Tham dự Diễn đàn, có đại diện Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Đoàn Khối các cơ quan Trung ương; đại diện Lãnh đạo Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; đại diện Ban Chấp hành Công đoàn Bộ Tư pháp; đại diện Ban Chấp hành Đoàn Bộ Tư pháp, các đoàn viên thuộc các Đoàn cơ sở, Chi đoàn thuộc Bộ Tư pháp cùng các đồng chí công chức, viên chức trực tiếp làm công tác pháp chế đến từ các ban, bộ, ngành trực thuộc Khối các cơ quan Trung ương. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp cũng tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh nhận định, tại Đoàn Bộ Tư pháp, một trong những đặc thù của thanh niên là tham gia sâu rộng vào các nhiệm vụ quản lý nhà nước mà Bộ được Chính phủ phân công thực hiện, trong đó có hoạt động quản lý nhà nước về công tác pháp điển. Theo Thứ trưởng, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta tương đối đồ sộ (có khoảng gần 09 nghìn văn bản ở trung ương và hơn 50 nghìn văn bản ở địa phương), việc tiếp cận, tra cứu, tìm kiếm các quy định không phải lúc nào cũng thuận lợi, dễ dàng. Nhằm hướng đến sự logic, khoa học, thuận tiện khi đánh giá từ góc độ tra cứu văn bản quy phạm pháp luật, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về công tác pháp điển, Bộ Tư pháp đã chủ động, tích cực phối hợp với các bộ, ngành đẩy mạnh tổ chức triển khai xây dựng Bộ Pháp điển bảo đảm chất lượng, hiệu quả và tiến độ. Vì vậy, Thứ trưởng mong muốn các đại biểu tham dự dành thời gian, trí tuệ, nghiêm túc học tập, nghiên cứu, chủ động trao đổi và tiếp thu các nội dung được truyền đạt tại diễn đàn. Đồng thời, cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên tích cực khai thác, sử dụng Bộ Pháp điển, vận dụng vào công tác chuyên môn của cơ quan, đơn vị; tích cực giới thiệu, lan tỏa Bộ Pháp điển đến đồng nghiệp để Bộ Pháp điển ngày càng đi vào cuộc sống, được xã hội đón nhận, khai thác và sử dụng, qua đó góp phần nâng cao ý thức, tinh thần thượng tôn pháp luật, định hướng hành vi chuẩn pháp luật cho đoàn viên thanh niên.
Tại Diễn đàn, thông qua 02 tham luận của các đại diện Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp, các đoàn viên, thanh niên đã được tìm hiểu về công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật và các tài liệu, ấn phẩm về Bộ Pháp điển, được hướng dẫn cách thức khai thác và sử dụng Bộ Pháp điển.
Theo đó, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật là việc cơ quan nhà nước rà soát, tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành, trừ Hiến pháp, để xây dựng Bộ Pháp điển. Hiện nay, Bộ Pháp điển có 45 chủ đề được đánh số thứ tự từ số 1 đến số 45. Mỗi Chủ đề có 1 hoặc nhiều đề mục (có 271 đề mục thuộc 45 chủ đề). Cho đến nay, các bộ, ngành đã hoàn thành và trình Chính phủ thông qua kết quả pháp điển 252/271 đề mục, đạt tỷ lệ 93% khối lượng Bộ Pháp điển; các đề mục còn lại đang được các bộ, ngành khẩn trương thực hiện, dự kiến hoàn thành trong năm 2022. Kết quả pháp điển đã được Chính phủ thông qua được đăng tại Mục Bộ Pháp điển trên Cổng thông tin điện tử pháp điển (phapdien.moj.gov.vn).
Qua việc pháp điển 252/271 đề mục, Bộ Tư pháp đã cùng với các bộ, ngành rà soát, làm “sạch” được gần 08 nghìn văn bản trên tổng số khoảng gần 09 nghìn văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, góp phần nâng cao tính thống nhất, đồng bộ, tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật cũng như giúp các cá nhân, tổ chức dễ dàng, thuận tiện trong tra cứu, tìm kiếm các quy định pháp luật đang còn hiệu lực.
Việc xây dựng Bộ Pháp điển của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là việc của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền do đó cần thực hiện theo những nguyên tắc nhất định để bảo đảm tính thống nhất, đầy đủ, chính xác. Theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật năm 2012, việc thực hiện pháp điển phải tuân thủ 04 nguyên tắc sau: (i) Không làm thay đổi nội dung của quy phạm pháp luật được pháp điển; (ii) Theo thứ bậc hiệu lực pháp lý của quy phạm pháp luật từ cao xuống thấp: (iii) Cập nhật quy phạm pháp luật mới được ban hành vào Bộ Pháp điển và loại bỏ quy phạm pháp luật hết hiệu lực khỏi Bộ Pháp điển; (iv) Tuân thủ thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện pháp điển.
Cũng tại Diễn đàn, các đại biểu tham dự đã trao đổi, thảo luận sôi nổi nhằm làm rõ hơn ưu điểm, lợi ích của Bộ Pháp điển, đồng thời tích cực tham gia các mini game của Ban Tổ chức xoay quanh hiểu biết về Bộ Pháp điển trên nền tảng ứng dụng Quizizz.com và nhận được những món quà giá trị, thiết thực.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh nhận định, tại Đoàn Bộ Tư pháp, một trong những đặc thù của thanh niên là tham gia sâu rộng vào các nhiệm vụ quản lý nhà nước mà Bộ được Chính phủ phân công thực hiện, trong đó có hoạt động quản lý nhà nước về công tác pháp điển. Theo Thứ trưởng, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta tương đối đồ sộ (có khoảng gần 09 nghìn văn bản ở trung ương và hơn 50 nghìn văn bản ở địa phương), việc tiếp cận, tra cứu, tìm kiếm các quy định không phải lúc nào cũng thuận lợi, dễ dàng. Nhằm hướng đến sự logic, khoa học, thuận tiện khi đánh giá từ góc độ tra cứu văn bản quy phạm pháp luật, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về công tác pháp điển, Bộ Tư pháp đã chủ động, tích cực phối hợp với các bộ, ngành đẩy mạnh tổ chức triển khai xây dựng Bộ Pháp điển bảo đảm chất lượng, hiệu quả và tiến độ. Vì vậy, Thứ trưởng mong muốn các đại biểu tham dự dành thời gian, trí tuệ, nghiêm túc học tập, nghiên cứu, chủ động trao đổi và tiếp thu các nội dung được truyền đạt tại diễn đàn. Đồng thời, cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên tích cực khai thác, sử dụng Bộ Pháp điển, vận dụng vào công tác chuyên môn của cơ quan, đơn vị; tích cực giới thiệu, lan tỏa Bộ Pháp điển đến đồng nghiệp để Bộ Pháp điển ngày càng đi vào cuộc sống, được xã hội đón nhận, khai thác và sử dụng, qua đó góp phần nâng cao ý thức, tinh thần thượng tôn pháp luật, định hướng hành vi chuẩn pháp luật cho đoàn viên thanh niên.
Tại Diễn đàn, thông qua 02 tham luận của các đại diện Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp, các đoàn viên, thanh niên đã được tìm hiểu về công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật và các tài liệu, ấn phẩm về Bộ Pháp điển, được hướng dẫn cách thức khai thác và sử dụng Bộ Pháp điển.
Theo đó, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật là việc cơ quan nhà nước rà soát, tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành, trừ Hiến pháp, để xây dựng Bộ Pháp điển. Hiện nay, Bộ Pháp điển có 45 chủ đề được đánh số thứ tự từ số 1 đến số 45. Mỗi Chủ đề có 1 hoặc nhiều đề mục (có 271 đề mục thuộc 45 chủ đề). Cho đến nay, các bộ, ngành đã hoàn thành và trình Chính phủ thông qua kết quả pháp điển 252/271 đề mục, đạt tỷ lệ 93% khối lượng Bộ Pháp điển; các đề mục còn lại đang được các bộ, ngành khẩn trương thực hiện, dự kiến hoàn thành trong năm 2022. Kết quả pháp điển đã được Chính phủ thông qua được đăng tại Mục Bộ Pháp điển trên Cổng thông tin điện tử pháp điển (phapdien.moj.gov.vn).
Qua việc pháp điển 252/271 đề mục, Bộ Tư pháp đã cùng với các bộ, ngành rà soát, làm “sạch” được gần 08 nghìn văn bản trên tổng số khoảng gần 09 nghìn văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, góp phần nâng cao tính thống nhất, đồng bộ, tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật cũng như giúp các cá nhân, tổ chức dễ dàng, thuận tiện trong tra cứu, tìm kiếm các quy định pháp luật đang còn hiệu lực.
Việc xây dựng Bộ Pháp điển của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là việc của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền do đó cần thực hiện theo những nguyên tắc nhất định để bảo đảm tính thống nhất, đầy đủ, chính xác. Theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật năm 2012, việc thực hiện pháp điển phải tuân thủ 04 nguyên tắc sau: (i) Không làm thay đổi nội dung của quy phạm pháp luật được pháp điển; (ii) Theo thứ bậc hiệu lực pháp lý của quy phạm pháp luật từ cao xuống thấp: (iii) Cập nhật quy phạm pháp luật mới được ban hành vào Bộ Pháp điển và loại bỏ quy phạm pháp luật hết hiệu lực khỏi Bộ Pháp điển; (iv) Tuân thủ thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện pháp điển.
Cũng tại Diễn đàn, các đại biểu tham dự đã trao đổi, thảo luận sôi nổi nhằm làm rõ hơn ưu điểm, lợi ích của Bộ Pháp điển, đồng thời tích cực tham gia các mini game của Ban Tổ chức xoay quanh hiểu biết về Bộ Pháp điển trên nền tảng ứng dụng Quizizz.com và nhận được những món quà giá trị, thiết thực.
Minh Minh