Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc đổi mới hệ thống pháp luật của mình và một trong những mục tiêu của công cuộc cải cách pháp luật ở Việt Nam là xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch. Xây dựng một hệ thống pháp luật công khai, minh bạch dễ tiếp cận là một bộ phận quan trọng trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Bên cạnh đó, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã ký kết và tham gia nhiều hiệp định, thỏa thuận quốc tế mà trong đó có những cam kết liên quan đến việc minh bạch hóa hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, cho đến nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta vẫn chưa đạt được như kỳ vọng, số lượng văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực là rất lớn và có thể vẫn tiếp tục gia tăng; hệ thống văn bản nhiều cấp bậc hiệu lực; nhiều trường hợp khó xác định được giá trị hiệu lực, giá trị pháp lý của quy phạm; các quy định có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập còn nhiều dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc áp dụng pháp luật. Để khắc phục những khiếm khuyết của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta hiện nay cũng như để xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng các yêu cầu quản lý nhà nước, đồng thời tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn tới thì việc đẩy mạnh công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật là một tất yếu cũng như một nhu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay ở nước ta.
Sau hơn 30 năm đổi mới và đặc biệt là triển khai hiệu quả 02 nghị quyết của Bộ Chính trị (Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020), chúng ta đã có một hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ và đồng bộ trên hầu hết các lĩnh vực, cơ bản đáp ứng nhu cầu điều chỉnh các quan hệ kinh tế - xã hội, tạo cơ sở pháp lý cho quản lý nhà nước cũng như môi trường, hành lang pháp lý dẫn dắt, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) của nước ta vẫn còn những hạn chế như hệ thống pháp luật còn cồng kềnh, phức tạp; tồn tại tình trạng quy định có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập; tính cập nhật, chính xác về giá trị hiệu lực của văn bản trong một số trường hợp chưa cao. Hệ quả là hệ thống văn bản QPPL chưa thực sự bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch, dễ khai thác, dễ sử dụng, dẫn đến việc đưa pháp luật vào cuộc sống gặp nhiều khó khăn; người dân đôi lúc hoang mang trong việc áp dụng và thi hành pháp luật; gây tốn kém về chi phí tuân thủ pháp luật... Theo đó, việc triển khai và đẩy mạnh công tác pháp điển có thể nói là một trong những biện pháp hữu hiệu, một mặt để khắc phục tình trạng này, mặt khác để tác động ngược trở lại, đồng thời, gia tăng hiệu quả của quá trình hoàn thiện pháp luật trong giai đoạn hiện nay ở nước ta.
1. Các hình thức pháp điển trên thế giới
Trên thế giới, cơ bản có thể chia thành hai hình thức pháp điển chính, đó là pháp điển về nội dung và pháp điển về hình thức.
Pháp điển về nội dung (hay còn có thể được gọi theo các cách khác như pháp điển lập pháp, pháp điển truyền thống, pháp điển có tạo ra QPPL mới...) là việc xây dựng, soạn thảo một văn bản QPPL mới trên cơ sở rà soát, hệ thống hóa, tập hợp các quy định ở nhiều văn bản QPPL hiện hành vào một văn bản với sự sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh nội dung quy định để phù hợp với thực tiễn. Cách thức pháp điển này giống như hoạt động lập pháp thông thường. Sản phẩm thường là các bộ luật như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự; Bộ luật Lao động… Đây là cách pháp điển truyền thống mà bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, các nước đều hướng tới thực hiện vì những giá trị, lợi ích của nó đem lại. Trong lịch sử pháp điển phải kể đến những bộ luật nổi tiếng từ xa xưa cho đến ngày nay như Bộ luật Hammurabi (thế kỷ thứ XVIII trước Công nguyên), Luật 12 tấm bảng ở La Mã cổ đại (thế kỷ thứ V trước Công nguyên), Bộ luật Dân sự Pháp (1804), Bộ luật Hình sự của Ấn Độ (1986)… Việt Nam cũng có Bộ Hình thư thời nhà Lý (1010), Hình luật thời nhà Trần, Quốc triều Hình luật thời nhà Lê, Hoàng Việt luật lệ thời nhà Nguyễn và đến nay là các bộ luật như Bộ luật Lao động, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự… Với cách pháp điển này, cho đến nay, hầu hết các nước mới chỉ thực hiện được trong một số lĩnh vực cụ thể mà chưa thể thực hiện phổ biến trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Riêng đối với Mỹ, họ đã triển khai và thực hiện pháp điển về mặt nội dung nhưng với cách thức cải tiến hơn để thực hiện pháp điển toàn bộ các luật của liên bang (U.S. Code). Có thể nói, đây là Bộ pháp điển về mặt nội dung rất thành công. Bộ pháp điển này được chia thành 50 quyển (title) là 50 chủ đề khác nhau, được tổ chức một cách logic theo lĩnh vực lập pháp như: Nghị viện, Tổng thống, nông nghiệp, thuế quan, hải quan, giao thông, thương mại, nông nghiệp, giáo dục… Các quyển có thể lựa chọn cách chia thành các phụ quyển (subtitle), phần (part), phụ phần (subpart), chương (chapter), phụ chương (subchapter), mục (section), phụ mục (subsection), các đoạn (paragraph) và các điều (clause). Tuy nhiên, các quyển luôn là hình thức phân chia lớn nhất của Bộ pháp điển và mục là hình thức phân chia nhỏ nhất, các cấp độ trung gian được thay đổi tùy theo từng quyển. Bên cạnh Bộ pháp điển này, Mỹ còn có Bộ pháp điển về mặt hình thức đối với các quy định của cơ quan hành chính liên bang (C.F.R). Theo đó, các quy định pháp luật hiện hành được pháp điển, sắp xếp theo chủ đề gồm 50 quyển tương tự với Bộ pháp điển các luật của liên bang.
Pháp điển hình thức (còn được gọi là pháp điển không làm thay đổi nội dung văn bản) là cách thức tập hợp, sắp xếp các QPPL đang có hiệu lực tại nhiều văn bản khác nhau thành các bộ pháp điển theo từng chủ đề, với bố cục logic, phù hợp, có thể kèm theo những sửa đổi, điều chỉnh cần thiết nhằm làm cho các quy định này phù hợp với nhau. Việc sửa đổi, điều chỉnh trong quá trình pháp điển chỉ nhằm mục đích tạo nên sự hài hòa giữa các quy định, bảo đảm trật tự của Bộ pháp điển mà không nhằm tới mục đích tạo ra những chính sách pháp luật mới và các quy định pháp luật đang có hiệu lực được tôn trọng một cách tối đa. Pháp điển về mặt hình thức mới được phát triển từ đầu thế kỷ XX (trước đó, các nước chủ yếu thực hiện tập hợp hóa, hệ thống hóa). Trong giai đoạn này, trước sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội trên thế giới, dù là các nước theo trường phái luật thành văn hay án lệ thì tình trạng “lạm phát” văn bản là không thể tránh khỏi và ngày càng gia tăng. Hệ thống pháp luật với số lượng văn bản lớn, do nhiều cơ quan ban hành sẽ khó tránh khỏi tồn tại những quy định có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo nhau; các quy định về một lĩnh vực cụ thể nằm tản mát trong nhiều văn bản; nhiều văn bản quy định về những vấn đề có liên quan hoặc đan xen nhau... Trong nhiều trường hợp, chính cơ quan nhà nước còn lúng túng trong quản lý văn bản và đặc biệt là hiệu lực của các quy định trong mỗi văn bản; người dân đôi lúc hoang mang trong áp dụng và thi hành pháp luật… Việc pháp điển về mặt nội dung khó có thể kịp thời và khả thi trong việc giải quyết được một cách toàn diện các vấn đề gặp phải trong bối cảnh hệ thống pháp luật còn nhiều biến động, do đó, nhiều quốc gia nghiên cứu và lựa chọn thực hiện pháp điển về hình thức. Có thể nói, điển hình của việc pháp điển về mặt hình thức thành công là việc thực hiện pháp điển tại Cộng hòa Pháp. Tại Cộng hòa Pháp, pháp điển được hiểu là việc thống nhất các QPPL hiện hành trong một bố cục hoàn chỉnh hơn nhằm tăng tính rõ ràng, minh bạch của các quy định; tạo thuận lợi cho người tra cứu, tìm kiếm và áp dụng pháp luật. Cộng hòa Pháp coi việc thực hiện pháp điển là công việc mang tính kỹ thuật làm cho nội dung các chính sách pháp luật được thể hiện logic hơn, có hệ thống và dễ tiếp cận nhất dưới hình thức các bộ luật pháp điển. Bộ luật pháp điển ở Pháp sẽ là tập hợp tất cả các QPPL hiện hành ở một lĩnh vực nhất định, đang có hiệu lực tại thời điểm tiến hành pháp điển, bố cục lại theo trật tự logic và theo những khuôn mẫu nhất định để dễ dàng trong việc tra cứu, áp dụng. Như vậy, cách pháp điển này là pháp điển về mặt hình thức. Các hoạt động pháp điển ở Pháp nhằm mục đích: (i) Tạo ra một văn bản pháp luật duy nhất trong một lĩnh vực nhất định dưới hình thức một bộ luật (gọi là Bộ luật Pháp điển); (ii) Nhằm tập hợp các QPPL (thuộc cả phần luật và phần văn bản dưới luật) đang nằm phân tán, rải rác ở nhiều văn bản theo một trật tự lôgíc, tăng cường khả năng liên kết và tính gần gũi, dễ hiểu của văn bản pháp luật; (iii) Nhằm minh bạch hóa và bảo đảm tính cập nhật của các QPPL thông qua việc bãi bỏ những nội dung không rõ ràng, mâu thuẫn, không phù hợp với Hiến pháp và các thỏa thuận, cam kết quốc tế trong các QPPL hiện hành; (iv) Nhằm chỉ ra các khiếm khuyết trong hệ thống luật pháp và chuẩn bị đề xuất những cải cách cần thiết. Việc pháp điển được thực hiện theo từng lĩnh vực dựa trên nhu cầu tra cứu, sử dụng pháp luật của người dân, doanh nghiệp mà không thực hiện pháp điển cùng lúc cho toàn bộ hệ thống pháp luật. Đến nay, Cộng hòa Pháp đã xây dựng xong 76 Bộ luật Pháp điển, tương đương khoảng hơn 50% tổng số lượng văn bản của Nghị viện và Chính phủ. Còn khoảng gần 50% văn bản chưa được pháp điển thì vẫn được để rời rạc bên ngoài các Bộ luật Pháp điển. Một Bộ luật Pháp điển được chia thành nhiều quyển; một quyển được chia thành nhiều thiên; một thiên được chia thành nhiều chương[1]. Có thể hiểu quan điểm hiện tại của các nhà lập pháp của Cộng hòa Pháp là tách bạch giữa hoạt động làm luật và hoạt động pháp điển.
Đây là hai cách thức pháp điển phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, phụ thuộc vào thực trạng hệ thống văn bản QPPL hiện hành, sự phát triển của kinh tế - xã hội và sự quyết tâm chính trị của mỗi quốc gia thì việc lựa chọn cách thức và mức độ pháp điển là khác nhau. Ở Việt Nam, thời gian vừa qua, chúng ta song hành thực hiện pháp điển cả về nội dung lẫn hình thức. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra cũng như chưa khắc phục được những khiếm khuyết nêu trên của hệ thống pháp luật.
2. Thực trạng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và nhu cầu đẩy mạnh công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc đổi mới hệ thống pháp luật của mình. Một trong những mục tiêu của công cuộc cải cách pháp luật ở Việt Nam được xác định tại Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 là “xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch”. Để bảo đảm thực hiện mục tiêu này, trong thời gian vừa qua, nhiều phương pháp và kỹ thuật lập pháp mới đã được đưa vào áp dụng, đặc biệt, quy trình xây dựng văn bản QPPL được quy định rất chặt chẽ bằng một luật riêng (Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật), hạn chế ban hành các “luật khung” hay sử dụng kỹ thuật dùng một luật sửa đổi nhiều luật để bảo đảm sự đồng bộ của các quy định pháp luật, thực hiện hợp nhất các văn bản sửa đổi, bổ sung... Tuy nhiên, cho đến nay, hệ thống văn bản QPPL của nước ta vẫn chưa đạt được như kỳ vọng, số lượng văn bản QPPL đang còn hiệu lực là rất lớn và có thể vẫn tiếp tục gia tăng (tính đến ngày 31/5/2019, cả nước có 61.292 văn bản QPPL; trong đó có 8.748 văn bản QPPL do các cơ quan ở cấp trung ương ban hành và 52.544 văn bản QPPL do các cơ quan từ cấp tỉnh trở xuống ban hành[2]); hệ thống văn bản nhiều cấp bậc hiệu lực; nhiều trường hợp khó xác định được giá trị hiệu lực, giá trị pháp lý của quy phạm; các quy định có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập còn nhiều dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc áp dụng pháp luật. Điều này có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguyên tắc “ai cũng phải biết pháp luật” vì người dân không có điều kiện dễ dàng để tiếp cận và hiểu rõ những quy định pháp luật nào đang điều chỉnh các hành vi của họ.
Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị xác định mục tiêu “xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, góp phần đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”. Có thể thấy, Nghị quyết đã xác định rõ mục tiêu hoàn thiện hệ thống pháp luật nước ta bảo đảm đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch. Xây dựng một hệ thống pháp luật công khai, minh bạch dễ tiếp cận là một bộ phận quan trọng trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Đây là đòi hỏi cơ bản của việc thực hiện chủ trương dân chủ, theo đúng đường lối “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” của Đảng và Nhà nước ta. Bên cạnh đó, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã ký kết và tham gia nhiều hiệp định, thỏa thuận quốc tế mà trong đó có những cam kết liên quan đến việc minh bạch hóa hệ thống pháp luật. Chẳng hạn, Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và các cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam đều có những quy định về việc Việt Nam sẽ thực hiện việc công khai và minh bạch hóa hệ thống pháp luật. Riêng Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã dành cả Chương IV để quy định về các yêu cầu công khai, minh bạch hóa hệ thống pháp luật của hai bên.
Để khắc phục những khiếm khuyết của hệ thống văn bản QPPL của nước ta hiện nay cũng như để xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL đáp ứng các yêu cầu quản lý nhà nước, đồng thời, tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn tới thì việc đẩy mạnh công tác pháp điển hệ thống QPPL là một tất yếu cũng như một nhu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay ở nước ta.
3. Thực trạng và định hướng đẩy mạnh công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật ở Việt Nam
Xác định rõ mục tiêu xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL, trong giai đoạn vừa qua, chúng ta đã quan tâm thực hiện pháp điển hệ thống QPPL cả về nội dung lẫn hình thức, cụ thể là các bộ luật ra đời như Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Tố tụng hình sự... Về pháp điển hình thức, năm 2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, đặt nền móng thể chế cho công tác xây dựng Bộ pháp điển. Cho đến nay, công tác pháp điển cả về hình thức hay nội dung cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Để tiếp tục định hướng triển khai thực hiện công tác pháp điển trong thời gian tới, cần xác định, lựa chọn cách thức pháp điển bảo đảm phù hợp với thực trạng, tính chất cũng như xu hướng phát triển của hệ thống văn bản QPPL nước ta hiện nay. Ở góc độ nghiên cứu của mình, tác giả cho rằng, để xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL bảo đảm đơn giản, gọn nhẹ, thống nhất, đồng bộ là một công việc lâu dài, đặt trong bối cảnh đó, trong giai đoạn hiện nay và tương lai gần, việc pháp điển về mặt nội dung và mặt hình thức vẫn cần tiếp tục được triển khai song hành và cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Pháp điển về nội dung: Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc pháp điển về mặt nội dung trong việc hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL của nước ta, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chỉ đạo và giải pháp cụ thể, đặc biệt là Quốc hội thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật từ năm 1996 và nhiều lần được sửa đổi, bổ sung (gần đây nhất là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020). Theo đó, với chủ trương xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch thì việc xây dựng văn bản QPPL phải tuân theo một quy trình chặt chẽ như tổng kết thực tiễn, phác thảo chính sách, soạn thảo, góp ý, thẩm định, biểu quyết thông qua… Theo kết quả rà soát hệ thống văn bản QPPL do các cơ quan nhà nước ở cấp trung ương ban hành, hiện nay chúng ta có 06 bộ luật, 193 luật, 44 pháp lệnh, 1.163 nghị định, 866 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và hơn 6.000 thông tư. Trong đó, nhiều luật có phạm vi điều chỉnh hẹp như Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Dân quân tự vệ; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý nợ công… và tình trạng các nghị định, thông tư cũng tương tự và còn phổ biến hơn. Trong khi đó, có rất nhiều văn bản có nội dung liên quan đến nhau một cách biện chứng do cùng một cơ quan ban hành nếu được ban hành trong một văn bản sẽ bảo đảm tốt hơn tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch, dễ tra cứu. Việc xây dựng văn bản QPPL theo hướng xé nhỏ phạm vi điều chỉnh như vậy không chỉ làm gia tăng số lượng văn bản, mà còn làm giảm hiệu quả của các biện pháp nhằm bảo đảm, tăng cường tính minh bạch của hệ thống pháp luật, đi ngược lại với tinh thần pháp điển.
Có thể nói, hệ thống văn bản QPPL hiện nay của nước ta cơ bản hoàn thiện về mặt nội dung, các QPPL bảo đảm đầy đủ, toàn diện và tương đối ổn định. Tuy nhiên, việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung văn bản QPPL là tất yếu trong sự vận động và phát triển kinh tế - xã hội. Với hệ thống văn bản QPPL như vậy, trong thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục quan tâm thực hiện pháp điển về mặt nội dung trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL bảo đảm hệ thống văn bản QPPL đơn giản, thống nhất, đồng bộ. Việc này cần được thực hiện từng bước một cách kiên trì. Trong quá trình xây dựng văn bản QPPL mới hay sửa đổi, bổ sung văn bản cần quan tâm đến tinh thần pháp điển. Nghĩa là, một mặt, hạn chế việc ban hành các văn bản QPPL có phạm vi điều chỉnh hẹp, mặt khác, trong trường hợp khả thi, phù hợp, thực hiện tập hợp một số văn bản hiện hành để xây dựng, ban hành một văn bản mới với phạm vi điều chỉnh rộng hơn. Việc pháp điển này có thể thực hiện được đối với cả văn bản QPPL ở cấp trung ương và địa phương.
Pháp điển về hình thức: Điều 2 Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật quy định: Pháp điển là việc cơ quan nhà nước rà soát, tập hợp, sắp xếp các QPPL đang còn hiệu lực trong các văn bản QPPL do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành, trừ Hiến pháp, để xây dựng Bộ pháp điển. Như vậy, hoạt động pháp điển ở Việt Nam theo Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật là pháp điển về hình thức. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền tập hợp, sắp xếp đầy đủ các QPPL từ cấp thông tư trở lên đang còn hiệu lực vào Bộ pháp điển theo trật tự hợp lý và thường xuyên, kịp thời cập nhật QPPL mới vào Bộ pháp điển hoặc loại bỏ QPPL hết hiệu lực khỏi Bộ pháp điển mà chưa đặt ra việc sửa đổi, bổ sung các QPPL để thay thế hệ thống QPPL hiện hành. Tại Điều 7 Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật và Quyết định số 891/QĐ-TTg ngày 17/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục đã quy định Bộ pháp điển có cấu trúc gồm 45 chủ đề. Trong đó, mỗi chủ đề có một hoặc nhiều đề mục. Có tổng số 271 đề mục thuộc 45 chủ đề. Cho đến nay, Chính phủ đã thông qua 185 đề mục, Bộ Tư pháp đang đặt mục tiêu phối hợp với các bộ, ngành hoàn thành Bộ pháp điển vào cuối năm 2021.
Các QPPL trong Bộ pháp điển được sắp xếp theo trật tự bảo đảm tính logic, khoa học, dễ hiểu, dễ tra cứu. Tuy nhiên, Bộ pháp điển của nước ta mới chỉ đặt ra các kỹ thuật sắp xếp một cách cơ học, nguyên tắc và có phần cứng nhắc nên trong một số tình huống, việc tra cứu Bộ pháp điển trở nên phức tạp, khó khăn hơn so với phương pháp tra cứu các văn bản đơn hành. Có thể nói, cách thức pháp điển như hiện nay mới chỉ mang tính hệ thống hóa nâng cao nên chưa thể phát huy hết vai trò đúng nghĩa của công tác pháp điển về mặt hình thức. Do vậy, trong thời gian tới, sau khi Bộ pháp điển được hoàn thành và đưa vào sử dụng một cách chính thức, Bộ Tư pháp cần tiến hành khảo sát về thực trạng khai thác, sử dụng Bộ pháp điển, đồng thời nghiên cứu, đánh giá những hạn chế để đề xuất giải pháp nâng cao hơn chất lượng của Bộ pháp điển. Với tình trạng hệ thống văn bản QPPL của nước ta hiện nay đã dần hoàn thiện và có tính ổn định tương đối thì việc xây dựng Bộ pháp điển đối với hệ thống QPPL cấp trung ương về mặt hình thức ở cấp độ cao hơn, chất lượng hơn là việc có thể làm được và cần làm ngay. Với sự tương đồng về hệ thống văn bản QPPL với Cộng hòa Pháp thì việc chúng ta tham khảo, học hỏi mô hình và cách thức xây dựng Bộ pháp điển của Pháp là cần thiết để tiến tới xây dựng Bộ pháp điển đáp ứng được yêu cầu trong thời đại mới.
[1]. Bài phát biểu của ông Goulard, thẩm phán Tham Chính viện Cộng hòa Pháp, tại Hội thảo về thẩm định văn bản pháp luật, rà soát văn bản, hệ thống hóa và pháp điển hóa.
[2]. Báo cáo số 145/BC-BTP ngày 31/5/2019 của Bộ Tư pháp về Kết quả hệ thống hóa văn bản QPPL thống nhất trong cả nước kỳ 2014 - 2018.
Sau hơn 30 năm đổi mới và đặc biệt là triển khai hiệu quả 02 nghị quyết của Bộ Chính trị (Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020), chúng ta đã có một hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ và đồng bộ trên hầu hết các lĩnh vực, cơ bản đáp ứng nhu cầu điều chỉnh các quan hệ kinh tế - xã hội, tạo cơ sở pháp lý cho quản lý nhà nước cũng như môi trường, hành lang pháp lý dẫn dắt, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) của nước ta vẫn còn những hạn chế như hệ thống pháp luật còn cồng kềnh, phức tạp; tồn tại tình trạng quy định có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập; tính cập nhật, chính xác về giá trị hiệu lực của văn bản trong một số trường hợp chưa cao. Hệ quả là hệ thống văn bản QPPL chưa thực sự bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch, dễ khai thác, dễ sử dụng, dẫn đến việc đưa pháp luật vào cuộc sống gặp nhiều khó khăn; người dân đôi lúc hoang mang trong việc áp dụng và thi hành pháp luật; gây tốn kém về chi phí tuân thủ pháp luật... Theo đó, việc triển khai và đẩy mạnh công tác pháp điển có thể nói là một trong những biện pháp hữu hiệu, một mặt để khắc phục tình trạng này, mặt khác để tác động ngược trở lại, đồng thời, gia tăng hiệu quả của quá trình hoàn thiện pháp luật trong giai đoạn hiện nay ở nước ta.
1. Các hình thức pháp điển trên thế giới
Trên thế giới, cơ bản có thể chia thành hai hình thức pháp điển chính, đó là pháp điển về nội dung và pháp điển về hình thức.
Pháp điển về nội dung (hay còn có thể được gọi theo các cách khác như pháp điển lập pháp, pháp điển truyền thống, pháp điển có tạo ra QPPL mới...) là việc xây dựng, soạn thảo một văn bản QPPL mới trên cơ sở rà soát, hệ thống hóa, tập hợp các quy định ở nhiều văn bản QPPL hiện hành vào một văn bản với sự sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh nội dung quy định để phù hợp với thực tiễn. Cách thức pháp điển này giống như hoạt động lập pháp thông thường. Sản phẩm thường là các bộ luật như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự; Bộ luật Lao động… Đây là cách pháp điển truyền thống mà bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, các nước đều hướng tới thực hiện vì những giá trị, lợi ích của nó đem lại. Trong lịch sử pháp điển phải kể đến những bộ luật nổi tiếng từ xa xưa cho đến ngày nay như Bộ luật Hammurabi (thế kỷ thứ XVIII trước Công nguyên), Luật 12 tấm bảng ở La Mã cổ đại (thế kỷ thứ V trước Công nguyên), Bộ luật Dân sự Pháp (1804), Bộ luật Hình sự của Ấn Độ (1986)… Việt Nam cũng có Bộ Hình thư thời nhà Lý (1010), Hình luật thời nhà Trần, Quốc triều Hình luật thời nhà Lê, Hoàng Việt luật lệ thời nhà Nguyễn và đến nay là các bộ luật như Bộ luật Lao động, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự… Với cách pháp điển này, cho đến nay, hầu hết các nước mới chỉ thực hiện được trong một số lĩnh vực cụ thể mà chưa thể thực hiện phổ biến trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Riêng đối với Mỹ, họ đã triển khai và thực hiện pháp điển về mặt nội dung nhưng với cách thức cải tiến hơn để thực hiện pháp điển toàn bộ các luật của liên bang (U.S. Code). Có thể nói, đây là Bộ pháp điển về mặt nội dung rất thành công. Bộ pháp điển này được chia thành 50 quyển (title) là 50 chủ đề khác nhau, được tổ chức một cách logic theo lĩnh vực lập pháp như: Nghị viện, Tổng thống, nông nghiệp, thuế quan, hải quan, giao thông, thương mại, nông nghiệp, giáo dục… Các quyển có thể lựa chọn cách chia thành các phụ quyển (subtitle), phần (part), phụ phần (subpart), chương (chapter), phụ chương (subchapter), mục (section), phụ mục (subsection), các đoạn (paragraph) và các điều (clause). Tuy nhiên, các quyển luôn là hình thức phân chia lớn nhất của Bộ pháp điển và mục là hình thức phân chia nhỏ nhất, các cấp độ trung gian được thay đổi tùy theo từng quyển. Bên cạnh Bộ pháp điển này, Mỹ còn có Bộ pháp điển về mặt hình thức đối với các quy định của cơ quan hành chính liên bang (C.F.R). Theo đó, các quy định pháp luật hiện hành được pháp điển, sắp xếp theo chủ đề gồm 50 quyển tương tự với Bộ pháp điển các luật của liên bang.
Pháp điển hình thức (còn được gọi là pháp điển không làm thay đổi nội dung văn bản) là cách thức tập hợp, sắp xếp các QPPL đang có hiệu lực tại nhiều văn bản khác nhau thành các bộ pháp điển theo từng chủ đề, với bố cục logic, phù hợp, có thể kèm theo những sửa đổi, điều chỉnh cần thiết nhằm làm cho các quy định này phù hợp với nhau. Việc sửa đổi, điều chỉnh trong quá trình pháp điển chỉ nhằm mục đích tạo nên sự hài hòa giữa các quy định, bảo đảm trật tự của Bộ pháp điển mà không nhằm tới mục đích tạo ra những chính sách pháp luật mới và các quy định pháp luật đang có hiệu lực được tôn trọng một cách tối đa. Pháp điển về mặt hình thức mới được phát triển từ đầu thế kỷ XX (trước đó, các nước chủ yếu thực hiện tập hợp hóa, hệ thống hóa). Trong giai đoạn này, trước sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội trên thế giới, dù là các nước theo trường phái luật thành văn hay án lệ thì tình trạng “lạm phát” văn bản là không thể tránh khỏi và ngày càng gia tăng. Hệ thống pháp luật với số lượng văn bản lớn, do nhiều cơ quan ban hành sẽ khó tránh khỏi tồn tại những quy định có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo nhau; các quy định về một lĩnh vực cụ thể nằm tản mát trong nhiều văn bản; nhiều văn bản quy định về những vấn đề có liên quan hoặc đan xen nhau... Trong nhiều trường hợp, chính cơ quan nhà nước còn lúng túng trong quản lý văn bản và đặc biệt là hiệu lực của các quy định trong mỗi văn bản; người dân đôi lúc hoang mang trong áp dụng và thi hành pháp luật… Việc pháp điển về mặt nội dung khó có thể kịp thời và khả thi trong việc giải quyết được một cách toàn diện các vấn đề gặp phải trong bối cảnh hệ thống pháp luật còn nhiều biến động, do đó, nhiều quốc gia nghiên cứu và lựa chọn thực hiện pháp điển về hình thức. Có thể nói, điển hình của việc pháp điển về mặt hình thức thành công là việc thực hiện pháp điển tại Cộng hòa Pháp. Tại Cộng hòa Pháp, pháp điển được hiểu là việc thống nhất các QPPL hiện hành trong một bố cục hoàn chỉnh hơn nhằm tăng tính rõ ràng, minh bạch của các quy định; tạo thuận lợi cho người tra cứu, tìm kiếm và áp dụng pháp luật. Cộng hòa Pháp coi việc thực hiện pháp điển là công việc mang tính kỹ thuật làm cho nội dung các chính sách pháp luật được thể hiện logic hơn, có hệ thống và dễ tiếp cận nhất dưới hình thức các bộ luật pháp điển. Bộ luật pháp điển ở Pháp sẽ là tập hợp tất cả các QPPL hiện hành ở một lĩnh vực nhất định, đang có hiệu lực tại thời điểm tiến hành pháp điển, bố cục lại theo trật tự logic và theo những khuôn mẫu nhất định để dễ dàng trong việc tra cứu, áp dụng. Như vậy, cách pháp điển này là pháp điển về mặt hình thức. Các hoạt động pháp điển ở Pháp nhằm mục đích: (i) Tạo ra một văn bản pháp luật duy nhất trong một lĩnh vực nhất định dưới hình thức một bộ luật (gọi là Bộ luật Pháp điển); (ii) Nhằm tập hợp các QPPL (thuộc cả phần luật và phần văn bản dưới luật) đang nằm phân tán, rải rác ở nhiều văn bản theo một trật tự lôgíc, tăng cường khả năng liên kết và tính gần gũi, dễ hiểu của văn bản pháp luật; (iii) Nhằm minh bạch hóa và bảo đảm tính cập nhật của các QPPL thông qua việc bãi bỏ những nội dung không rõ ràng, mâu thuẫn, không phù hợp với Hiến pháp và các thỏa thuận, cam kết quốc tế trong các QPPL hiện hành; (iv) Nhằm chỉ ra các khiếm khuyết trong hệ thống luật pháp và chuẩn bị đề xuất những cải cách cần thiết. Việc pháp điển được thực hiện theo từng lĩnh vực dựa trên nhu cầu tra cứu, sử dụng pháp luật của người dân, doanh nghiệp mà không thực hiện pháp điển cùng lúc cho toàn bộ hệ thống pháp luật. Đến nay, Cộng hòa Pháp đã xây dựng xong 76 Bộ luật Pháp điển, tương đương khoảng hơn 50% tổng số lượng văn bản của Nghị viện và Chính phủ. Còn khoảng gần 50% văn bản chưa được pháp điển thì vẫn được để rời rạc bên ngoài các Bộ luật Pháp điển. Một Bộ luật Pháp điển được chia thành nhiều quyển; một quyển được chia thành nhiều thiên; một thiên được chia thành nhiều chương[1]. Có thể hiểu quan điểm hiện tại của các nhà lập pháp của Cộng hòa Pháp là tách bạch giữa hoạt động làm luật và hoạt động pháp điển.
Đây là hai cách thức pháp điển phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, phụ thuộc vào thực trạng hệ thống văn bản QPPL hiện hành, sự phát triển của kinh tế - xã hội và sự quyết tâm chính trị của mỗi quốc gia thì việc lựa chọn cách thức và mức độ pháp điển là khác nhau. Ở Việt Nam, thời gian vừa qua, chúng ta song hành thực hiện pháp điển cả về nội dung lẫn hình thức. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra cũng như chưa khắc phục được những khiếm khuyết nêu trên của hệ thống pháp luật.
2. Thực trạng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và nhu cầu đẩy mạnh công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc đổi mới hệ thống pháp luật của mình. Một trong những mục tiêu của công cuộc cải cách pháp luật ở Việt Nam được xác định tại Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 là “xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch”. Để bảo đảm thực hiện mục tiêu này, trong thời gian vừa qua, nhiều phương pháp và kỹ thuật lập pháp mới đã được đưa vào áp dụng, đặc biệt, quy trình xây dựng văn bản QPPL được quy định rất chặt chẽ bằng một luật riêng (Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật), hạn chế ban hành các “luật khung” hay sử dụng kỹ thuật dùng một luật sửa đổi nhiều luật để bảo đảm sự đồng bộ của các quy định pháp luật, thực hiện hợp nhất các văn bản sửa đổi, bổ sung... Tuy nhiên, cho đến nay, hệ thống văn bản QPPL của nước ta vẫn chưa đạt được như kỳ vọng, số lượng văn bản QPPL đang còn hiệu lực là rất lớn và có thể vẫn tiếp tục gia tăng (tính đến ngày 31/5/2019, cả nước có 61.292 văn bản QPPL; trong đó có 8.748 văn bản QPPL do các cơ quan ở cấp trung ương ban hành và 52.544 văn bản QPPL do các cơ quan từ cấp tỉnh trở xuống ban hành[2]); hệ thống văn bản nhiều cấp bậc hiệu lực; nhiều trường hợp khó xác định được giá trị hiệu lực, giá trị pháp lý của quy phạm; các quy định có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập còn nhiều dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc áp dụng pháp luật. Điều này có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguyên tắc “ai cũng phải biết pháp luật” vì người dân không có điều kiện dễ dàng để tiếp cận và hiểu rõ những quy định pháp luật nào đang điều chỉnh các hành vi của họ.
Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị xác định mục tiêu “xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, góp phần đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”. Có thể thấy, Nghị quyết đã xác định rõ mục tiêu hoàn thiện hệ thống pháp luật nước ta bảo đảm đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch. Xây dựng một hệ thống pháp luật công khai, minh bạch dễ tiếp cận là một bộ phận quan trọng trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Đây là đòi hỏi cơ bản của việc thực hiện chủ trương dân chủ, theo đúng đường lối “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” của Đảng và Nhà nước ta. Bên cạnh đó, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã ký kết và tham gia nhiều hiệp định, thỏa thuận quốc tế mà trong đó có những cam kết liên quan đến việc minh bạch hóa hệ thống pháp luật. Chẳng hạn, Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và các cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam đều có những quy định về việc Việt Nam sẽ thực hiện việc công khai và minh bạch hóa hệ thống pháp luật. Riêng Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã dành cả Chương IV để quy định về các yêu cầu công khai, minh bạch hóa hệ thống pháp luật của hai bên.
Để khắc phục những khiếm khuyết của hệ thống văn bản QPPL của nước ta hiện nay cũng như để xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL đáp ứng các yêu cầu quản lý nhà nước, đồng thời, tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn tới thì việc đẩy mạnh công tác pháp điển hệ thống QPPL là một tất yếu cũng như một nhu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay ở nước ta.
3. Thực trạng và định hướng đẩy mạnh công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật ở Việt Nam
Xác định rõ mục tiêu xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL, trong giai đoạn vừa qua, chúng ta đã quan tâm thực hiện pháp điển hệ thống QPPL cả về nội dung lẫn hình thức, cụ thể là các bộ luật ra đời như Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Tố tụng hình sự... Về pháp điển hình thức, năm 2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, đặt nền móng thể chế cho công tác xây dựng Bộ pháp điển. Cho đến nay, công tác pháp điển cả về hình thức hay nội dung cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Để tiếp tục định hướng triển khai thực hiện công tác pháp điển trong thời gian tới, cần xác định, lựa chọn cách thức pháp điển bảo đảm phù hợp với thực trạng, tính chất cũng như xu hướng phát triển của hệ thống văn bản QPPL nước ta hiện nay. Ở góc độ nghiên cứu của mình, tác giả cho rằng, để xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL bảo đảm đơn giản, gọn nhẹ, thống nhất, đồng bộ là một công việc lâu dài, đặt trong bối cảnh đó, trong giai đoạn hiện nay và tương lai gần, việc pháp điển về mặt nội dung và mặt hình thức vẫn cần tiếp tục được triển khai song hành và cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Pháp điển về nội dung: Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc pháp điển về mặt nội dung trong việc hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL của nước ta, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chỉ đạo và giải pháp cụ thể, đặc biệt là Quốc hội thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật từ năm 1996 và nhiều lần được sửa đổi, bổ sung (gần đây nhất là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020). Theo đó, với chủ trương xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch thì việc xây dựng văn bản QPPL phải tuân theo một quy trình chặt chẽ như tổng kết thực tiễn, phác thảo chính sách, soạn thảo, góp ý, thẩm định, biểu quyết thông qua… Theo kết quả rà soát hệ thống văn bản QPPL do các cơ quan nhà nước ở cấp trung ương ban hành, hiện nay chúng ta có 06 bộ luật, 193 luật, 44 pháp lệnh, 1.163 nghị định, 866 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và hơn 6.000 thông tư. Trong đó, nhiều luật có phạm vi điều chỉnh hẹp như Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Dân quân tự vệ; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý nợ công… và tình trạng các nghị định, thông tư cũng tương tự và còn phổ biến hơn. Trong khi đó, có rất nhiều văn bản có nội dung liên quan đến nhau một cách biện chứng do cùng một cơ quan ban hành nếu được ban hành trong một văn bản sẽ bảo đảm tốt hơn tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch, dễ tra cứu. Việc xây dựng văn bản QPPL theo hướng xé nhỏ phạm vi điều chỉnh như vậy không chỉ làm gia tăng số lượng văn bản, mà còn làm giảm hiệu quả của các biện pháp nhằm bảo đảm, tăng cường tính minh bạch của hệ thống pháp luật, đi ngược lại với tinh thần pháp điển.
Có thể nói, hệ thống văn bản QPPL hiện nay của nước ta cơ bản hoàn thiện về mặt nội dung, các QPPL bảo đảm đầy đủ, toàn diện và tương đối ổn định. Tuy nhiên, việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung văn bản QPPL là tất yếu trong sự vận động và phát triển kinh tế - xã hội. Với hệ thống văn bản QPPL như vậy, trong thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục quan tâm thực hiện pháp điển về mặt nội dung trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL bảo đảm hệ thống văn bản QPPL đơn giản, thống nhất, đồng bộ. Việc này cần được thực hiện từng bước một cách kiên trì. Trong quá trình xây dựng văn bản QPPL mới hay sửa đổi, bổ sung văn bản cần quan tâm đến tinh thần pháp điển. Nghĩa là, một mặt, hạn chế việc ban hành các văn bản QPPL có phạm vi điều chỉnh hẹp, mặt khác, trong trường hợp khả thi, phù hợp, thực hiện tập hợp một số văn bản hiện hành để xây dựng, ban hành một văn bản mới với phạm vi điều chỉnh rộng hơn. Việc pháp điển này có thể thực hiện được đối với cả văn bản QPPL ở cấp trung ương và địa phương.
Pháp điển về hình thức: Điều 2 Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật quy định: Pháp điển là việc cơ quan nhà nước rà soát, tập hợp, sắp xếp các QPPL đang còn hiệu lực trong các văn bản QPPL do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành, trừ Hiến pháp, để xây dựng Bộ pháp điển. Như vậy, hoạt động pháp điển ở Việt Nam theo Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật là pháp điển về hình thức. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền tập hợp, sắp xếp đầy đủ các QPPL từ cấp thông tư trở lên đang còn hiệu lực vào Bộ pháp điển theo trật tự hợp lý và thường xuyên, kịp thời cập nhật QPPL mới vào Bộ pháp điển hoặc loại bỏ QPPL hết hiệu lực khỏi Bộ pháp điển mà chưa đặt ra việc sửa đổi, bổ sung các QPPL để thay thế hệ thống QPPL hiện hành. Tại Điều 7 Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật và Quyết định số 891/QĐ-TTg ngày 17/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục đã quy định Bộ pháp điển có cấu trúc gồm 45 chủ đề. Trong đó, mỗi chủ đề có một hoặc nhiều đề mục. Có tổng số 271 đề mục thuộc 45 chủ đề. Cho đến nay, Chính phủ đã thông qua 185 đề mục, Bộ Tư pháp đang đặt mục tiêu phối hợp với các bộ, ngành hoàn thành Bộ pháp điển vào cuối năm 2021.
Các QPPL trong Bộ pháp điển được sắp xếp theo trật tự bảo đảm tính logic, khoa học, dễ hiểu, dễ tra cứu. Tuy nhiên, Bộ pháp điển của nước ta mới chỉ đặt ra các kỹ thuật sắp xếp một cách cơ học, nguyên tắc và có phần cứng nhắc nên trong một số tình huống, việc tra cứu Bộ pháp điển trở nên phức tạp, khó khăn hơn so với phương pháp tra cứu các văn bản đơn hành. Có thể nói, cách thức pháp điển như hiện nay mới chỉ mang tính hệ thống hóa nâng cao nên chưa thể phát huy hết vai trò đúng nghĩa của công tác pháp điển về mặt hình thức. Do vậy, trong thời gian tới, sau khi Bộ pháp điển được hoàn thành và đưa vào sử dụng một cách chính thức, Bộ Tư pháp cần tiến hành khảo sát về thực trạng khai thác, sử dụng Bộ pháp điển, đồng thời nghiên cứu, đánh giá những hạn chế để đề xuất giải pháp nâng cao hơn chất lượng của Bộ pháp điển. Với tình trạng hệ thống văn bản QPPL của nước ta hiện nay đã dần hoàn thiện và có tính ổn định tương đối thì việc xây dựng Bộ pháp điển đối với hệ thống QPPL cấp trung ương về mặt hình thức ở cấp độ cao hơn, chất lượng hơn là việc có thể làm được và cần làm ngay. Với sự tương đồng về hệ thống văn bản QPPL với Cộng hòa Pháp thì việc chúng ta tham khảo, học hỏi mô hình và cách thức xây dựng Bộ pháp điển của Pháp là cần thiết để tiến tới xây dựng Bộ pháp điển đáp ứng được yêu cầu trong thời đại mới.
TS. Đồng Ngọc Ba
ThS. Nguyễn Duy Thắng
Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
ThS. Nguyễn Duy Thắng
Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
[1]. Bài phát biểu của ông Goulard, thẩm phán Tham Chính viện Cộng hòa Pháp, tại Hội thảo về thẩm định văn bản pháp luật, rà soát văn bản, hệ thống hóa và pháp điển hóa.
[2]. Báo cáo số 145/BC-BTP ngày 31/5/2019 của Bộ Tư pháp về Kết quả hệ thống hóa văn bản QPPL thống nhất trong cả nước kỳ 2014 - 2018.