Tham dự Diễn đàn gồm có các chuyên gia, đại diện các tổ chức phi Chính phủ tại Việt Nam, đại diện của các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, đại diện các tổ chức xã hội nghề nghiệp...
Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh cho biết, trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã đặc biệt quan tâm triển khai nhiều công việc nhằm bảo đảm hiệu quả thi hành pháp luật của các văn bản luật khi được ban hành. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác tổ chức thi hành pháp luật của Việt Nam đến nay vẫn còn những hạn chế, vướng mắc cần khắc phục. Điều này có thể thấy qua việc tính khả thi của các văn bản quy phạm pháp luật còn hạn chế, nhiều đạo luật dù tư tưởng, tinh thần có tiến bộ nhưng chậm đi vào cuộc sống do thiếu các điều kiện bảo đảm (nhân lực, kinh phí, tổ chức bộ máy…); ý thức tuân thủ pháp luật của bộ phận cán bộ, công chức và các tổ chức, cá nhân vẫn còn chưa nghiêm túc, thống nhất, triệt để; thiếu cơ chế kiểm tra, theo dõi, đánh giá tác động kinh tế - xã hội của đạo luật sau khi đã có hiệu lực thi hành… Những hạn chế, khó khăn nói trên đặt ra những thách thức to lớn cho Chính phủ Việt Nam trong công tác tổ chức thi hành pháp luật.
Thứ trưởng cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 242/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn 2018-2022. Theo đó, các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cần được triển khai thực hiện nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật, hướng đến mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tăng cường hiệu lực và hiệu quả của hệ thống pháp luật; từng bước khắc phục được những hạn chế, bất cập hiện nay trong tổ chức thi hành pháp luật tạo tiền đề cho sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động tổ chức thi hành pháp luật.
Phát biểu tại Diễn đàn, Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Lê Trung Thành cho rằng, công tác tổ chức thi hành pháp luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với một quốc gia, nhất là các quốc gia xây dựng mô hình Nhà nước theo hướng Nhà nước pháp quyền. Đối với nước ta, chúng ta xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân cho nên cùng với việc xây dựng và ban hành pháp luật thì việc tổ chức thi hành pháp luật để pháp luật đi vào cuộc sống lại càng có ý nghĩa quan trọng, thể hiện trên các khía cạnh: Bảo đảm chủ trương, chính sách của Đảng được triển khai thực hiện trên thực tế; xử lý, đáp ứng được những yêu cầu mà đời sống xã hội đặt ra, bảo đảm hiệu quả điều chỉnh của pháp luật; bảo đảm kỷ cương, trật tự xã hội và tính pháp chế xã hội chủ nghĩa; nâng cao ý thức pháp luật của mọi người dân và cả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nêu cao tinh thần thượng tôn pháp luật.
Theo Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Lê Thị Kim Thanh, trong công tác tổ chức thi hành pháp luật Nhà nước giữ vai trò trung tâm, tuy nhiên, sự tham gia của các tổ chức xã hội cũng không kém phần quan trọng, có thể đóng góp vào nhiều công đoạn của công tác tổ chức thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước, do đó, cơ quan có thẩm quyền cần tạo điều kiện để các tổ chức xã hội tham gia nhiều hơn nữa vào công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
Quyền Phó Giám đốc USAID Việt Nam Jeremiah Carew cho rằng Việt Nam đã hết sức nỗ lực và đạt nhiều thành quả trong hoàn thiện pháp luật những năm gần đây, tuy nhiên thi hành pháp luật ở Việt Nam vẫn còn những hạn chế. Theo ông Jeremiah Carew, muốn thi hành pháp luật hiệu quả cần sự hợp tác tích cực giữa các cơ quan nhà nước và người dân, đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị, phát triển khả năng hợp tác và sự quan tâm đầu tư của Nhà nước cũng như phát huy công cụ kiểm tra, giám sát ở cả trung ương lẫn địa phương...
Tại Diễn đàn, các đại biểu đã chia sẻ, thảo luận về kết quả, hạn chế, khó khăn trong công tác tổ chức thi hành pháp luật. Trên cơ sở đó, các đại biểu đề xuất sáng kiến, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật của Việt Nam trong thời gian tới.
Ý kiến bạn đọc (0)
Các tin khác
Tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại Bộ Tư pháp
Ngày 09/01/2025, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị triển khai công tác thanh tra, phòng, chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2025 của Thanh tra Bộ Tư pháp. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì Hội nghị.
Xây dựng đội ngũ doanh nhân có đạo đức, văn hóa kinh doanh mang bản sắc dân tộc đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới
Ngày 09/01/2024, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh...
Cần có cơ chế thu hút đầu tư đặc biệt và hỗ trợ cho người yếu thế, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi tiếp cận với nước sạch
Ngày 09/01/2025, đồng chí Trần Tiến Dũng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì phiên họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chí Nguyễn Tường Văn, Thứ trưởng Bộ Xây dựng đồng chủ trì phiên họp.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đối với các hoạt động của Văn phòng Bộ và Vụ Tổ chức cán bộ
Ngày 08/01/2025, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của Văn phòng Bộ và Vụ Tổ chức cán bộ. Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh đồng chủ trì Hội nghị.
Phát huy vị trí, vai trò của Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp trong việc tiếp nhận các hỗ trợ về pháp lý cho doanh nghiệp
Ngày 07/01/2025, Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 -...