Châu đã ghi nhận và biểu dương những đóng góp tích cực của tập thể nhà trường trong những năm qua và đặt ra những yêu cầu về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác sắp tới đối với Trường: (i) Tập trung thực hiện tốt công tác tuyển sinh và nâng cao chất lượng đào tạo bằng cách đa dạng hình thức tuyển sinh, tập trung tuyển sinh trung cấp luật, tăng cường liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo uy tín trong vùng và cả nước, đảm bảo chuẩn đầu ra, góp phần bổ sung nguồn cán bộ có trình độ pháp luật không chỉ cho các cơ quan tư pháp, cơ quan thi hành án dân sự mà còn cho Phòng Pháp chế của các Sở, ban, ngành ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; (ii) Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của Trường đủ về số lượng, vững về chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc; (iii) Tiếp tục hoàn thiện các hạng mục công trình xây dựng Trường giai đoạn I, đầu tư xây dựng giai đoạn II, đảm bảo đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng bộ, hiện đại phục vụ hiệu quả hoạt động của Trường; (iv) Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của Bộ Tư pháp, các sở, ban, ngành hữu quan của tỉnh Hậu Giang để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác xây dựng cơ sở vật chất, tuyển sinh và đào tạo, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của Trường đã được Bộ Tư pháp và địa phương giao.
Mặc dù còn bề bộn những công việc cùng với nhiều thách thức đang còn phía trước, nhưng toàn thể cán bộ, viên chức Trường Trung cấp Luật Vị Thanh luôn phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, sáng tạo, nỗ lực vượt khó để hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ đã đề ra.
TS. Nguyễn Văn Phụng
ThS. Nguyễn Quỳnh Anh
Trường Trung cấp Luật Vị Thanh
ThS. Nguyễn Quỳnh Anh
Trường Trung cấp Luật Vị Thanh